Xin nói về các cặp hôn nhân ly dị.

Ngày nay, vấn nạn ly dị đã trở nên thông thường, không còn ai bận tâm đến nhiều, nhưng sự thật đau thương vẫn phải nhìn đến.
Về mặt Công-giáo, thì từ sau Công-đồng Vatican II, Giáo-hội đã cho phép lập các tòa án hôn phối để giúp hóa giải những cặp hôn phối chưa thành để họ có thể tái lập gia đình, nhưng rồi vì thủ tục rườm rà và chờ đợi lâu, nên không còn ai nộp đơn nữa; để tìm ra giải pháp thích ứng hơn, ĐGH Francis đã cho phép các cha giải tội được trực tiếp giải quyết riêng rẽ từng cặp.
Nhưng đáng tiếc là đã hai năm rồi không ai chuyển đến tai những người trong cuộc, tại sao vậy?
Từ ngày được nghe đến phép rộng của ĐGH, chúng tôi thường tiếp xúc với những người trong tình trạng đổ vỡ để loan tin, và một chuyện xảy ra cách đây mấy hôm, rất đáng suy nghĩ; xin kể lại đây:
Đối tượng là một người chồng, tôi hỏi: hôm trước anh có nói rằng gia đình anh tan vỡ mấy năm rồi, nhưng này tôi mới dám hỏi:
- Anh có gặp trở ngại trong việc sống đạo không?
- Có chứ, cháu vẫn nghe Cha giảng, và cháu biết là cháu đang phạm tội rất nặng và không thể nào tha thứ được.
- Tôi nói, câu nói vừa rồi và giọng nghẹn ngào của anh là lời rất thành thực, tự đáy long; anh nói với tôi nhưng Chúa cũng đã nghe, và tôi tin rằng Chúa đã tha thứ cho anh rồi, hãy an tâm và đến tìm một Linh mục, trình bày với cha rằng con nghe nói ĐGH đã cho phép các cha giải tội được hóa giải những trường hợp ly dị, v.v. Để rồi anh sẽ được sống đạo bình yên như mọi người…

Chúng tôi đã đi tìm gặp nhiều người, nhưng chỉ có một hai người nói là có nghe đôi chút về phép tha của ĐGH: chỉ có vậy thôi sao? tại sao vậy.

Nhiều người vẫn còn giữ thái độ lên án gay gắt những cặp vợ chồng li dị… Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng lời thề nguyền ở lễ cưới rằng: Cưới nhau vì tình yêu; tự do; và thể trung thành v.v.

Thời gian vừa qua, chúng tôi vẫn liên lạc với một số Linh mục thân quen và đã nói về vấn đề này Chúng tôi thường xuyên xin các Ngài hãy dẫn thân để đi tìm những con chiên lạc này. Một vài Đấng đã lắng nghe với lòng tích cực, nhưng cũng một có một số nại ra những ý kiến tiêu cực, Ví dụ đây là một đề tài tế nhị không thể phổ biến rộng rãi trong nhà thờ v.v.
Tất nhiên rằng nếu có phổ biến trong nhà thờ thì các giới này cũng chẳng nghe được vì họ có đi lễ nữa đâu .
Vì là những Linh mục thân quen và lớp trẻ nên chúng tôi nói chuyện rất cởi mở và tôi đã thúc giục rằng các cha phải xông xáo hơn trong việc truyền giáo. Lời Chúa là một món hàng rất cao quý. Rao giảng lời Chúa cũng như đi rao bán hàng, Mà bán hàng thì phải học cách, phải biết nhẫn nại, và xông xáo. Đi tìm con chiên Lạc là một bổn phận


Khoảng năm ngoái ĐGH có nói vài lời về vấn đề này (mà tôi không nhớ rõ nguyên văn), Ngài gợi ý rằng những từ ngữ như cưới nhau trong tự do, hay đã tìm hiểu nhau hay những lời hứa trung thành thì vẫn chỉ đây trừu tượng.
Anh em tôi vẫn hay nói về những vấn đề này, ví dụ thế nào là trưởng thành? Không ai biết đến bao nhiêu tuổi mới đủ trưởng thành và đến mức nào là đủ trưởng thành hay là đủ suy xét kỹ lưỡng... Biết bao việc to lớn trong đời, ta làm rồi lại ngồi tiếc: chọn môn học cả 2-3 năm, sau lại thay đổi; mua căn nhà mình thích nhất, nhưng it lâu sau lại muốn bán; lập cơ nghiệp làm ăn, ít lâu sau lại thấy mình sai…

Trên đây là những quyết định thuộc lí trí mà còn như vậy huống chi quyết định hôn nhân thuộc về tình cảm chi phối lần áp thì còn được bao nhiêu tự do sáng suốt nữa.
Khi anh chị đắm đuối trong tình yêu thì dù có ai nói gì cũng gạt đi, đó là khi cả hai bên đều chỉ biết lấy lòng nhau bằng mọi cách kể cả che bớt những khuyết điểm của mình và khoe thêm những ưu điểm của mình; kể cả quà cáp chiều chuộng hai bên gia đình để gây cảm tình cha mẹ đôi bên. Những việc này đã che lấp sự tự do phán đoán, lựa chọn của cả hai bên (ai đã từng đọc các bài về điều tra hôn phối thì có thể hiểu việc này).
Vì vậy, về những lời thể hứa trong lễ hôn phối: Không có thể hiểu chắc chắn 100% là cả hai bên đã đủ trưởng thành và đủ hiểu biết và tự do.
Nhiều cặp vợ chồng trước khi ly dị, đã trải qua nhiều ngày tháng nhẫn nhịn, trải qua những cuộc hòa giải, nhưng cuối cùng vẫn phải đi đến đổ vỡ.

Bất hòa là chuyện thường tình trong cuộc sống, cả các bậc tu hành cũng đầy dãy bất hòa. Tạ nên thương cảm hơn là lên án.
Hãy tìm đến những cặp vợ chồng ly tán này, và cho họ biết về cách hóa giải của ĐGH, hãy mở lòng để mở lối thoát để họ có đường về với ơn cứu rỗi. Ngược lại thì ta có thể chính là kẻ đáng trách đó. Ta lên án họ thì chỉ thấy họ có “tội trống”, là tội mà ai cũng thấy được. Còn ta, có thể đầy các “tội kín” thi sao?

Chúa phán: hai không có tội thì ném đá trước đi và người quay lại nói với người đàn bà rằng: Ta không kết tội còn đâu, hãy về đi và đừng phạm tội nữa.
Trên thánh giá, Chúa xin Chúa Cha: Xin Cha tha tội cho chúng vì chúng lầm, chẳng biết việc chúng làm. Chẳng những xin tha thứ mà Chúa còn cố che đậy tội giết Chúa “vì chúng chẳng biết việc chúng làm”.

Nhìn vào cuộc sống xã hội hôm nay, ta thấy dường như là chung quanh ta đều là những kẻ xấu và tội lỗi và có cảm tưởng rằng không còn cách cứu chữa và mọi người sẽ phải phạt xuống hỏa ngục. Ta chỉ toàn là nghe những lời lên án chỉ chích phê bình. Vậy công cuộc cứu chuộc của Chúa là thất bại chăng! Chúa không cần xuống thế cũng có thể cứu chuộc loài người nhưng Chúa đã làm thế và đổ hết máu mình ra để cho ta biết tình yêu của Chúa bảo là dường nào. Toàn bộ bốn phúc âm, không hề thấy Chúa lên án phạt những kẻ tội lỗi xấu xa, mà chỉ thấy chúa thương yêu và cứu chữa.
Chị thấy người lên án người và người loại bỏ người mà thôi
Chúa chỉ cần ta một điều duy nhất nhỏ nhất đó là quay mặt về Chúa và ngước mắt nhìn vào đôi mắt thương yêu của Chúa và như thế là đủ.
Chúa nói: không người mẹ nào không biết thương con, nhưng nếu có người mẹ nào không thương con thì ta cũng vẫn thương con.
Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng thấy cái bụi trong con mắt người khác.
Tha//t không thể tưởng tượng được rằng: Là cha mẹ mà có thể đuổi con cái mình ra khỏi nhà.
----------------------------------------------
Phụ đề nhỏ: Chúng con xin gởi ý lên với các Cha rằng: Đối với giới trẻ ngày nay, một số đông đã phạm đến các lỗi lầm liên hệ đến tình dục mà họ không hiểu rằng đôi khi không có tội. Ví dụ văn tắt rằng: ở tuổi dậy thì, chuyện xảy ra khi đêm nằm mơ, chưa hoàn toàn tỉnh ngủ, hoặc những lúc thức mà bị quá căng thẳng vì ham muốn... (Giáo lý số 2352).
Chúng con nghĩ rằng những vấn nạn này, nếu có thể được giải tỏa trong tòa giải tội, thì sẽ cất gánh nặng cho một số đông người.

Nguyễn Thất-Khê.