Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: NGÔI NHÀ CỦA THÁNH PHÊRÔ TẠI CA-PHÁC-NA-UM

  1. #1
    prnguyenhoang
    Khách viếng
    prnguyenhoang's Avatar

    Default NGÔI NHÀ CỦA THÁNH PHÊRÔ TẠI CA-PHÁC-NA-UM

    Thị trấn Ca-phác-na-um trở nên nổi tiếng nhờ được Chúa Giêsu chọn làm tâm điểm cho các hoạt động của Người tại miền Galilê, đồng thời được các sách Tin Mừng quy chiếu nhiều sự việc diễn ra tại đó. Khi rời bỏ Na-da-rét, Chúa chọn Ca-phác-na-um làm thị trấn quê hương của Người (Mt 4, 12- 17; 9, 1). Tại đây Chúa đã nộp thuế cho chính Người và cho Phêrô (Mt 17, 24- 27). Người đã gọi bốn môn đệ đầu tiên (Mt 4, 18- 22; 9, 9- 13). Người chữa lành một người bị qủy ám (Mc 1, 21- 28), chữa nhạc mẫu của Phêrô (Mt 8, 14- 15), chữa một người bị bại liệt (Mt 9, 2- 8) và chữa đầy tớ của viên bách quản ( Mt 8, 5- 13). Nhiều lần Người giảng dạy trong các hội đường tại Ca-phác-na-um và cũng tại đây Người tuyên bố chính Người là “bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6, 26- 59). Đoạn nói về con gái ông Gia-ia, người phụ nữ bị băng huyết (Mc 5, 21- 43) và người bị bại tay (Mc 3, 1- 6) có lẽ đã xảy ra tại Ca-phác-na-um. Tin Mừng Gioan cũng nói đến thân mẫu Chúa Giêsu ở lại Ca-phác-na-um (Ga 2, 12).

    Các sách Tin Mừng đưa ra cho chúng ta một hình ảnh rõ nét về hoạt động của Chúa Giêsu tại Ca-phác-na-um, những điều Người đã làm trên bờ hồ, và đặc biệt trong hội đường cũng như trong ngôi nhà của “Phêrô và An-rê” (Mc 1, 29). Ngôi nhà này không phải chỉ là nơi Chúa Giêsu sống, mà còn là một “ngôi nhà để đào tạo” các môn đệ. Thật là một hình ảnh tuyệt đẹp và sống động về Giáo Hội! Tin Mừng Mac-cô còn rọi sáng vào ngôi nhà của Phêrô trong mầu nhiệm Giáo Hội. Sau khi công bố các dụ ngôn và những giáo huấn cho công chúng gần Tabgha, một nơi để “dạy dỗ chung”, Chúa Giêsu lại trở về ngôi nhà của Phêrô để ban lời “giáo huấn riêng”: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn” (Mc 4, 11).

    Những di tích còn lại từ Ngôi Nhà của Thánh Phêrô

    Những bức tường của chính ngôi nhà này đã phân cách những người ở bên ngoài với những người ở bên trong, là những người được ngồi dưới chân Chúa mà nghe giảng. Đặc biệt những bức tường của gian chính trong ngôi nhà, sau đó được thế hệ Kitô hữu tiên khởi tôn kính và cách li nó khỏi sinh hoạt thường ngày của gia đình Phêrô để làm thành một nhà thờ, một nơi gặp gỡ để loan báo Tin Mừng, để cầu nguyện, và cử hành những nghi thức của Giáo Hội. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Tiếp theo Tin Mừng Mac-cô ở chương ba, chúng ta chứng kiến sự hình thành Giáo Hội nguyên thủy. Thân nhân của Chúa đến từ Na-da-rét là mẹ và các anh em bà con của Người. Những người khác đến để lắng nghe Người tụ họp trong gian chính, còn phía ngoài sân thì thân nhân đang cố tìm cách gặp Chúa. Chúa nhìn vào những người đang nghe rồi nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi”. (Mc 3, 31- 35). Những người khách trong ngôi nhà của Phêrô đã trở nên một thành phần trong gia đình của ngài và trở thành thành viên của một gia đình mới thuộc về Thiên Chúa Cha.

    Khi những khai quật tại Ca-phác-na-um bắt đầu từ năm 1968, tại nơi gọi là “insula” (hòn đảo) số một, nơi được gọi là “thiêng thánh” vì theo tương truyền đó là nơi toạ lạc ngôi nhà của Thánh Phêrô, thì những di chỉ của một ngôi đền thờ thuộc thế kỉ thứ năm được phát hiện vào năm 1921 đã lộ rõ hình thù là một ngôi nhà có tám góc. Cẩn thận bốc dỡ phần nền có gắn đá tranh để khai quật toàn bộ khu vực, toán các nhà khảo cổ đã xác định ba lớp địa tầng chính cùng nhiều vỉa phụ khác, những tầng trung gian chỉ rõ từng thời kì cư trú: tầng thứ nhất là các căn nhà được xây dựng trong khoảng thế kỉ thứ hai B.C., được sử dụng tới thế kỉ thứ bốn A.D.; tầng thứ hai là “ngôi nhà dùng làm nhà thờ” (Domus-ecclesia) với cách sắp đặt dùng cho việc phượng tự; tầng thứ ba mang hình thức một ngôi nhà thờ tám cạnh thuộc thế kỉ thứ năm A.D. Nhà của Phêrô ở gần bờ biển, vươn ra mạn đông sát cạnh một con đường chính (cardo maximus) dẫn vào trong làng. Nó được xây giống như các nhà khác- gồm các phòng nhỏ với mái kết hợp với nhau thành sân rộng. Các nhà khảo cổ đã tập chú đặc biệt vào ngôi nhà này. Họ khám phá thấy các tầng bậc xác định từng thời kì cư trú, khởi từ giai đoạn hậu Hi Lạp. Từ hạ bán thế kỉ thứ hai B.C. cho đến thượng bán thế kỉ thứ nhất A.D. các lớp mặt được chế tác bằng những lơp đất nện trộn với các chất liệu sành sứ từ vật dụng trong nhà (bình, lọ, vại, đèn). Trên phần thượng của những lớp cổ kính hơn, nhóm khảo cổ đã phát hiện những điều độc đáo. Trải rộng một khu vực khoảng 12 mét vuông dọc theo mạn đông bắc của căn phòng từng được tôn kính, đó là một cái nền có ít nhất sáu lớp vữa màu trắng. Cùng với khám phá này, họ thu thập các mảnh vữa có màu sắc khác nhau, chắc chắn đã được dùng để trang trí những bức tường của căn phòng. Đồng thời người ta ghi nhận sự vắng bóng hầu như tất cả các mảnh vụn của đồ sứ gia dụng. Cuối cùng, người ta nhận thấy rằng trong tất cả thành Ca-phác-na-um, nơi một phần lớn đã được khai quật, chỉ có căn phòng đó là có những lớp vữa trên tường và trên sàn. Tất cả những điều này dẫn đến kết luận rằng ngôi nhà của Phêrô gồm chứa một căn phòng được tôn kính, được tách riêng để dùng làm chỗ hội họp của cộng đoàn vào hạ bán thế kỉ thứ nhất A.D. Vào cuối thế kỉ thứ bốn A.D. đã có những thay đổi lớn trong việc tu sửa căn phòng nhưng không làm gián đoạn nơi từng được sinh hoạt liên tục cho đến thời điểm đó. Và rồi toàn bộ khu vực được gọi là “insula sacra” (hòn đảo thánh) đó được bao quanh bằng một bức tường chu vi 112,25 mét cách li khỏi phần còn lại của thị trấn. Có hai cổng, một hướng về phía tây bắc, một về phía tây nam để ra vào “insula”.Những thay đổi này kéo theo việc phá bỏ một vài căn nhà để quy vào một khu phòng chính cũng được chỉnh sửa. Một nền mới được gia cố, một mái mới được thông ra bên ngoài, không gian bên trong được chia làm hai phần bằng một mái vòm chạy xuyên theo hướng bắc-nam. Bức tường phía bắc được xây dựng lại trong khi ba bức còn lại vẫn giữ nguyên. Một phòng chính vuông cạnh được đăt vào mạn đông. Cách sắp đặt lại mới toàn bộ, nhất là cấu trúc bao gồm phòng chính phía đông và tâm điểm hướng về phía tây cùng với tường bao quanh tạo cho vị trí này đặc điểm của những ngôi nhà dành cho các mục đích phụng tự. Theo quan điểm thuần túy khảo cổ học, Domus-ecclesia này phải được coi như một khám phá quan trọng nhất.


    Liên quan đến việc chuyển đổi ngôi nhà của Phêrô thành Domus-ecclesia, thì một chứng tích được cho là của Egeria, một người hành hương nổi tiếng đi viếng Đất Thánh đã được truyền lại cho chúng ta. Bài viết được ghi vào cuối thế kỉ thứ bốn: “…Trong Ca-phác-na-um còn có gì hơn nữa, đó là ngôi nhà của hoàng tử các tông đồ (Phêrô) đã được cải biến thành đền thờ, nhưng vẫn còn giữ được các bức tường nguyên thuỷ…”. Những khai quật khảo cổ học chứng minh sự xác thực và sự đúng đắn cho điều mô tả trên. Những bức tường bằng vữa còn ghi lại rất nhiều hoạ tiết do các người hành hương để lại (bằng tiếng Hi Lạp, Aram, Syria và La tinh) dâng cầu nguyện “Lạy Chúa Giêsu Kitô” và với thánh Phêrô, hoặc không có yếu tố thẩm mĩ mà chỉ đơn giản ghi hình thánh giá. Tất cả chứng thực cách thức nơi này được các Kitô hữu đầu tiên thăm viếng và gìn giữ để tôn kính.

    Vào khoảng hạ bán thế kỉ thứ năm, khu vực “insula sacra” hoàn toàn bị phủ lấp bởi những nhà xây dựng Byzantin, nỗ lực tạo dựng một đền thờ theo hình tám góc. Thật đáng ghi nhận rằng những người này đã lưu giữ kí ức sống động về ngôi nhà của Phêrô để rồi xây dựng tâm điểm của đền thờ mới ở ngay chính căn phòng đã được tôn kính ngày trước. Một khách hành hương vô danh thành Piacenza đi qua Ca-phác-na-um năm 560- 570 viết về thay đổi sau cùng này như sau: “Và chúng tôi đến Ca-phác-na-um để thăm viếng ngôi nhà của Thánh Phêrô, mà bây giờ là một đại giáo đường.”

    Trong những thế kỉ tiếp theo, Ca-phác-na-um bị bỏ hoang và bị quên lãng đến nỗi có khi người ta không còn nhớ nó nằm ở nơi đâu. Nhưng rồi Ca-phác-na-um lại hồi sinh khi vào năm 1984, những thầy dòng Phanxicô thuộc hội Bảo Vệ Đất Thánh (Custodia Terrae Sanctae) đã trở lại nơi này. Một Nhà Tưởng Niệm được dựng lên để duy trì và bảo tồn những di tích thiêng liêng của một nơi mà Phêrô đã rộng mở ngôi nhà của mình để đón nhận Vị Thầy đến từ Na-da-rét. Nhà tưởng niệm ấy cũng dùng làm nơi cho các khách hành hương Kitô giáo thăm viếng Ca-phác-na-um được cử hành Bí Tích Thánh Thể tại chính Ngôi Nhà của Thánh Phêrô trong thành mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6, 41).

    Lm Giuse Ngô Quang Trung

  2. Có 5 người cám ơn prnguyenhoang vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com