Love Telling Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: MỘT BÀI CẢM NHẬN HAY VỀ THÁNH PHÊRÔ

  1. #1
    prnguyenhoang
    Khách viếng
    prnguyenhoang's Avatar

    Default MỘT BÀI CẢM NHẬN HAY VỀ THÁNH PHÊRÔ

    ĐÔI ĐIỀU TẢN MẠN…


    Chẳng bao giờ tôi dám mơ tưởng sẽ có một ngày mình được dâng lễ ngay tại ngôi mộ của thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi và cũng là thánh bổn mạng của tôi. Nhưng điều không dám mơ tưởng ấy đã thành hiện thực. Xúc động biết bao và cũng hạnh phúc dường nào ! Tuy nhiên phải thú thật rằng thánh lễ hôm đó tôi dâng không mấy sốt sắng bởi tôi cứ miên man nghĩ về con người và cuộc đời của thánh Phêrô…

    từ một con người đầy tự phụ …

    Quả thật Phêrô là một con người yếu đuối nhưng ông không chấp nhận rằng mình yếu đuối. Trái lại ông luôn cho mình là can đảm, là vững mạnh hơn người. Bằng chứng là khi Thầy Giêsu loan báo cho các đệ tử của mình về cuộc ra đi sắp tới, Phêrô đã hỏi : "Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy" ? (Ga. 13, 36) Và khi Thầy trả lời: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được, nhưng sau này anh sẽ đi theo", (Ga. 13, 36) Phêrô đã phản đối kịch liệt và mạnh mẽ thề bồi : "Thưa Thầy, sao con lại không thể đi theo Thầy ngay bây giờ được? Con sẽ thí mạng con vì Thầy" (Ga. 13, 38). Thánh Matthêu còn cho thấy khi Thầy khẳng định rằng tất cả các ông sẽ phản bội Thầy thì Phêrô đã hung hăng trả lời: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã." (Mt 26, 33) Thầy vẫn kiên nhẫn để nhắc nhở ông : "Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần». (Ga. 13, 38) Dẫu vậy Phêrô vẫn không thể nghĩ rằng mình hèn như vậy : "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." (Mt 26, 34) Nói theo ngôn ngữ giang hồ thì : « Đứa nào dám đụng đến Thầy, nó phải bước qua xác của con ». Mạnh miệng như thế nhưng chỉ sau đó ít phút, khi Thầy phải đối diện với cái chết cận kề thì các đệ tử, kể cả Phêrô vẫn ngủ say như chết đến nỗi ba lần Thầy đã phải đau buồn trách các ông : "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao» ? « Lúc này mà còn ngủ, còn nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi. Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới" ! (Mt. 26, 36-46). Cuối cùng thì thực tế đã mở mắt cho Phêrô để ông hiểu rằng ông không can đảm, không mạnh mẽ như ông tưởng. Thánh Matthêu ghi lại : « Lúc đó ông Phê-rô đang ngồi ngoài sân. Một người đầy tớ gái đến bên ông và nói: "Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì? " Ông liền chối trước mặt mọi người mà nói: "Tôi không biết cô nói gì! " Ông đi ra đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: "Bác này cũng đã ở với ông Giê-su người Na-da-rét đấy." Nhưng ông Phê-rô lại thề mà chối: "Tôi không biết người ấy." Một lát sau, những người đứng đó xích lại gần ông Phê-rô mà nói: "Đúng là bác cũng thuộc bọn họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay." Bấy giờ ông Phê-rô liền thề độc mà quả quyết rằng: "Tôi thề là không biết người ấy."(Mt 26, 69-74). Thế đấy ! Đâu rồi, một Phêrô dám « thí mạng vì Thầy » ? Đâu rồi, một Phêrô « dầu có phải chết vì Thầy con cũng không chối Thầy » ? Nhưng có ai bắt ông phải chết đâu cơ chứ ? Có ai tra tấn ông đâu ? Phải chi ông chối Thầy khi phải đối diện với đám binh lính hùng hổ lăm lăm vũ khí trong tay thì còn có thể hiểu được. Đàng này chỉ vài câu hỏi bâng quơ của mấy đứa tớ gái đã làm ông hết hồn, hết vía, đã làmông rụng rời chân tay đến độ quên mất lời thề và dứt khoát chối từ mọi mối liên hệ với Thầy và anh em. Đá tảng Phêrô đã nát vụn ra thành cát. Bẽ bàng quá ! Cay đắng quá ! Nhưng may mắn cho ông là ngay lúc ấy ông nghe thấy tiếng gà gáy và bắt gặp ánh mắt của Thầy. Ánh mắt thật buồn nhưng không hàm chứa sự oán trách. Dù ánh mắt nhân từ và đầy lòng xót thương của Thầy đã làm Phêrô tan nát cõi lòng nhưng ánh mắt ấy giúp ông hiểu rõ con người thật của ông, một con người hèn yếu hơn ông tưởng. Ông tưởng mình sẽ đứng vững nhưng ông đã rớt xuống đáy vực thẳm của sự phản bội. Ông tưởng lòng tin của ông nơi Thầy sẽ không bao giờ lay chuyển, nhưng giờ đây thì ông đã biết ông yếu đuối đến độ nào. Ông đã nhìn rõ mình. Ông đã nhìn thấy dung nhan dịu hiền của Đấng đã yêu mến ông và đang đi chịu chết vì ông. Ánh mắt ấy đã làm ông bật khóc, « khóc thảm thiết » (Lc 22, 62). Ông đã khóc như chưa bao giờ được khóc…

    …đến một con người khiêm tốn thẳm sâu…

    Chắc chắn sự phản bội đã tạo nên một mặc cảm tội lỗi đè nặng tâm tư của Phêrô. Thầy chết rồi làm sao tạ tội với Thầy ? Còn anh em nữa ? Biết ăn nói thế nào, thanh minh thế nào với anh em đây ? Mà nói gì bây giờ ? Thanh minh gì bây giờ ? Ai có thể tin lời của một kẻ phản bội trắng trợn như ông ? Thế là hết. Khôn ba năm, dại một giờ. Không thể cứu vãn được nữa rồi. Có khóc cả một đời cũng không thể rửa sạch được vết nhơ này… Nhưng không. Nếutrước đây Thầy đã đưa tay ra nắm lấy tay ông khi ông sắp chìm xuống biển cả vì yếu lòng tin (Mt 14, 31) thì hôm nay Thầy vẫn tiếp tục để cứu ông không bị nhận chìm bởi những mặc cảm tội lỗi. Thật vậy, sau khi sống lại Thầy đã đến tìm các ông. Không phải để hạch tội. Cũng không phải để trừng phạt nhưng để hàn gắn những đổ vỡ trong chính tâm hồn các ông. Người dọn bữa và mời các ông đến dùng. Bữa ăn là giờ phút con người gác lại tất cả mọi chuyện để cùng ngồi với nhau, không những chia sẻ của ăn thức uống với nhau, mà còn thông chia vui buồn và biểu lộ tình nghĩa yêu thương đối với nhau. Làm sao người ta có thể ngồi ăn chung khi trong lòng đang chất chứa những mối hận thù ? Ý nghĩa biết bao bữa ăn mà Thầy đã dọn ra để khoản đãi các đệ tử của mình dù trước đó tất cả đều phản bội Thầy ! Và chính trong bữa ăn thân tình này Thầy đã mở đường để Phêrô giũ bỏ mặc cảm tội lỗi đối với Thầy và anh em. Thầy hỏi Phêrô ba lần về lòng yêu mến đối với Thầy. Hỏi như thế không phải vì Thầy không biết rõ tấm lòng của Phêrô. Càng không phải là trách khéo Phêrô về chuyện ông đã chối Thầy ba lần. Trái lại, hơn ai hết Thầy hiểu rõ Phêrô yêu mến Thầy thật lòng. Nhưng còn các anh em khác ? Làm sao anh em có thể hiểu được lòng yêu mến chân thành của Phêrô để cảm thông cho ông ? Chính Thầy đã tạo cơ hội để Phêrô có thể giãi bày lòng mình và để anh em hiểu lòng thành của ông. Cho đến giây phút này Phêrô đã hoàn toàn ý thức về cái tôi của mình. Một cái tôi thật yếu hèn chứ không mạnh mẽ như ông nghĩ. Chính vì vậy ông không còn dám cậy dựa vào sức mình để trả lời rằng ông yêu mến Thầy nữa. Ông khiêm tốn nại đến sự thông hiểu của Thầy : « Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy". « Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." (Ga 21, 16-17) Một sự thay đổi hoàn toàn. Một bước ngoặt đúng 180°.

    và sự huyền nhiệm của tình yêu.

    Phải chăng chính do tình yêu và lòng khiêm tốn của Phêrô mà dù yếu hèn, dù sa ngã Thầy vẫn trao cho ông trọng trách chăn dắt đoàn chiên của Thầy (Ga 21, 16-17), vẫn đặt ông làm nền móng, làm cột trụ của Giáo Hội (Mt 16, 18)? Thật vậy, Thầy không sợ những người yếu hèn. Thầy có thể sử dụng bất cứ dụng cụ hèn kém nào cho chương trình của Thầy. Và Thầy không bao giờ lầm khi sử dụng những khí cụ tầm thường này. Sau khi trở lại Phêrô đã hăng say rao giảng tin mừng của lòng xót thương bất chấp muôn vàn khổ đau, bất chấp đòn vọt và ngục tù (Cv 5, 40). Phêrô đã chấp nhận để « dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi ông không muốn » (Ga. 21, 18). Cuối cùng Phêrô đã đón nhận cái chết như cái chết của Thầy. Phêrô đã chết, đã được an táng. Mộ phần của Người vẫn còn đây và tôi đang được dâng lễ ngay trước mộ phần của Người. Người đã chết nhưng Giáo Hội Đức Kitô mà Người được đặt làm nền móng vẫn trường tồn và sẽ trường tồn cho đến ngày tận thế.
    Suy nghĩ về thánh Phêrô tôi cũng nghĩ đến Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI. Trong những ngày này người ta bàn tán nhiều về Người. Người khen, kẻ chê. Người ủng hộ, kẻ chối từ. Người hy vọng, kẻ thất vọng… Nhưng điều đó có quan trọng gì đâu. Vì « Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại »(Ga 15, 16). Vâng, « chính Thầy » đã chọn Phêrô, một con người hèn yếu làm vị Giáo Hoàng đầu tiên để chăm lo cho đoàn chiên của Thầy. Qua giòng lịch sử « chính Thầy » vẫn tiếp tục chọn các vị chủ chăn cho đoàn chiên. Và hôm nay lại cũng « chính Thầy » trao phó đoàn chiên cho Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI chăn dắt. Nếu « chính Thầy» đã chọn thì có gì phải lo, phải sợ ?
    Thánh lễ kết thúc tôi thầm dâng một lời cầu xin cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha, cho những anh chị em đang cùng dâng lễ với mình trong hầm mộ này. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã nói với Thánh Phêrô : « Simon, Simon, Satan đã đòi sàng anh em như sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu xin cho anh, ngõ hầu lòng tin của anh khỏi bị tiêu diệt. Phần anh, một khi đã trở lại, anh hãy củng cố anh em của anh » (Lc 22, 31-32). Vâng, tôi nhờ Chúa Giêsu, Thầy của tôi cũng là Thầy của anh chị em tôi cầu xin cho chúng tôi như Người đã cầu xin cho Phêrô để lòng tin của chúng tôi không bị tiêu diệt, để lòng mến của chúng tôi không bao giờ khô cạn. Và nếu có những lần lạc lối như thánh Phêrô, chúng tôi biết khiêm tốn trở lại và củng cố niềm tin lẫn cho nhau.
    Paris, chiều Chúa Nhật … không buồn.
    Phêrô PHẠM MINH TÂM

  2. Có 6 người cám ơn prnguyenhoang vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com