Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 41 tới 49 trên 49

Chủ đề: Theresa Hài Đồng VN:TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CHẾT

  1. #1
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Arrow Theresa Hài Đồng VN:TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CHẾT

    Xin giới thiệu bản tự thuật rất tuyệt vời của Thầy Marcel Văn, một vị thánh đơn sơ lặng thầm chưa được tôn phong nhưng cuộc đời là cả một trường ca dạt dào yêu mến. Lòng yêu được vun trồng từ những năm tháng ấu thơ tận lúc còn bú mớm cứ cháy sáng cho khi từ biệt cõi gian trần.
    Xin Thầy giúp mỗi người chúng ta biết tận hiến cho TY Thiên Chúa như thầy, biết ngon lành tuyên bố như chị Thánh Théresa Hài Đồng: “TỪ KHI 3 TUỔI TÔI KHÔNG HỀ LÀM BUỒN LÒNG THIÊN CHÚA”

    lit sẽ post dần dần nha ACE.

    Tự thuật của thầy Marcel Văn

    Thầy Marcel Nguyễn Tân Văn, Dòng Chúa Cứu Thế, sinh ngày 15.03.1928 và qua đời ngày 10.07.1959 tại Việt Nam, đang là một "hiện tượng lạ" trong đời sống của người Công Giáo trẻ tại Âu Châu, cách riêng ở Pháp. Cuộc đời ngắn ngủi của Thầy Marcel Văn theo gương phó thác và tin tưởng của Chị Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu đã lôi cuốn nhiều người trẻ Công Giáo ở Châu Âu đang chới với giữa những bấp bênh của một xã hội tiêu thụ khám phá lại hình ảnh Thiên Chúa từ nhân luôn quan tâm chăm sóc đến con cái của Ngài. "Tự Thuật" của Thầy Marcel Văn được viết ra vào những năm 1945-1946 theo lời yêu cầu của Cha Giáo tập Antonio Boucher sau khi ngài đã sớm nhận ra nơi Thầy Văn một tấm gương sống đạo đức, nhiệt thành và phó thác.

    Một Cánh Hoa Rơi của Chị Thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu

    Lời Nói Ðầu:

    Cha đáng kính,

    Thoạt khi xem đến cái nhan đề của câu truyện, trong trí cha, con tưởng đã hình dung ra được tất cả một cuộc đời mong manh, tàn úa của cánh hoa bạc phận ấy rồi?

    Thưa cha vâng, cánh hoa ấy đã rơi; mà nay cha càng thấy nó có vẻ xinh lành tốt đẹp, là nhờ bởi sức sống của Tình yêu Chúa thông cho. Tuy nhiên nó đã bao lần cay đắng, đã bao phen chịu áp bức, đè nặng dưới những luồng gió phũ phàng. Song nó vẫn sống; và nay nó đã có thể đem thân phận mình ra để minh chứng lòng yêu thương vô cùng của Chúa.

    Vào Truyện Cuộc Ðời

    Sau bóng tre

    Ðã mang thân phận là một cánh hoa rơi, đời con tưởng không còn gì là êm tươi lắm nữa. Ðau thương là hình ảnh cả đời con. Vâng, thưa cha quả thế, đời con đau khổ sớm lắm và hầu hết là đau khổ.

    Nói thế, nhưng con chưa vội đem những khúc truyện buồn thảm của đời con ra mà tả. Vì như cha đã thấy, cánh hoa trước khi lìa đài rơi xuống, cũng đã hưởng được một thời xuân u ấp, một mùa hương thơm, đẹp.

    Ba giai đoạn cuộc đời

    Con xin chia cuộc đời trước khi vào dòng của con làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn ấy tương tợ như ba giai đoạn cuộc đời chị Thánh Têrêsa. Vả lại, theo kiểu nói đơn sơ, con muốn lấy chính truyện của chị thánh làm kiểu mẫu. Nên giả như trong câu truyện con có chỗ nào giống hệt, cha đừng cười và bảo con hái trộm. Nhưng đó thật là những chỗ gặp gỡ của hai tâm hồn. Hoa nào hương ấy; Têrêsa là bông hoa, con là một cánh hoa bởi bông hoa ấy, lẽ nào sai chệch được những mối tương đồng.

    Thầy Marcel Nguyễn Tân Văn, CSsR




  2. #41
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Gặp Người Quen


    Sự đau đớn trong tâm hồn đã làm cho con thành người ngớ ngẩn. Con đã khóc khi người ta cho con món ăn. Thế mà lại nhe răng cười khi người ta vừa bớp cho một cái chúi đầu.
    Tuy nhiên, gặp những trường hợp khó khăn, con vẫn tỏ ra tinh khôn, không hề bị lừa dối, lại còn biết đối phó một cách tinh nghịch.

    Hai lần con đã gặp người quen.
    Lần thứ nhất, hôm con còn ở giúp việc cho bác hàng phở. Con gặp một cậu sinh viên trường kẻ giảng cùng ở một nhà xứ với con.
    Vô tình, tối hôm ấy bác hàng phở đẩy xe hàng phở đến trước sân nhà thờ để bán, và tiện thể bác ta cho con đi đọc kinh, rồi ra giúp bác cho tiện.
    Khách khứa ăn mãi cho đến gần mười một giờ khuya mới vãn, hai chúng con định sửa soạn về. Thì đột nhiên, năm cậu công tử bột ở đầu phố tiến lại và đòi ăn.
    Vừa thấy họ con đã nhận ngay được ba anh đã quen biết con lắm. Nhưng chỉ có anh cùng ở một nhà xứ Hữu Bằng với con là gần gụi con hơn cả. Anh ta mới xa cách con chừng ba tháng.

    Thấy họ, và sợ họ biết, con định tìm cách tránh. Con nói bác chủ:
    - Thôi bác, khuya rồi còn gì, vả chúng mình đã thu dọn cả rồi.
    Nhưng thấy có mối, bác không chịu thôi, bác bảo con nhóm thêm lửa lên cho nóng nồi nước dùng, và dọn lại bát đĩa ra để làm cho các quan cậu một bữa "tầm bổ".

    Ðang lúc đợi ăn, họ cười nói như pháo rang. Nghe câu truyện con đủ hiểu họ vừa mới đi xem tuồng cải lương về. Thế mà luật kẻ giảng vẫn cấm họ đi chơi đêm.

    Từ nãy, con vẫn cắm cổ làm, không dám ngẩng lên, và cũng không nói một câu, chỉ sợ anh cậu cùng ở một nhà xứ nhận ra được thì nguy. Thỉnh thoảng bác chủ có căn dặn làm món nọ món kia, con chỉ gật đầu tỏ ý hiểu và làm một cách chớp nhoáng. Cũng may là chỗ xe đậu, cách cây cột đèn cũng khá xa, nên ánh điện lờ mờ không thể làm lộ hẳn nét mặt của từng người. Trong xe cũng có chiếc đèn dầu nam treo lủng lẳng mãi gần chóp. Nhưng con lại đứng khuất mặt sau những miếng thịt treo bên sườn xe. Thành thử con cũng có thể che đậy sự sợ hãi của con được đôi phần.

    Sau lúc đã dọn cho họ ăn, con đi hơi xa một tí và ngồi gõ nhịp chân bên lề đường. Bác chủ cũng đi quanh quẩn nói truyện chơi với mấy bạn hàng.


    Ðột nhiên, anh cậu cùng ở Hữu Bằng với con lên tiếng hỏi:
    - Anh bé nào kia coi như Văn ấy nhỉ?
    Con giật nẩy mình, nhưng còn tảng lờ như không biết.
    Ngay lúc ấy một anh ở Tử-nê, cháu Cha Cương hỏi lại:
    - Văn em Lê chứ gì?
    - Ừ, Lê Ngăm Giáo ấy mà.
    Anh này tục tĩu, chỉ nghĩ đến Lê thôi.
    - .Láo! tao trả lời cho lại còn.
    Họ hích vai nhau và cười một cách khoái trá. Nửa phút sau, anh Ðông lại hỏi:
    - Thật đấy mà, anh bé kia coi giống Văn quá đi. Này, Văn ngồi đấy có phải không?
    Con tảng lờ thưa vào việc khác:
    - Dạ, thưa cậu muốn gì ạ?
    - Anh có phải là Văn không?
    Anh hỏi với một vẻ mặt như là đã chắc chắn con là Văn.
    Trống ngực con mỗi lần một đập mạnh, nhưng con cố chấn tĩnh, và làm ra bộ ngớ ngẩn:
    - Thưa ông. Văn? Văn gì ạ?
    Quái! Tớ coi mình giống Văn ở Hữu Bằng quá.
    Hưng Tử-nê buột miệng nói trách Ðông:
    - Anh rõ thật lẩn thẩn. chắc anh lại trông gà hóa cáo chứ gì?
    - Anh chỉ phá bứa, kệ người ta mà.
    Kệ? Anh chỉ nghĩ đến Lê., rồi thì trông thằng bé nào cũng cho là Văn em Lê.
    Họ lại hích nhau và cười thật lực.

    Ở vỉa hè bên kia, bác chủ thấy khách hỏi đi hỏi lại mãi, mà xem chừng con không hiểu bác ta chạy laị hỏi:
    - Bẫm quan cậu thiếu gì ạ?
    - Chú bé nào đây mà mọi hôm không thấy nhỉ?
    Bác chủ liền thoắng một thôi như thể là người thông thạo thời thế lắm:
    - A. dạ, bẩm chú ấy đâu quê ở Lạng Sơn, hồi Nhật tấn công vào, chú ta trốn chạy thế nào chả biết, rồi lạc cả cha lẫn mẹ. Mấy hôm nay nhà cháu thấy vớ vẩn ở chợ, mới đem về nuôi để tập nghề làm ăn cho đấy ạ.

    Ngã người về phía sau, anh cười như để chữa thẹn và nói:
    - Thế à, thảo nào., tôi trông hắn giống cậu em tôi ở trên kia quá, nên hỏi vớ vẩn thế. may ra thì phải, vì mấy hôm nay tôi được tin nó trốn. Tôi cứ ngờ ngợ mãi.
    Hà, phải rồi, ngờ ngợ mà thôi?. Con cảm thấy nhẹ bẫng người đi như trút được trái tạ đang đè nặng trên con tim.

    Từ lúc ấy anh ta không chú ý đến con nữa. Tám tháng sau, gặp con ở Hữu Bằng, anh đem câu truyện ấy ra kể laị cho con nghe, và hỏi con cho biết có phải thật là Văn ở đấy không? Tỏ ra anh ta cũng có cái tài nhớ dai. Nhưng chỉ vì anh hơi ngờ ngợ, chứ giá anh đừng ngợ thì hôm đó tóm được Văn ở tại xe bán phở rồi.

    Phần con, nghe câu truyện đến lý thú, nhưng đời nào con lại chịu nhận với anh ta về việc con đã đi làm thuê cho anh hàng phở?

  3. Có 2 người cám ơn littlewave vì bài này:


  4. #42
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Cách năm hoặc ba hôm sau, trên quảng đường hành khất, con lại gặp người cậu họ (cậu Hạng). Giữa lúc con đứng ở đầu con đường Bắc Ninh chạy về bến đò Hồ, để xin ăn, thì may mắn gặp được chuyến xe sớm chạy lên. Hành khách xuống xe, và con chạy lại chìa tay trước từng người để xin bố thí.
    Thình lình, con gặp ngay người cậu họ.

    Lậy Chúa! Lậy Ðức Mẹ xin cứu giúp con! Con vừa nguyện thầm trong lòng, vừa bạo dạn bước lại trước mặt cậu, và cũng chìa tay xin bố thí như mọi người khác.

    Cũng lúc ấy, con giả vờ đánh rơi chiếc bao tải con đang khoác trên vai, . Con cúi xuống nhặt, và trùm nó lên trên đầu, để có thể che giấu được phần nào cho cái khuôn mặt của con nó ra khác. Con bước đi, và làm bộ run lẩy bẩy như người đang cơn sốt rét. Cho nên biết, những ngày ấy người ta bảo con bị ngã nước ở Lạng Sơn, thật không phải là vô lý. Bởi vì với sắc mặt, và con người ẻo lả, đã làm cho thiên hạ tự công nhận con là người ở trong cảnh ngộ bị tản cư hồi Nhật chiếm cứ Lạng Sơn.

    Mà lạ! Cái ông khách kia thật là kỳ quặc, con đã chìa tay đến hai lần, mà ông ta chẳng thèm đoái hoài đến, không cho mà cũng không từ chối. Ông ta tay dắt chiếc xe đạp, và bỡ ngỡ nhìn con thật lâu. Biết là cậu đang có sự chú ý vào con, con liền hạ tay xuống, cúi mặt và lùi đi nơi khác.

    Bỗng cậu gọi giật lại và hỏi con:
    - Ô kìa, Văn!. Nghe đâu bảo trốn cụ Nhã mấy tuần nay rồi mà. mà không về nhà à? Cái thằng khỉ này, đi ăn mày à? Ồ! Lại có cái tiếng "nghe đâu" con bắt đầu hết lo, vì cái tiếng "nghe đâu" của cậu nó có nghĩa là chẳng căn cứ vào đâu cả.

    Cậu chỉ mới có thể biết con trốn, chứ chưa rõ thật là con trốn. Con quay lại giả vờ thưa:
    - Dạ, thưa ông hỏi gì ạ?

    Ông khách ngớ người, tưởng câu mình nói vừa rồi là đích xác "thằng Văn" chứ còn ai nữa, mà thằng bé ăn xin nó lại hỏi mình một cách ngớ ngẩn thế.
    - Anh có phải là Văn không?
    - Thưa Ông. Văn? Văn nào ạ?
    - Thì Văn con cụ Nhã ý mà. Mới trốn về đấy chứ gì?

    Thở dài một cách lạnh lùng, con lắc đầu và đáp:
    - Trời ơi! Ông hay quá đi mất, ông hỏi gì mà cháu không thể hiểu được?

    Thấy cảnh buồn cười, hành khách ai cũng ngạc nhiên về thái độ vớ vẩn của ông hành khách nọ. Hỏi truyện gì mà làm cho người nghe phải than phiền lên như thế?

    Thèn thẹn, cậu tưởng là mình nhầm thật, nên vội vàng dắt xe đi, vừa đi vừa lẩm bẩm:
    - Không hiểu thì thôi vậy.
    Trước khi nhẩy lên xe, cậu quây đầu lại chữa thẹn với mọi người:
    - Tôi tưởng thằng cháu nó bị lạc, nên hỏi thử thế thôi.
    Nhẩy lên xe, đạp vài cái để lấy đà rồi cậu còn cố nhìn vốn lại một lần nữa:
    - Sao trông giống thằng Văn quá đi mất?.
    Rồi cậu phóng biệt đi đâu.

    Một tháng sau, gặp con ở gia đình, cậu lại đem câu truyện gặp thằng bé ăn mày ở Bắc Ninh ra kể, và hỏi con cho đích xác. Nhưng trước danh dự thày mẹ, con đâu lại chịu nhận mình là đi ăn mày bao giờ? Thành thử cho đến ngày nay, những bí mật ấy còn nằm yên trong bóng tối.

    Theo đường khác

    Ðã hai lần gặp người quen, con bất đắc phải bỏ Bắc Ninh mà đi theo con đường khác để kiếm ăn. Theo con nghĩ, thì chỉ có cách ăn xin trên các toa xe lữa là để tránh người quen nhất. Bởi vì giờ này con ở đây, nhưng một vài giờ sau con đã ở chỗ khác, và một ngày con sẽ có thể đổi chỗ được nhiều lần. Con đem áp dụng phương cách mới, và con đường đi lại của con cũng chỉ từ Bắc Ninh tới Hà Nội, và Hà Nội lộn về Bắc Ninh. Tối đến con ngủ ở Gia Lâm, trên những toa xe không. Tuy con vẫn phải tránh mặt người quen, nhưng ngày ngày con vẫn cố gắng dành dụm lấy chút ít tiền xin được để lấy một vé xe về nhà bá. Bấy giờ con chỉ còn thể hy vọng vào bá, người có thể giúp con và lo lắng cho con thay cho gia đình.

    Phần con lúc nào nghĩ đến gia đình cũng lấy làm đau lòng xót dạ, vì là nơi âu yếm nhất của con. Thế mà sự sợ hãi đã làm con đến phải đoạn tuyệt với hết những gì yên ủi con có thể được ở đây!.
    Con chỉ còn mong về nhà bá Khánh. Nhưng chẳng khi nào con để dôi ra lấy được một xu, ngày nào sống qua được ngày ấy. Có ngày còn không đủ để sống nữa. Ði ăn xin trên các toa xe không phải là một điều dễ. Luôn luôn phải đề phòng cho khỏi gặp người kiểm vé. Nếu vô tình mà bị bắt gặp thì ít ra cũng được dăm cái bớp với vài cái mũi giầy vào đằng sau, lại còn bị nhốt tù không chừng.
    Tuy nhiên, con vẫn phải sống, vẫn cứ phải như mình sống cho qua lần qua hồi. Hy vọng rồi một ngày có thể lo liệu về được đến quê bá.

    Một hôm, con đi chuyến xe chót từ Lạng Sơn về Hà Nội. Con chỉ có ý đến Gia Lâm rồi xuống. Nhưng chẳng may con ngủ quên mất, mãi cho đến lúc xe về Hà Nội con mới giật mình dậy. Nhìn ra, con cũng tưởng đây là Gia Lâm, nên con bước xuống, và đi tìm mấy toa xe không.

    Con tìm mãi không thấy một chiếc toa không. Con ngợ ngừ, đi vào trong ga, mới biết là mình nhầm. Ðây là ga Hàng Cỏ cơ mà?

    Ðang lúc vơ vẫn, con bị một nhân viên trong sở hỏa xa bắt gặp, ông ta nghi con là tên ăn cắp, nên bớp cho con mất cái con vùng chạy. Ông ta đuổi theo, và đe bắt nộp cho "tây đen" con sợ quá vứt cả chiếc bao tải qúi hóa của con lại, và chạy trốn ra ngoài tối.

    Con nằm ở bên lề đường cho đến lúc nghe yên ắng, con mới ngỏm dậy để hít lấy chút khí trên cao. Ðêm càng về khuya, sương lạnh xuống càng nhiều. Con cảm thấy lạnh, và nghĩ cứ tiếc mãi cái áo khoác độc nhất mà con đã để rơi, con định trở vào để tìm lại, nhưng lại sợ nhân viên sở hỏa sa bắt được thì khốn.

    Chừng mười một giờ khuya, có chuyến tàu chót chạy về sở Gia Lâm, con leo lên để về nghỉ đỡ ở đấy cho êm ả. Trên tàu có lẽ chỉ có mình con là một ông hành khách cuối cùng. Ðến Gia Lâm, người ta đi soát tàu, gặp con ở trên xe, nhưng họ không đánh đấm gì. Ông xếp ga cho con vào ngủ đỡ ở trong ga, và sáng hôm sau chỉ cho con chuyển tàu sớm về Bắc Ninh.

  5. Được cám ơn bởi:

    NVN

  6. #43
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Trở gót lại Hữu Bằng

    Hôm ấy là thứ Bẩy. Tính ra con đã trốn khỏi Hữu Bằng hơn hai tuần lễ, và đã nếm đủ mùi mặn nhạt, đói no, trong khi lưu lạc. Nhưng đem bấy nhiêu đau khổ mà sánh vì với một ngày chịu nhốt trong nhà xứ Hữu Bằng, con vẫn lấy bấy nhiêu ấy làm hạnh phúc hơn ngàn lần sống với cái cảnh tu xác của một nhà xứ.

    Con xin ăn ở Yên Viên suốt cả ngày. Mãi cho đến chiều con mới sực nhớ ra mai là Chủ Nhật. Con định về Bắc Binh để dự lễ ngày mai. Nhưng không còn chuyến tàu nào về đấy nữa. Chỉ còn một chuyến đi Lào Kay.

    Suy nghĩ một chút, con quyết định sẽ trở lại Hữu Bằng tối nay, nhưng làm thế nào để có thể dự lễ được mà cha Xứ không biết, rồi luôn tiện mang nốt số áo quần con vẫn để lại. Con còn nhớ mang máng như trong hòm đựng quần áo của con, còn có một số tiền dưới năm đồng, mà con đã dành dụm được từ lâu. Giả như hôm con trốn mà nhớ đem được số tiền ấy đi, thì đời con đã chẳng gặp phải cái giai đoạn ngược xuôi, xuôi ngược này.

    Con theo chuyến tàu Lào Kay đến Hương Canh thì đã sáu giờ chiều. Trên tàu con giáp mặt cha Sự, coi xứ Trang Lan, người rất biết con, và con cũng đã giúp lễ cho người nhiều lần. Người thật là một vị linh mục đứng đắn. Người thấy con, lúng túng như muốn hỏi thăm, nhưng dường như người sợ không phải thằng Văn nên người lại thôi. Con cũng biết người nhìn con rất lâu, nhưng không thể nào nhận ra, vì con cởi trần, và đi ăn xin.

    Từ nhà ga về đến nhà xứ, con gặp được mấy người đàn bà đi chợ về muộn. Dọc đường họ hỏi thăm nhau xem mai lễ ở đâu. Nhân cơ hội này, con biết được cha xứ đã đi Tam Lộng, và mai làm lễ Chúa Nhật ở đấy. Con đã yên tâm, vì như thế, việc con quay lộn về nhà xứ sẽ không sợ bại lộ nơi cha xứ nữa.

    Con lại định tâm rằng, nếu câu truyện được êm thỏa, con sẽ dùng số tiền con có để đi tàu xuôi sớm về dự lễ ở Phúc Yên, rồi sẽ xuôi tàu mười giờ tiếp theo. Như thế con sẽ không bỏ lễ ngày Chúa Nhật, và việc con quay lại Hữu Bằng sẽ chỉ có rất ít người biết.
    Nhưng lại một lần, dự tính của con đã đi ra ngoài ý tiền định của Chúa. Con về được đến Hữu Bằng tối ấy, là như cả một sự gắng gượng của con.

    Con lội qua cánh đồng sau, lần mò vào nhà xứ giữa lúc nhà thờ đang đọc kinh tối. Vừa đói lại vừa mệt. Con chỉ còn kịp chạy ra phòng đồ lễ, nháy anh cậu giữ chìa khóa hòm quần áo của con, về cho con một bộ để thay, rồi con lăn ra giường đánh một giấc ngủ thật ngon.

    Con xin anh cậu giữ bí mật câu truyện này cho, và dặn anh khi nào nhà thờ đọc kinh gần xong thì cho con hay để con liệu cách lánh mặt lũ cậu bé. Nhưng chả hiểu vì sao anh ta lại để con ngủ thẳng giấc cho đến lúc nhà thờ tan kinh.
    Khi ấy, hình như con còn đang mơ quanh quẩn trên dẫy phố Bắc Ninh, hoặc đang lải nhải chìa tay xin người ta bố thí từng đồng xu trên toa tàu.

    Bỗng con nghe có tiếng hò la inh ỏi, rồi thấy một lũ trẻ chăn trâu chạy xúm lại túm lấy con, thằng thì vít cổ, đứa thì lột áo, đứa lại ôm cẳng vật ngửa con ra. Con giật mình thì ra lũ cậu bé đang vui mừng vì "đại tướng" của họ đã hồi chinh.

    Ôi chao! Chúng làm con cáu tiết quá, định bốp cho mỗi anh mấy cái. Nhưng "đại tướng" đã kiệt sức quá rồi, đành phải van lậy họ để họ cho khất đến sáng mai sẽ kể truyện phương cách rút lui có hiệu quả của đại tướng.

  7. #44
    Cá Cơm's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2008
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bình Dương
    Bài gởi: 28
    Cám ơn
    73
    Được cám ơn 108 lần trong 22 bài viết

    Default

    Cám ơn Littlewave đã đăng tải một câu chuyện về một cuộc đời đức hạnh.
    Nó thật sự có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh hôm nay.
    Chữ ký của Cá Cơm
    Kẻ sống có lý tưởng là kẻ dám bước đi một mình

  8. Được cám ơn bởi:


  9. #45
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Câu truyện đã bại lộ


    Ngày hôm sau con phải ra mặt với thầy già xứ và xin lỗi. Sau đó mọi người điều đi lễ ở Tam Lộng. Dọc đường con tả cho lũ cậu bé nghe hết mọi mưu cơ trốn của con. Họ tỏ ra bực tức, vì đã để cho đại tướng của họ trốn thoát, và buồn phiền trong những ngày xa khuất đại tướng của họ.


    Anh em ai nấy điều vui khi thấy con trở lại. Nhưng họ cũng không hiểu duyên do gì mà con trở lại. Tuy thế, họ cũng khá tỉnh táo, họ đoán là con trở lại vì một án đồ cần thiết, rồi con sẽ lại trốn đi với tất cả đồ đoàn và áo xống. Họ đoán không sai. Nhưng con thì con hết sức bí mật.


    Tuy nhiên không lúc nào con khỏi bị họ theo rõi, và cứ cố bám riết lấy con, không hề rời ra lúc nào. Bởi cái tài nói tránh của con, nên con đã giấu được họ tất cả mọi truyện đã xẩy ra cho con trong hơn hai tuần lễ vừa qua. Lễ xong, tuy con không muốn, nhưng thày già xứ ép con phải vào tạ lỗi cha xứ. Hôm ấy con được một mẻ mắng nên thân. Con rất lấy làm xỉ nhục với những lời cha xứ nói:


    - Về nhà bị bố nện cho nên mới lại phải vác mặt lên. Sung sướng gì với cái dáng nhà rớt mùng tơi ra ấy! Chắc là nhà hết gạo rồi mới phải mò lên tao kiếm ăn đấy chứ có quái gì?"


    Thực sự, con chưa về nhà.





  10. #46
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Ra đi với một lời thề nguyền không trở lại - Quay về nhà xứ


    Trưa ấy con lại lập kế trốn đi. Khó nhất là làm sao đánh lừa được tụi cậu bé, vì chúng cứ bám chặt lấy con, chẳng chịu ngơi ra lúc nào. Cũng may, với năm hào tiền kẹo, con đã tụ tập được họ trên buồng cha xứ. Con mời họ vừa xơi kẹo vừa xem báo. Còn con thì tán phét với họ một hồi theo xã giao, rồi con xin kiếu đi viết một bức thư cần.

    Con lại đằng bàn giấy cha xứ, viết một bức thư thật dài để từ giã mấy anh bé quí mến của con, và cho họ biết lẽ gì mà con từ chối không muốn ở đây nữa.

    Ðằng kia, mấy anh bé xem báo chán rồi lăn ra ngủ khì cả. Con đi ra ngoài một tí, lại bắt gặp anh canh giờ đang ngồi ngủ gật dưới gốc sấu, con bảo anh ta:
    - Thôi cậu đi ngủ đi để tôi canh giờ cho, cậu để tôi đem nước cho thày già một thể.
    Anh ta cám ơn con rồi đi ngủ. Con trở lại phòng cha xứ, mở ngăn bàn giấy có ý lấy một bao thư để đựng số tiền đi đường của con, và dó cũng là một mưu phòng ngừa của con, con nghĩ, nếu lúc đi đường, chẳng hạn có gặp người quen, và nếu họ có nghi con trốn, con sẽ giơ cho họ thấy chiếc bì thơ gửi đi, để họ yên trí cho con rằng con đi đưa thư.

    Khi rút ngăn kéo để lấy chiếc bì thư, con thấy ở trong đó có 2 đồng 90 xu, con nghĩ một tí rồi cho vào số tiền của con. Thật là một dịp may hiếm có để con lấy nợ của cha xứ. Nhưng với bằng ấy, nó cũng chẳng thấm vào đâu với những ngày còng lưng hầu hạ cụ xứ.

    Công việc tươm tất. Con cũng đã làm xong chu đáo mọi việc cho cậu canh giờ rồi. Hai giờ hơn, con lững thững ra đi. Trước khi đi con mặc một bộ đồ thật bảnh. Nhưng không tài nào đem hết áo xống đi được, vì như thế gặp ai, con sẽ bị nghi ngay là đi trốn. Con ra từ giã người bạn thân quí mến nhất trong đời tu chú bé của con là anh bạn Tân, rồi đi thẳng ra ga cho kip chuyến tàu xuôi.

    Một lần nữa, con lại phải hết sức nín cười vì gặp ông lái đò tinh ý. Thấy con xin sang sông ông ta không những không nhúc nhích, lại còn tỏ vẻ hăm dọa con như thể là ông ta đã biết con đi trốn vậy. Con đã hơi lo lo, nhưng con chắc rằng ông không có thể mà tinh ý đến thế được. Con cố sức định thần và bình tĩnh nói với ông ta bằng một giọng hơi xẳng:
    - Cụ có thể cho tôi qua ngay, để tôi kịp chuyến tàu xuôi bây giờ.

    Vừa nói con vừa giơ chiếc bì thơ cho ông thấy.
    Thế là chả cần phải nói thêm. Ông lái đò tinh ý ấy đã vội vã đứng dậy chống phà cho con sang sông, ông vừa nói:
    - À cậu đi bỏ thư phỏng?

    Con móc túi thưởng cho cái tinh ý của ông hai hào, và dặn ông:
    - Này cụ, tôi sẽ đi về lối Ngọc Bảo đấy nhé. Cụ đừng ngóng tôi làm gì, và nếu có ai hỏi cụ cứ nói giúp tôi thế.
    Thật ra con không nói dối, vì chuyến tàu xuôi cũng đi qua làng Ngọc Bảo. Con ra ga được một chặp thì gặp tàu xuôi. Lần này con vào nhà ga lấy vé cẩn thận, chứ không phải lẩn lút như mấy lần trước.

    Ngày hôm sau con về đến nhà Bá Khánh ở Bắc Ninh con chỉ để dư đủ số tiền lấy vé xe hơi về Từ Phong, còn bao nhiêu con vào hiệu mua đồ chơi về làm quà cho em Tế.

    Ngày nay cha còn thấy một bình tăm bằng sứ, trong những món quà con mua để tặng cho em. May mà nó còn sót lại bằng ấy, để ghi nhớ chút tình thân mật của con đối với em. Vì ít lâu sau khi con đã về nhà, con bị mang tiếng là ăn cắp một số tiền lớn của cha Nhã.

    Khi nghe tin ấy, Tế đoạn tuyệt ngay với con, và có bao nhiêu những món đồ chơi con mua tặng em, em đã đem đập bẹp hết, để tỏ ra lòng em minh chính, không thèm nhận những của do bởi sự ăn cắp mà có.



  11. #47
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Những nổi khổ thống bởi gia đình

    Con về nhà bá được hai tuần, thì được tin mẹ ở bên nhà nhắn bá đưa cháu về. Con xin thú thật rằng, con chẳng vui tí nào khi được tin phải về nhà. Con khóc lóc xin bá cho ở lại nhà bá, và xin bá lo liệu cho đi tu chỗ khác. Nhưng bá vẫn tỏ ra bá không có quyền gì ở trên con hết, nên dù thế nào bá cũng phải làm theo lời mẹ.

    Hôm bỏ nhà bá ra về, con khóc suốt dọc đường, và chỉ van xin Ðức Mẹ cứu con cho khỏi bị thày giết.
    Thật ra, con đã không bị thày chém. Nhưng chỉ một tí nữa, giá không có bá can thiệp thì thế nào con cũng bị một trận đòn nên thân. Nhưng ngày hôm sau con lại thầm ước, giá con được cái hạnh phúc chết ngày hôm qua, giá hôm qua thày đã chém đầu con, hoặc đã đánh con chết được, thì còn đâu con phải sống để chịu đựng những chuỗi ngày còn đau đớn hơn cái chết! Ngày hôm qua con sợ chết, nhưng sang ngày hôm nay, con không còn sợ nữa, và chỉ ao ước được chết.

    Ôi! Thưa cha, giá con được phép bỏ qua khúc truyện này! Giá cha đừng bắt con phải nói!. Nhưng đây, lại một lần con nhận thấy đức vâng lời là chìa khóa bước vào cõi hạnh phúc. Ðến đây con không ngại phải nói nữa, mà con sẽ nói một cách tường tận như con còn nhớ.

    Con còn nhớ rằng, từ ngày con về nhà, tình đầm ấm giữa gia đình đối với con cũng chẳng khác gì một đứa con rơi.

    Nhà con đã nghèo, nửa phần đất phải đem đi đợ. Tuy thế, nhưng thày vẫn điềm nhiên sống trong sự sung túc, thày vẫn có tiền đi đánh bạc. Nhưng các con của thày không có đủ tiền để sống. Cả nhà ai nấy điều phải làm việc để nuôi thày và lo cho có tiền để thày đi chơi. Em Lục còn bé, cái tuổi thơ của em đã hụt đi mất bao nhiêu là cái sướng, vì em đã sinh vào thời kỳ đang lúc hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Em Tế còn được đi học. Nhưng sự học của nó cũng chẳng được tấn tới lắm. Một đàng vì gia đình nghèo, đàng khác, phương pháp giáo huấn của mấy ông thày còn nghiêu khê lắm. Các ông còn thích để râu vểnh, và chơi roi mây tám.

    Còn mẹ thì không cần phải nói. Mẹ đã là cột cái chống đỡ gia đình rồi. Mẹ còn thì gia đình cũng còn, mẹ sống thì gia đình còn sống, ấm no của gia đình là do một mình mẹ điều khiển. Mẹ chẳng có tài nghề gì cho lắm, nhưng nước mắt mẹ là sức sống của gia đình.

    Lòng mẹ thì bao giờ cũng là lòng mẹ. Nhưng con nhận thấy mẹ đã rất bất mãn về việc con trốn. Và để phạt tội con, mẹ đã xử với con như không phải là con của mẹ nữa.

    Từ bấy giờ cửa lòng con khép kín lại, chẳng bao giờ con dám hở răng nói một lời thân mật gì cùng mẹ. Chỉ có những dòng nước mắt trong bao đêm trường, cho con giữ nỗi niềm vào thời gian!

    Non một tháng sau, con không còn đủ can đảm sống ở gia đình nữa. Dạo ấy lại được chị Lê am tường cảnh ngộ. Chị cũng nhận thấy cảnh gia đình buồn tẻ, nên muốn tìm nơi an trú để tu thân tích đức. Hai chị em tâm đồng ý hợp, rủ nhau đi tu cho yên truyện.

    Hẹn một ngày chị em cùng nhau ra đi, nhưng chưa có ý định là đi tu ở đâu. Chúng con chỉ biết trốn bỏ gia đình ra đi, còn thì phó mặc ý Chúa định liệu. Rồi một khi con thuyền đã chuyển lái sang tay Chúa, thì Chúa chỉ muốn đưa con vào nơi chiến thắng. Nhưng trước chiến thắng phải qua giai đoạn giằng co, và đau đớn.

    Êm thỏa chưa được một ngày, chị em đã có điều bất thuận. Ðến Bắc Ninh rồi thì chúng con không biết đi đâu nữa. Ðằng sau thày đang đạp xe đuổi riết. Chúng con đã thấy thày từ bến đò Hồ, nhưng thày không thấy chúng con ngồi trên xe hơi.

    Chị Lê hỏi con cách lúng túng:
    - Ði đâu bây giờ hở Văn?
    Con cương quyết đáp:
    - Sợ gì, chị có thể xin vào tu tạm ở nhà mụ Ðạo Ngạn.
    - Thế còn mình?
    - Em á? Ðể Chúa lo. Chị không thấy sao, lúc trốn bỏ Hữu Bằng, em đã ở ngoài gia đình hơn hai tuần lễ mà vẫn sống.
    - Ðừng tự phụ Văn ơi.
    - Em có thể tự phụ được, vì em còn tin Chúa.
    - Thày sắp đến, chúng ta phải lên xe trốn lên Ðáp Cầu mau.
    Ngồi trên xe, chị Lê vẫn luôn luôn áy náy.
    - Văn ơi, làm thế nào mà xin vào tu ở đấy được? Mình đây không có giấy chứng chỉ của cha xứ?
    - À thôi chết!
    Ðến đây con mới bắt đầu lo, và còn lo hơn chị Lê. Con nghĩ một tí rồi tiếp:
    - Nhưng thế này, mình cứ xin bà nhất nhận tạm, rồi xin giấy chứng chỉ sau.
    Chị Lê khóc:
    - Văn ơi, thế nào chứ thế này thì. lậy Chúa!
    - Em thì em chả lo.

    Xe đến gần rạp chiếu bóng Ðáp Cầu, chúng con ngừng lại và vào hàng ăn quà.
    Ăn xong, chúng con đi dạo chơi vớ vẩn ở chung quanh sân vận động của nhà binh bên cạnh đường.

  12. #48
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Thoạt khi ấy, chiếc xe thày phóng ngang qua chúng con. Nhưng một lần nữa thày không trông thấy chúng con, và cứ cắm đầu phóng thẳng lên phía cầu. Chị Lê trông thấy thày hãi quá, xanh lè cả mắt ra. Chị lôi con chạy lên cửa hiên rạp chiếu bóng, rồi hai chị em ngồi núp ở trong một bụi cây rậm. Chị em vừa chui vào bụi, trống ngực còn đập thình thình, thì lại một lần hết vía. Con chó tây to tướng tự trong nhà nhẩy xổ ra, gâu gâu sấn đến cắn hai chị em. Chúng con đang không biết làm thế nào. Con sợ quá thét lên một tiếng lớn. May thay, lúc ấy có anh bồi chạy ra, tay vẫn còn cầm một con gà vặt lông giở.
    Thấy hai đứa bé nhà quê, anh ta không nỡ mắng. Anh hỏi vài câu, rồi bảo chúng con ra phía trước mà ngồi.

    Chúng con đem nhau ra ngồi nấp dưới gốc cây bên vệ đường. Quãng này mới do dự tợn. Một đàng, chúng con không dám tiến về Ðáp Cầu nữa, vì thày đã ở trên ấy rồi, đàng khác về thì cũng không dám trở về. Ðàng nào cũng khổ.

    Chị Lê nhớ nhà, chốc chốc lại chẩy nước mắt. Con cũng nhớ nhà lắm, nhưng con cảm thấy không tiếc xót một cái gì ở đấy. Cả nhà không ai còn ưa con nữa. Tình yêu gia đình đối với con như một cái gì khô khan và trống trải. Có lẽ vì con tự ái quá nhiều? Một khi con đã yêu, mà cái yêu kia không được tiếp nhận, cái đó làm cho con đau khổ, rồi tự nhiên con muốn lìa biệt. Nên sự nhớ đến nhà khi này không làm cho con sa nước mắt.

    Chị Lê khóc, con không quan tâm đến nước mắt của chị. Nhưng chỉ thích xem tốp lính đang chơi ban dưới sân vận động. Chị Lê không như con, chị buồn và có vẻ nghĩ ngợi nhiều lắm. Hai chị em từ nẫy vẫn không nói gì với nhau cả. Nhưng đang lúc con mãi miết xem tốp lính thao diễn, chị Lê chậm chạp nói:
    - Về đi Văn ơi!
    - Sao lại Về? Chị Lê!
    - Mình đi tu thế nào được?.
    Chị gục mặt xuống khóc tiếp:
    - Có lẽ mẹ ở nhà đang mong chúng ta.
    - Không, chị về thì về, em không về đâu. Về bây giờ mẹ đánh chết.
    - Không, mẹ hiền lắm, mẹ sẽ không đánh đâu.
    - Mẹ hiền với chị thôi, chứ đời nào hiền với em được? Ðấy. Chị xem.
    Ðến đây con mới bắt đầu khóc.
    - Không, tại em không hiểu mẹ đấy.
    - Em hiểu lắm. Em hiểu, về thì thế nào mẹ cũng sẽ nọc em ra mà đánh trước chị. Thôi, chị có về thì về. Phần em, em sẽ liệu một đường tu, nếu Chúa không muốn cho em tu ở chỗ nào, thì em thà làm một thằng bé bán nước rong chẳng thà về nhà để sống với những. cái gì thì chị đã hiểu em từ trước đến nay rồi.
    - Em không về thì chị không thể về được.
    - Cái đó tùy chị. Nhưng xin đừng vì em mà chị phải đau lòng. Thôi, chị về thì về đi. Con sang gốc cây bên kia. Chị Lê bưng mặt khóc, con cũng úp mặt vào thân cây để khóc. Hai chị em cũng khóc. Lòng con lúc cảm thấy cái nhớ dào dạt hơn. Con nghĩ: Trốn đi có hai chị em, bây giờ lại phải ly biệt mỗi người một ngả. Khóc chán rồi con ngồi lần hạt. Một lúc chị Lê sang gốc cây con ngồi mà dụ về, con đáp:
    - Không, chị về mặc chị, còn em, em ở đây.

    Rồi con lại chạy sang gốc cây bên kia. Một lúc chị Lê lại qua bên con. Con lại chạy sang bên chị Lê. Hai chị em bây giờ không khóc nữa, nhưng không thể nói truyện với nhau được. Vì chị thì bảo về, mà con thì sợ về mẹ đánh.



  13. Được cám ơn bởi:


  14. #49
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default

    Chỉ có cái sợ ấy mà thôi. Chị Lê đã bắt đầu bẳn. Tiếng nhẹ qua đi, bây giờ đến những lời nặng. Sau một cuộc đôi co, chị Lê dỗi, nhất định là về. Chị xách tay nải quay về. Về thật, để mặc đứa em của chị đi đâu thì đi. Nhưng chỉ mười lăm phút sau, chị lại quay lại và dỗ con về. Con thương chị quá, nên bàn thế này:
    - Thôi, em xin nghe lời chị về, nhưng đừng về nhà. Chúng ta về nhà bá Khánh.

    Chị Lê tán thành ngay. Chị em lại dắt nhau quay trở lại Bắc Ninh.
    Ðang đi, đã gần đến Bắc Ninh. Bỗng chúng con nghe có người ngã xe đạp ở phía sau, chúng con quay lại thì ra:
    Lậy Chúa! Thày! Tội nghiệp làm sao, thày chúng con bị ngã xe! Nhưng cũng chẳng còn hồn vía nào ngừng lại để chia sẻ cái rủi với thày. Vừa thấy bóng thày là chúng con lôi nhau chạy thật lực để trốn.

    Cái ngã của thày chắc là không can gì, nên thày chỗi dậy và đuổi theo chúng con ngay. Chiếc xe còn để nằm bên vệ đường. Chị Lê bị thày bắt được đầu tiên, vì chị mang tay nải. Còn con thì không mang gì cả, và nếu cứ để sức con chạy thì thày khó mà đuổi kịp con.
    Nhưng khi con thấy chị Lê đã bị thày bắt được, và bạt tai cho mấy cái, con cảm thương chị quá, nên con quay lại và tự nộp mình cho thày.

    Thày mệt lữ, thở tái cả mặt đi. Con vừa đến, thày giơ tay bạt cho con một cái, nhưng lại bớp hụt. Rồi thày không đánh đấm gì chúng con nữa.
    Chị Lê khóc. Con đến ôm lấy chị và dỗ chị nín đi

    Chị Lê bẽn lẽn bảo con buông chị ra, vì có nhiều người đứng xem. Quay lấy chiếc xe đạp còn nằm ở đằng kia. Rồi thày tịch thu hết tất cả tiền nong, áo xống của chúng con, không trừ lại một trinh, bảo chúng con liệu hồn mà về. Xong, thày lên xe phóng về trước chúng con. Chốc chốc thày ngừng lại để coi chừng. Con bắt đầu khóc khi thày vừa đi. Bây giờ lại đến phiên chị Lê dỗ con.
    Chúng con phải đi bộ hơn hai chục cây số. Về được đến nhà thì đã gần chín giờ đêm. Thày đã về trước, và sửa soạn nã cho chúng con một trận thật lực.

    Về nhà, chúng con nhận thấy tiếng mẹ đã khàn, và dọng mẹ nói không còn tự nhiên nữa. Chắc mẹ đã khóc nhiều? Tuy thế, mẹ cũng giảng cho chúng con một bài ngắn. Mẹ vừa giảng xong, thì đến lượt thày hạch tội. Roi mây quất đen đét lên phản để thị oai. Con cảm thấy ghê cả người, và nói nhỏ với chị Lê chạy trốn. Chị Lê không chịu, lại gàn con:
    - Thôi Văn, ta chịu cho nó xong đi, đau đớn gì mà lo?

    Mẹ lên tiếng bênh chị Lê, còn con thì mẹ bảo: Ðánh cho rác xác nó ra. Con gục vào vai chị Lê khóc, và than thở với chị:
    - Ðấy, chị xem, em nói có bao giờ sai đâu, mẹ có thương em chút nào?

    Thày cầm roi tiến đến chỗ chúng con và quát lớn:
    - Trói cổ chúng nó vào cho tao! Nọc nó ra! Chết phen này tao không thương!

    Con vùng chạy ra cổng. May thay, cổng vẫn còn mở toang. Chị Lê chạy theo. Ðến lượt thày đuổi theo. Nhưng ra khỏi cổng, chúng con chạy tán mỗi đứa một ngã, làm cho thày không biết đuổi ngã nào, vả lại, trời tối như bưng.

    Chúng con thoát được trận đòn đêm hôm ấy. Sáng hôm sau chị Lê đã về nhà làm việc như thường. Còn con không dám về, vì hôm qua con đã nghe mẹ nói một câu như dứt hết mọi tình âu yếm với đứa con trao của mẹ.

    Mãi cho đến trưa, con vẫn còn quanh quẩn ở nhà thờ.

    Em A.M. Tế bắt đầu gièm chê con, và gọi con là thằng vô phúc. Em không nhìn nhận con là người anh nữa. Em đã bắt đầu gọi con là "thằng" và xưng "tao" gặp em lúc nào con cũng phải rớt nước mắt!

    Trưa đến, mặc dầu từ sáng đã có nhiều tin bảo con cứ về nhà, đừng sợ gì. Nhưng con vẫn nghi ngai, chỉ sợ về thày đánh cho róc xác như án mẹ đã tuyên, thì chết! Mãi cho đến lúc chị Lê gọi con ra nhà thờ, thay mặt thày mẹ làm lời giao kết sẽ không đụng chạm gì đến con ngày hôm nay, con mới chịu theo chị về.

    Một tuần lễ qua, con không nghe thầy mẹ đã động gì đến truyện phạt chị em chúng con cả. Nhưng không ngày nào là ngày con không phải lau nước mắt. Và như con tưởng, bấy nhiêu ngày chịu xỉ báng, cũng có thể bồi đắp cho cái tội trốn của con rồi. Nhưng nào có phải thế!. Thày mẹ không thể nào miễn thứ cho con một trận đòn.

    Bất chợt một buổi tối, đang lúc chúng con ngồi nói truyện vui ở trong buồng. Thày ở đâu về, đóng cổng cẩn thận, và đề phòng đủ mọi truyện cho chúng con không thể nào trốn thoát được. Thày lại quát tháo, và đem roi mây thị oai như lần trước. Thày uống thêm rượu, rồi truyền nọc chúng con ra phản để thày trị tội.

    Con bắt đầu run, và trống ngực đập thình thình như vỡ trái tim. Con định chạy lại xin mẹ bênh đỡ. Nhưng thảm thay! Một lần nữa, mẹ lại lên tiếng bênh vực chị Lê, còn con mẹ chỉ có một điều, là đánh cho róc xác nó ra, có chết đem chôn sớm.

    Chị Lê bình tĩnh như không cảm thấy cái đau đớn là gì. Ðã rõ, vì chị vừa được mẹ lấy thêm áo xống để độn vào người cho đỡ đau.
    Phần con bắt đầu khóc ngay tùy lúc mẹ lên tiếng. Con cảm thấy mình trơ trọi, và vô phương cầu cứu.

    Anh Liệt, em Tế, thỉnh thoảng lại dạo lại những lời mẹ đã nói với con:
    - Ðánh cho róc xác cái thằng Văn đi. Quân ấy có chết không ai thương.
    Thày đã là lý hình. Vậy thì còn ai còn một chút cảm tình với con trong lúc này?

    Sự cô đơn nhắc nhủ con nhìn trời. Con chỉ còn đưa đôi mắt tràn lệ nhìn về phía ảnh Ðức Mẹ, con van xin Mẹ, và trông cậy Mẹ sẽ cứu giúp con, ít là cho con có đủ can trường để chịu cho qua tấn đòn đêm hôm nay.

    Sung sướng thay! Khi con đã đưa mắt trông nhìn Mẹ cực lành trên trời, thì những biến cố kia sẽ hóa thành êm dịu.

    Thày vụt con lia lịa, nhưng roi nào cũng vào thành phản bên kia, vì con nằm trên phản duới, nên bao nhiêu đầu roi giáng xuống điều được thành phản trên cản roi lại. Con không đau đớn gì cả.

    Tuy nhiên, con đã khóc suốt đêm, vì tận lòng con khơi lên một mạch sầu không tài nào nén nổi:
    Ðối với mẹ từ đấy, con lại cảm thấy xa xôi hơn. Và dường như mẹ cũng hiểu biết rằng: Con không bao giờ dám có một cử động thân yêu nào dù rất nhỏ mọn ra với mẹ nữa. Hơn nữa, con hay tìm đường trốn tránh hết cả mọi người trong gia đình. Kể cả em Lục.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com