Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO

  1. #1
    MatTheu Dang Dinh Quyet's Avatar

    Tuổi: 33
    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: MÁTTHÊU
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HẢI PHÒNG----HẢI DƯƠNG
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 184
    Cám ơn
    186
    Được cám ơn 317 lần trong 108 bài viết

    Default HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO

    HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO

    Bài tham luận của JM. Lam Thy Đinh Văn Diệm



    ĐỀ TÀI THAM LUẬN : Nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 Giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong (vào năm 2009), và kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam (vào năm 2010), Ban Đại Diện Giáo Dân TGP Saigon sẽ tổ chức buổi HỘI THẢO TRUYỀN GIÁO vào ngày 27/02/2009, với đề tài : “Theo quý bạn, tại sao qua nửa thế kỷ truyền giáo, tỉ lệ giáo dân Việt Nam không tăng theo đà tăng dân số (mà còn có phần giảm sút). Xin nêu rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cộng đoàn của quý bạn cần phải hành động gì để cải thiện tình trạng nói trên ?”

    DẪN NHẬP : Lời mở đầu của Sắc lệnh Truyền giáo (Ad Gentes) viết : “Ðược Thiên Chúa sai đến muôn dân để nên ‘bí tích cứu độ phổ quát’, Giáo Hội, vì những đòi hỏi căn bản của công giáo tính và vì mệnh lệnh của Ðấng Sáng Lập (Đức Giêsu Kitô), nhất quyết loan báo Phúc Âm cho hết mọi người” (SL/TG, số 1). Như vậy, tự bản chất, “Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo, vì chính Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo Ý Ðịnh của Thiên Chúa Cha” (SL/TG, số 2). Giáo Hội Việt Nam trải qua 5 thế kỷ (từ 1533 tới nay), hạt giống đức tin Kitô giáo được gieo trồng và trưởng thành như hiện nay, chính là một minh họa sống động cho sứ vụ duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Giáo Hội toàn cầu, đó là sứ vụ truyyền giáo.

    Trong bài tham luận này, không đi vào lịch sử hình thành và phát triển của Giáo hội Việt Nam, chỉ xin trình bày khái quát những nguyên nhân (chủ quan cũng như khách quan) khiến cho hoạt động truyền giáo ở Việt Nam không tăng trưởng đồng thuận với đà tăng trưởng dân số Việt Nam, để từ đó, đề nghị phương hướng hành động.

    I.- TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM :

    Để có được những dữ kiện phục vụ cho bài tham luận này, tác giả dựa chủ yếu trên 2 tài liệu ở trang web “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”, đó là : “Lịch sử Giáo Hội Việt Nam” và “Báo cáo tổng kết tình hình 26 Giáo phận Việt Nam” (tháng 9/2006) do cùng một tác giả thực hiện : Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, thư ký HĐGMVN.

    1/- Sự tăng trưởng của Giáo Hội Việt Nam :

    Trong “Lịch sử Giáo Hội Việt Nam”, Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn đã chia lịch sử truyền giáo tại Việt Nam thành 5 thời kỳ :

    - Khai sinh (1533 - 1659)

    - Hình thành (1659 - 1802)

    - Thử thách (1802 - 1885)

    - Phát triển (1885 - 1960)

    - Trưởng thành (1960 đến nay)

    Vào thời điểm 1802, tổng kết 2 thời kỳ ‘Khai sinh’ và ‘Hình thành’, Giáo hội Việt Nam đã thành hình cơ cấu tổ chức gồm 3 giáo phận với khoảng 320.000 tín hữu.(“Lịch sử Giáo Hội VN”, số 1). Sau giai đoạn ‘Thử thách’, đến năm 1889, tổng kết có 648.435 giáo dân (“Lich sử GHVN”, số 3). Tới năm 1939, có được 16 giáo phận, với 1.544.765 giáo dân (“Lich sử GHVN”, số 4). Vào năm 1960, toàn bộ Giáo hội Việt Nam có 20 giáo phận : 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở Huế và 6 ở Sài Gòn. Thời điểm này, Giáo hội Việt Nam có 2.096.540 tín hữu (“Lich sử GHVN”, số 4).

    Và theo “BC tổng kết tình hình 26 giáo phận VN”, vào năm 1962-1963, cả Giáo hội Việt Nam có 2.151.370 tín hữu. Gần đây nhất, tổng kết đến năm 2005, thì tổng số dân Công Giáo là : 5.854.880 người (“BC tổng kết tình hình 26 GPVN”, 1.1)

    2/- So sánh sự tăng trưởng của Giáo Hội Việt Nam với đà tăng trưởng dân số : Theo “Lich sử Giáo Hội Việt Nam” và “Báo cáo tổng kết tình hình 26 giáo phận Việt Nam” dẫn ở trên, ta có bảng so sánh sự tăng trưởng của Giáo Hội với đà tăng trưởng dân số Việt Nam như sau :

    a)- Thời điểm 1939 : có 1.544.765 tín hữu CG trong tổng số dân cả nước 23.193.769 người, chiếm tỉ lệ 6,66%.

    b)- Thời điểm 1963 : có 2.096.540 tín hữu CG trong tổng số dân cả nước 29.200.000 người, chiếm tỉ lệ 7,18%

    c)- Thời điểm 2005 : có 5.854.880 tín hữu CG trong tổng số dân cả nước 86.701.556 người, chiếm tỉ lệ 6,75%.

    Qua bảng so sánh trên, ta thấy :

    Về dân số : Thời điểm 1939–1962 tăng 126%, thời điểm 1962–2005 tăng 279%.

    Về tín hữu CG : Thời điểm 1939–1962 tăng 136%, thời điểm 1962–2005 tăng 297%.

    Và nếu nhìn toàn cục từ 1939 đến 2005, ta thấy số giáo dân tăng 379% trong khi dân số VN tăng 374%. Như vậy thì tỉ lệ tăng trưởng của tín hữu CG có phần nhỉnh hơn tỉ lệ tăng trưởng dân số VN. Tuy nhiên, nếu nhìn cụ thể vào từng thời kỳ, từ thời điểm 1939 đến 1962 tỉ lệ số giáo dân so với dân số VN chỉ tăng 0,52% (7,18% - 6,66%); nhưng sang thời điểm 1962–2005 tỉ lệ ấy lại giảm mất 0,43% (7,18 - 6,75) . Điều đó không đủ để kết luận sự tăng trưởng của Giáo Hội Việt Nam không tỉ lệ thuận với đà tăng dân số cả nước. Thực chất, vấn đề so sánh tỉ lệ ở đây chỉ là căn cứ trên những báo cáo hoặc tổng kết, mà trong báo cáo hay tổng kết, có khi không tính được đến số dân có 2 nơi khai báo (vừa tính ở nơi mình sống, vừa tính ở nơi đến làm việc), hoặc do diện tích chồng chéo (1 chỗ được 2 giáo phận cùng tính), hoặc còn do tình trạng báo cáo số giáo dân tân tòng, nhưng không nắm được sau một thời điểm (sau một năm, chẳng hạn), số tân tòng ấy còn trụ lại được bao nhiêu ? Còn nếu tỉ mỉ hơn, nhìn vào những thời điểm đặc biệt đem lại nhiều thử thách lớn cho Giáo Hội Việt Nam (như 1954 hoặc 1975), ta có thể nói được là đã có một sự tăng trưởng không đồng thuận, nếu không muốn nói là sa sút, giữa sự tăng trưởng Giáo Hội Công Giáo so với đà tăng trưởng dân số của Việt Nam.

    Thử tìm hiểu nguyên nhân nào đưa đến tình trạng ấy ?

    II.- NGUYÊN NHÂN KHÔNG ĐỒNG THUẬN GIỮA 2 SỰ TĂNG TRƯỞNG:

    Trước khi đưa ra những nguyên nhân (khách quan cũng như chủ quan) về sự không tăng trưởng đồng thuận giữa hai sự tăng trưởng, để tìm phương hướng hành động, thiết nghĩ phải khẳng định một điều là hiện nay, trên khắp đất nước Việt Nam, nhất là nơi những giáo phận, giáo xứ đô thị, nhờ tác động mạnh mẽ của Công Đồng Vaticanô II, công cuộc truyền giáo đã có những chuyển biến rất rõ rệt, người giáo dân có thật nhiều cơ hội và đã thực sự tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Rất nhiều trung tâm Mục vụ được mở ra với những lớp Thần học giáo dân, đào tạo Giáo lý viên, đào tạo kỹ năng sinh hoạt đạo cho giới trẻ, xuất bản nhiều sách báo hữu ich cho công cuộc mở mang Nước Chúa; đó là chưa kể những lớp Giáo lý thường xuyên nơi các giáo xứ đến những lớp Giáo lý tân tòng và Giáo lý hôn nhân dự tòng, rồi những sinh hoạt sống Đạo, đưa Đạo vào đời cũng rất khởi sắc. Mặc dù vậy, cũng thấy rất cần thiết phải nhìn lại mình để tìm ra những ưu điểm mà phát huy, nhất là tìm ra những hạn chế để cùng tìm phương hướng giải quyết, sửa đổi.

    1)- Nguyên nhân khách quan :

    a)- Từ các thể chế chính trị : Các thể chế chính trị tác động rất lớn và mạnh đến công cuộc truyền giáo ở mỗi quốc gia. Đây cũng là điều tất yếu, vì công cuộc truyền giáo luôn phải là hoạt động trong lòng dân tộc, mà dân tộc đó lại được lãnh đạo và điều hành theo một thể chế chính trị nhất định. Nếu gặp được những thể chế cởi mở, tự do, thì hạt giống đức tin có cơ hội nảy nở và phát triển mạnh, còn nếu ngược lại, tất nhiên không tránh khỏi cảnh “Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt” (Mt 13, 4-7). Ở Việt Nam cũng thế, nhưng chúng ta phải chân nhận một điều cánh đồng truyền giáo ở đất nước chúng ta tuy cũng nhiều sỏi đá và gai góc, nhưng nhờ Thần Khí Chúa tác động mãnh liệt, nên mới có một mùa gặt bội thu (trên 130.000 anh hùng tử đạo), và tương lai vẫn thật rực rỡ.

    b)- Từ yếu tố thời đại : Sự phát triển kinh tế và đô thị hoá, nhất là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học trong mọi lãnh vực – đặc biệt là lãnh vực truyền thông – đã dẫn đến một số tiêu cực trong sinh hoạt đạo đức, cũng như làm cho tệ nạn xã hội gia tăng, khiến công cuộc truyền giáo cũng bị ảnh hưởng không ít. Ngoài ra, cũng phải kể đến phong trào sống thực dụng từ phương Tây tràn vào đất nước VN, đưa đến tình trạng “hôn nhân sống thử”, “ăn cơm trước kẻng”… nơi giới trẻ, trong đó có giới trẻ Công Giáo, khiến cho đời sống đạo bị tác động không nhỏ.

    c)- Từ Giáo Hội toàn cầu : Trên bình diện toàn cầu, Giáo Hội Công Giáo cho đến thế kỷ XI, XII, công cuộc truyền giáo nói chung chỉ dành cho các giáo sĩ, thậm chí việc rao giảng Lời Chúa được coi là đặc quyền của hàng Giám mục. Mãi đến thế kỷ XII, một số linh mục Dòng (cụ thể là Dòng Đa Minh) mới xin và được Tòa Thánh chấp thuận cho giảng thuyết Lời Chúa, và có lẽ cũng nhờ thế mà nảy sinh phong trào giáo dân tham gia vào công việc này (vd : Hội “Các bà mẹ khoác áo choàng” ở châu Âu thế kỷ XII, XIII).

    Riêng ở Việt Nam, mãi đến thế kỷ XVI, hạt giống đức tin mới được gieo trồng. Ở giai đoạn hình thành và phát triển (1533-1802), bước đầu cũng có những khó khăn trở ngại (từ chế độ chính trị phong kiến bảo thủ, đến ngôn ngữ giao tiếp giữa các giáo sĩ truyền giáo và dân bản địa), nhưng cũng phải nói là đã có những thuận lợi nhất định khiến cho số tín hữu tăng triển rất mau. Tiếp theo là giai đoạn thử thách với gần một thế kỷ (tk XIX) Đạo Công Giáo bị bách hại, một điều hiển nhiên chứng tỏ sự đóng góp công sức (kể cả máu đào) của giáo dân vào công cuộc truyền giáo không phải là ít trong số hơn 130.000 anh hùng tử vì đạo (mà cụ thể nhất là 117 vị được tuyên phong hiển thánh, đã có tới 43 vị là giáo dân – “Danh sách 117 Thánh Tử Đạo VN” – Kho Tài liệu <Thanhlinh.net>).

    Tuy nhiên, nhìn sâu vào vấn đề sẽ thấy vai trò người giáo dân vẫn còn rất mờ nhạt, khiến công cuộc truyền giáo không phát huy được hết sức mạnh của yếu tố cơ bản là phần đóng góp thiết thực của chính những tín hữu, và phải đợi đến Công Đồng Vaticanô II “với đường hướng đại kết và mục vụ đã làm cho Giáo hội Việt Nam, nhất là ở miền Nam, quan tâm nhiều đến vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay và thúc đẩy mọi tín hữu tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội trần thế” (“Lich sử GHVN”, số 5), Giáo Hội mới phục hồi giá trị đích thực cho người giáo dân.

    2)- Nguyên nhân chủ quan :

    a- Quan niệm thủ cựu : Như trên đã trình bày, xuất phát từ quan niệm của Giáo Hội trước Công Đồng Vaticanô II, vấn đề rao giảng Lời Chúa chỉ dành cho hàng Giáo sĩ, còn giáo dân là thứ yếu. Cách đây khoảng 40, 50 năm về trước, giáo dân VN nếu có tham gia vào công cuộc truyền giáo thường thì chỉ là đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà xứ, xây dựng thánh đường, hoặc tổ chức những nghi thức quan-hôn-tang-tế theo nghi thức Công Giáo. Công việc giảng thuyết Lời Chúa hoàn toàn dành cho Tu sĩ, Linh mục. Sau “Công đồng Chung Vaticanô II (1962-1965) với đường hướng đại kết và mục vụ đã làm cho Giáo hội Việt Nam, nhất là ở miền Nam, quan tâm nhiều đến vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay và thúc đẩy mọi tín hữu tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội trần thế” (“Lich sử GHVN”, số 5), vai trò người Giáo dân đã được đặt lại đúng với vị trí quan trọng trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Tuy tình hình có được cải thiện rất nhiều theo hướng tích cực và kết quả thật khả quan, nhưng cho đến ngày nay, vẫn còn bàng bạc quan niệm thủ cựu cho rằng việc rao giảng Lời Chúa chỉ dành cho hàng giáo sĩ, giáo dân không được tham dự.

    Xin dừng một chút ở đây để nhìn thẳng vào vấn đề tại sao công cuộc truyền giáo ở VN giai đoạn đầu lại khởi sắc mà sau đó gần như bị thoái trào ? Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính theo thiển ý có lẽ cũng chính là ở chỗ người tòng giáo ở giai đoạn đầu nhìn thấy những người đi truyền giáo là người nước ngoài (không chỉ khác biệt về ngôn ngữ, mà còn cả đến cách sống, cách sinh hoạt với những phong tục tập quán dị biệt), nhưng đã hòa mình vào cuộc sống dân bản địa (học ngôn ngữ, học cách sống và sống hệt như một người VN thuần túy). Họ cảm thấy gần gũi hàng giáo sĩ truyền giáo, thân thiết như người trong gia đình, và đặc biệt là lối sống bình dị, sống đúng như lời rao giảng của các ngài, vì thế nên họ dốc lòng tin theo. Tuy nhiên, đến những giai đoạn sau, với các giáo sĩ VN thì có khác. Không dám vơ đũa cả nắm, nhưng phải nói là đã có không ít Nhà xứ tuy được gọi là Nhà Chung, mà gần như đã trở thành những lô cốt quý tộc, phong kiến hơn cả phong kiến. Lời Chúa chỉ được giảng trên tòa giảng, trong thánh lễ, nhưng nhìn vào cuộc sống thì lại thấy cả một khoảng cách khá xa.

    b- Quan niệm ỷ lại : Về phía giáo dân, thì quan niệm ỷ lại cũng vẫn còn đè nặng lên nếp sống đạo của một số không nhỏ trong cộng đoàn tín hữu. Làm việc gì cũng được, nhưng đến việc rao giảng Lời Chúa thì lại đùn đẩy cho các vị Tu sĩ, Linh mục. Còn về việc sống đạo – một phương cách truyền giáo bằng chứng tá rất hiệu nghiệm – thì nhiều khi lại vướng vào kiểu chuộng hình thức phô trương hơn là đi sâu vào sống thực, sống đúng với Lời Chúa. Tắt một lời “lời nói không đi đôi với hành động” trong lãnh vực này ở cả 2 phía : các vị mục tử và cộng đồng tín hữu. Trong Thư Mục vụ của HĐGMVN 2003 có viết : “Ngày nay người ta tin vào những chứng nhân hơn là những thày dạy, mà nếu có tin vào những thày dạy thì cũng bởi vì những thày dạy là những chứng nhân”, và đưa ra lời khuyên dạy : “Trước khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống”. Mà với đời sống như vừa nêu thi hiệu quả rao giảng ra sao, chẳng nói ai cũng đã rõ.

    c- Năng lực và trình độ người giáo dân : Đại đa số giáo dân có trình độ văn hóa dưới trung bình, cùng với năng lực bị hạn chế do cuộc mưu sinh, chưa tiếp cận được với trào lưu tiến bộ (qua những phương tiện truyền thông hiện đại : sách báo, tài liệu, truyền thanh, truyền hình, internet…). Chính điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự đóng góp của người giáo dân vào công cuộc truyền giáo.

    III.- HƯỚNG HÀNH ĐỘNG :

    Trước hết, xin phép được nêu lên một số kiến nghị từ “Báo cáo tổng kết tình hình 26 giáo phận VN” của Văn phòng Thư ký HĐGMVN :

    “- Việc đào tạo nhân sự cho các linh mục, tu sĩ để những người này quan tâm hơn đến các hoạt động truyền giáo mang tính cách xã hội cũng như có thái độ xứng hợp với các đức tính nhân bản.

    “- Việc quan tâm của linh mục đối với những giáo dân có chuyên môn để cùng cộng tác trong các hoạt động của giáo xứ.

    “- Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tác động sâu xa đến toàn xã hội Việt Nam, trong đó có các tín hữu. Khu vực dễ tổn thương nhất là những người nông dân Việt Nam chiếm tới 70% dân số. Nhiều người chưa biết sẽ có những cạnh tranh khốc liệt, nhiều vùng nông thôn với những cây trồng không hợp với thương mại nông nghiệp (ví dụ như bông vải, bắp/ngô) sẽ bị xoá sổ, nhiều miền đất đai manh mún sẽ bị dồn điền đổi thửa, nhiều người nông dân sẽ phải bỏ ruộng để đi làm công ăn lương khi nông sản rớt giá trên thị trường… Còn rất nhiều vấn đề khác mà nếu không sớm tìm hướng giải quyết sẽ trở nên nghiêm trọng.

    “- Về phương diện xã hội, nghiên cứu về cấu trúc tâm lý và bản sắc của người Việt, người ta không thể không ưu tư trước những vấn đề tham nhũng, giáo dục, lối sống thực dụng của nhiều người, nhất là giới trẻ; thái độ sống nghi ngờ, cục bộ, thiếu đoàn kết và cộng tác chân thành với nhau… Vậy HĐGMVN đang có những phương hướng nào để đào tạo nhân sự vượt qua những mặt yếu kém ấy để giúp cho dân tộc phát triển bền vững cũng như giúp cho người tín hữu sống đạo cách thiết thực trong hoàn cảnh hiện nay” (“Báo cáo tổng kết tình hình 26 giáo phận VN”, số 2.3, 2.4)

    Ngoài ra, kính đề nghị HĐGMVN làm sao để toàn thể hàng ngũ mục tử (đặc biệt là các vị quản xứ) quán triệt thật sâu sắc vai trò của người giáo dân trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội, sẵn sàng mời gọi tín hữu (trực tiếp hoặc thông qua các hội dòng, đoàn thể…) cùng cộng tác, hợp tác trong công việc chung của Giáo xứ, nhất là trong lãnh vực truyền giáo.

    Với các hội dòng, đoàn thể, xin đừng tị hiềm, biệt lập, mà cùng hướng đến sứ vụ chung của Giáo Hội, dốc tâm dốc sức thực thi Lời Chúa : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15), làm sao để các hội đoàn trở nên những cánh tay đắc lực, những cánh tay nối dài của vị mục tử quản xứ đến tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ và tiếp tục vươn tới những anh em tuy không cùng tín ngưỡng, nhưng vẫn đồng cam cộng khổ trong cùng một thôn làng, một phường khóm và trên tất cả là cùng chung một huyết thống con Hồng cháu Lạc trên dải đất hình cong chữ S thân yêu.

    KẾT LUẬN :

    Tóm lại, tất cả những điều được phân tích và trình bày trên, cho thấy chúng ta đã làm và làm tốt sứ vụ mà Thiên Chúa và Giáo Hội trao phó trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam qua 5 thế kỷ gian nan thử thách cũng nhiều, mà vui mừng phấn khởi cũng không ít. Những vấn nạn được nêu ra chỉ nhằm mục đích rút kinh nghiệm để có thể làm tốt hơn nữa, chu toàn được trách vụ, hầu mong đạt được hy vọng “cánh đồng truyền giáo Việt Nam” chan hòa rực rỡ ánh hào quang Tin Mừng chiếu tỏa.

    Trong tâm tình ấy, xin mượn phần kết luận của “Lịch sử Giáo Hội Việt Nam”, để kết thúc bài viết này : “Bước vào thiên niên kỷ mới, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã thiết tha yêu cầu người tín hữu đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách sống của mình theo đúng tinh thần của Chúa Kitô để có thể “sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng cho mọi giới đồng bào thân yêu” (x. HĐGMVN, Thư Mục vụ, tháng 10-2000, số 2, 3, 5, 8). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Khởi đầu thiên niên kỷ mới, cũng mời gọi tất cả chúng ta cùng “ra khơi với Đức Giêsu Kitô” để thả lưới và bắt được nhiều “cá người” cho Thiên Chúa (số 51-52). Chúng ta sẽ không đứng yên trên bờ hay vui chơi trên bãi biển theo xu hướng cầu an hưởng thụ của con người thời nay. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận những gian lao vất vả trong cuộc sống đạo và truyền đạo để làm cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam mỗi ngày thêm phát triển, tràn đầy tình thương và sự sống của chính Thiên Chúa”.
    Chữ ký của MatTheu Dang Dinh Quyet
    tại sao nước mắt lại tràn
    —¦--Quyet--¦—
    tại sao hy zọng lại càng mất đi
    —¦--Quyet--¦—
    tại sao uống rượu ngàn ly
    —¦--Quyet--¦—
    nhưng lại k thể wên đi 1 người
    —¦--Quyet--¦—
    tôi k bít trời mưa hay nắng
    mất 1 người tôi cảm thấy cô đơn
    mất 1 người tôi thấy đời thật zô nghĩa
    mất 1 người tôi ko phải là tôi....

  2. Có 4 người cám ơn MatTheu Dang Dinh Quyet vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com