Giới thiệu sách: Chúa Ba Ngôi
GILLES EMERY, O.P.
CHÚA BA NGÔI
DẪN NHẬP THẦN HỌC VÀO HỌC THUYẾT TÔN GIÁO VỀ CHÚA BA NGÔI
Dẫn Nhập
Khi nói về Chúa Thánh Thần trong thông điệp Divinum Illud munus[1](năm 1897), Đức Giáo Hòang Léon XIII đã nhắc lại rằng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thánh thiện là “bản thể của Tân Ước”. Chúa Ba Ngôi không phải là một chủ đề để suy niệm giữa những chủ đề khác, nhưng mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là tâm điểm đức tin kitô giáo. Khẳng định Chúa Ba Ngôi là “bản thể của Tân Ước”, đó là nhận biết rằng: Chúa Ba Ngôi được đặt ở trung tâm của Tin Mừng, là thực tại chính yếu và là cấu thành nên đối tượng của đức tin, hy vọng và đức ái. Cũng theo chiều hướng đó, Đức Giáo Hòang Léon giải thích rằng, Ba Ngôi Thánh là “mầu nhiệm lớn nhất trong các mầu nhiệm, là nguồn và là nền tảng của tất cả những mầu nhiệm khác”[1]. Cũng vậy, sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo giải thích một cách rõ ràng hơn:
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi C?c Thánh là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống kitô hữu. Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa trong chính Ngài. Do đó, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là cội nguồn của tất cả các mầu nhiệm đức tin khác và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo lý căn bản nhất và chủ yếu nhất trong “trật tự các chân lý” đức tin. “Lịch sử cứu độ chính là lịch sử của đường lối và phương thế, mà Thiên Chúa thật và duy nhất là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dùng để tự mạc khải cho con người, giao hoà và kết hợp với Ngài những ai từ bỏ tội lỗi”[1].
Bổn phận căn bản của thần học là đem lại niềm tin và hy vọng. “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1P 3,15). Trong lời mời gọi này của thánh Phêrô, “hy vọng” tương đương với “đức tin”: có nghĩa là liên quan đến đức tin[1]. Như vậy, thần học Ba Ngôi có bổn phận đưa ra ánh sáng và chân lý đức tin trong Chúa Ba Ngôi. Bởi vì Chúa Ba Ngôi làm sáng tỏ tất cả các mầu nhiệm đức tin khác, do đó thần học phải cho thấy được “sự liên kết giữa các mầu nhiệm với nhau”. Nghĩa là mối liên hệ mật thiết mà tất cả các thực tại khác của đức tin duy trì với Ba Ngôi. Điều này bao gồm việc chăm chú học hỏi Lời Chúa được ghi chép trong Sách Thánh và được chuyển tải nhờ Thánh Truyền. Vì vậy, đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự suy tư khi đọc Sách Thánh, cũng như việc nghiên cứu giáo huấn của Hội Thánh (đặc biệt là các Công Đồng đã diễn tả niềm tin của Giáo Hội về Chúa Ba Ngôi), nhất là lịch sử cứu độ trong đó, Thiên Chúa tự mạc khải mình ra để kết hiệp với nhân loại mà Ngài cứu độ.
Niềm tin chủ yếu vào Chúa Ba Ngôi mang tính Giáo Hội. Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch của Giáo Hội mà sự hiệp nhất là tham dự vào sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, tình yêu đối với Ba Ngôi và niềm hy vọng được hiệp nhất với Ba Ngôi để luôn luôn tạo nên mối tương quan sâu xa nhất mà Giáo Hội đang sống trên con đường hướng về sự hưởng kiến tôn nhan Chúa Ba Ngôi. Chiều kích mang tính Giáo hội này được tìm thấy ngay tại trung tâm của học thuyết Ba Ngôi. Nó biểu lộ ân huệ mà Thiên Chúa là Cha đã thực hiện khi sai Con mình đến trong xác phàm và đổ tràn Thánh Thần, nhằm qui tụ con cái đã bị tội lỗi làm li tán. “Và dân được Chúa Ba Ngôi thánh thiện hợp nhất, chính là Hội thánh, là vinh quang của Đức Khôn Ngoan, Thân Mình Chúa Kitô và là Đền Thờ của Thánh Thần”[1].
Quyển sách này nhằm đưa ra một “dẫn nhập thần học vào học thuyết Công giáo về Chúa Ba Ngôi”. Chủ đích của sách này nhằm trình bày ý nghĩa và chân lý mà Chúa Ba Ngôi đã mạc khải cho chúng ta trong chính mầu nhiệm của Ngài. Thông thường người ta cho rằng, sự tiếp cận này có thể được liên kết với thần học tín lý. Một công cuộc tìm kiếm, đồng thời đòi hỏi một tinh thần nhiệt thành và khiêm tốn. Thần học Ba Ngôi tìm cách đem lại một tri thức chiêm niệm trong đức tin, nghĩa là biểu lộ ánh sáng chứa đựng trong niềm tin vào Chúa Ba Ngôi. Ánh sáng này là nguồn mạch của tất cả đời sống kitô hữu. Vì thế, ở đây, không liên quan đến việc thực hành toán học biện chứng (ba = một), cũng không phải là một suy tư tách rời ra khỏi kinh nghiệm kitô hữu. Đúng hơn, thần học Ba Ngôi đề nghị thực hành một sự khôn ngoan chiêm niệm và một công việc thanh luyện tri thức để tiếp cận mầu nhiệm của Thiên Chúa. Sự thanh luyện tri thức này dựa trên việc đón nhận mạc khải của Thiên Chúa trong đức tin (chính đức tin tìm kiếm lý trí). Đức tin không thể tách rời ra khỏi việc thanh luyện tâm can bằng lời cầu nguyện chung của cộng đoàn cũng như của cá nhân.
Công cuộc tìm kiếm tri thức đức tin tốt nhất là nhờ việc tìm kiếm hạnh phúc mang lại. “Cứu cánh của tất cả kế hoạch thần linh, đó là đưa tạo vật đi vào trong sự hiệp nhất hòan hảo với Ba Ngôi vĩnh phúc”[1]. Truyền thống thần học đúng đắn nhất luôn luôn giữ v?ng tri thức đức tin trong ánh sáng hy vọng hạnh phúc trong Chúa Ba Ngôi. Trong tác phẩm: “Chúa Ba Ngôi”, thánh Augustinơ đã giải thích: “Niềm vui trọn vẹn ở bên kia cái không có gì, đó là vui hưởng Thiên Chúa theo hình ảnh của Đấng đã tạo dựïng nên chúng ta”[1]. Thánh tiến sĩ Thomas d’Aquin, mang âm hưởng của thánh Augustinơ đã giải thích ngay từ đầu trong suy tư của ngài về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: “Sự hiểu biết về Ba Ngôi trong sự hiệp nhất là kết quả và là đích điểm của tất cả đời sống chúng ta”[1]. Sự hiểu biết này không chỉ nằm trong trật tự của khái niệm, mà là sự hiểu biết của kinh nghiệm, đó là quà tặng của Thiên Chúa nhằm chuẩn bị đi vào vi?c chiêm ngưỡng Chúa trong niềm vui trên trời. Sự hiểu biết này đến từ đức tin. Chính xác hơn, chính đức tin đã đưa đến thần học. Bên Đông Phương, Evagre le Pontique (thế kỷ thứ IV) đã bảo đảm cho những gì nói trên bằng công thức ấn tượng sau: “Nước Thiên Chúa là nhận biết Thiên Chúa Ba Ngôi”[1].
Hy vọng được chiêm ngắm Chúa Ba Ngôi trong hạnh phúc đời là lương thực do thực tại quà tặng mà Thiên Chúa ban cho Giáo hội hôm nay đang trên đường lữ thứ trần gian. “Nhưng ngay từ bay giờ, chúng ta đã được mời gọi đến ở trong Thiên Chúa nhờ Ba Ngôi rất thánh: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”(Ga 14,23). Như vậy, thần học về Ba Ngôi là một thực hành chiêm niệm hướng về hạnh phúc đích thực, một th?c hành của tri thức khôn ngoan hướng về hưởng kiến tôn nhan Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống vĩnh hằng.
Chúng tôi xác định thêm rằng điều chính yếu của quyển sách này tập chú vào giáo lý về Chúa Ba Ngôi. Nghĩa là những lời dạy liên quan đến Ba Ngôi. Giới hạn của tác phẩm dẫn nhập này không cho phép chúng tơi trình bày những đóng góp của những nhà huyền bí (như thánh Cathérine thành Siéna, thánh Gioan thánh giá, thánh Élisabeth Chúa Ba Ngôi), cũng không trình bày những cách diễn tả về Chúa Ba Ngôi trong nghệ thuật Kitô giáo, cũng không trình bày một số chủ đề đặc biệt của suy tư thần học (chẳng hạn như chỗ đứng của Ba Ngôi trong đối thọai liên tôn). Một quyển sách dẫn nhập không thể trình bày hết mọi lãnh vực. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ quy chiếu trong phụng vụ, bởi vì phụng vụ chiếm một chỗ đứng trung tâm, nhưng chúng ta sẽ không tìm thấy ở đây một sự trình bày sâu xa những biểu hiện phụng vụ về đức tin vào Chúa Ba Ngôi. Trong tất cả các lãnh vực được trình bày (Kinh Thánh, phụng vụ, giáo huấn của huấn quyền, giáo phụ, truyền thống thần học, nguồn triết học, suy tư thần học tín lý và luân lý… ), sự tiếp cận của chúng tôi chỉ giới hạn trong những khía cạnh nền tảng căn bản. Đặc biệt là chúng tôi cố gắng đưa ra sự liên kết giữa các lãnh vực với nhau.
Tác phẩm dẫn nhập này chỉ nhấn mạnh trên nền tảng giáo lý, vì thế chúng tôi giới thiệu những trào lưu thần học đương đại. Một đàng, những tổng hợp lớn về thần học Ba Ngôi thế kỷ XX, đặc biệt là của Karl Barth và của Urs von Balthasar vẫn tiếp tục gợi hứng cho suy tư thần học ngày hôm nay. Những tổng hợp này cũng gợi lên nhiềâu khó khăn vượt quá giới hạn của tác phẩm này. Đàng khác, chúng tôi nhìn nhận giới hạn công việc của chúng tôi, điều đó sẽ kéo theo nguy cơ vượt qua những cố gắng này hoặc nguy cơ đặt cạnh nhau mà không cống hiến những tiêu chuẩn biện phân để lượng định những giá trị và những tranh luận[1]. Tác phẩm này không cung cấp toàn bộ những khuynh hướng khác nhau của thần học Ba Ngôi ngày hôm nay. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ giữ lại những đóng góp mới đây (nhiều đóng góp mới sẽ được giới thiệu sau), nhưng điểm nhấn của tác phẩm này được trình bày dựa trên nguồn truyền thống nh?m đưa ra những tiêu chuẩn biện phân hầu định hướng cho suy tư thần học.
Tác phẩm này gồm sáu chương. Ba chương đầu trình bày những yếu tố căn bản giáo huấn của Giáo hội. Những yếu tố này được trình bày dưới dạng hệ thống trong ba chương kế tiếp. Chương thứ nhất được xem như là chương mở: chương này sẽ giới thiệu những con đường để dẫn lý trí đức tin vào Ba Ngôi chí thánh. Nội dung của chương thứ hai là mạc khải của Tân Ước về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chương thứ ba nhấn mạnh v? những định tín đức tin, nghĩa là sự đón nhận mạc khải và công bố niềm tin vào Ba Ngôi khởi đi từ Tân Ước cho đến Kinh Tin Kính (credo) của Công đồng Constanstinople I. Ba chương cuối tìm được gợi hứng ch? y?u từ nền «văn hóa kitô giáo về Ba Ngôi». Nền văn hoá này được kết thành vào cuối lịch sử Cổ Đại Đông phương cũng như Tây phương. Cho đến nay, nền văn hóa cổ đại này vẫn còn đóng môt vai trò quan trọng trong việc định hướng suy tư của chúng ta. Nền văn hóa này cũng gợi hứng cho những tổng hợp quan trọng của thời Trung Cổ, đặc biệt là của thánh Thomas d’Aquin, vị tiến sĩ đã giúp chúng ta vươn xa hơn trong tri thức đức tin về Ba Ngôi. Như vậy, chương thứ tư đạt đến những nguyên lý chủ đạo về học thuyết Ba Ngôi. Chương này sẽ chú ý đặc biệt đến những khái niệm «ngôi vị» - (persona) - để giải thích những xác quyết của Kitô giáo «chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi». Trên nền tảng căn bản này, chương thứ năm đưa ra một tổng hợp về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chương này (dài nhất của tác phẩm) giới thiệu giáo lý «truyền thống» về Ba Ngôi Thiên Chúa trong đời sống thân mật nội tại cũng như trong hoạt động tạo dựng và cứu độ của Ba Ngôi. Chương cuối cùng, trở lại với hoạt động sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là một cách trở về với Ba Ngôi Thiên Chúa trong hoạt động của Ngài vì lợi ích phần rỗi của chúng ta. Sự trở về này thừa hưởng những ánh sáng chỉ dẫn của tín lý liên quan đến Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi hiệp nhất trong một bản thể duy nhất và trong những đặc tính riêng biệt của từng Ngôi Vị.
Như vậy, hành trình của chúng ta khởi đi từ mạc khải của Ba Ngôi trong chương trình cứu độ để đi tới đích điểm là học thuyết về Chúa Ba Ngôi trong chương trình tạo dựng và trong ân sủng. Những quy chiếu sách tham khảo sẽ bị giới hạn. Chúng ta sẽ tìm thấy ở cuối sách trang ngữ vựng nói về ý nghĩa của những từ chính yếu liên quan đến thần học Chúa Ba Ngôi.