Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Những thuận lợi và những khó khăn của việc dạy Giáo lý hiện nay

  1. #1
    nguoihanhhuong_'s Avatar

    Tham gia ngày: May 2010
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: VietNam
    Bài gởi: 3
    Cám ơn
    78
    Được cám ơn 11 lần trong 3 bài viết

    Default Những thuận lợi và những khó khăn của việc dạy Giáo lý hiện nay

    Những thuận lợi và những khó khăn của việc dạy Giáo lý
    *****
    “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, hãy khiển trách, hãy khuyên lơn, hết tình đại lượng và dụng tâm dạy dỗ”( 2 Tim 4,2).

    Hãy rao giảng Lời Chúa. Đây là lời khuyên cuối cùng của thánh Phaolô, gởi cho Timôthêô trong lúc Phaolô bị giam giữ lần thứ II. Timôthêô nao núng vì thấy việc rao giảng gặp khó khăn. Rao giảng là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Thánh, của các Tông đồ (Tđcv 4,19-20), của Phaolô (1 Cor 1,17), và của mọi mọi người đã lãnh nhận ánh sáng đức tin (Gioan Phaolô II, CT 16)..

    1. Ngay từ buổi đầu, các Tông đồ đã gặt hái được nhiều thành qua. Sau bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô đã có ba ngàn người xin lãnh nhận Phép Rửa (Tđcv 2,41), rồi các tín hữu tỏ ra chuyên cần nghe Tông đồ giảng dạy(Tđcv 2,42). Thế nhưng các ngài cũng trải qua nhiều thử thách: Thấy Phêrô và Gioan giảng cho dân chúng trong Đền Thờ, các thầy tư tế, viên lãnh binh Đền Thờ, những người thuộc nhóm Sađốc kéo đến gây sự. Họ bắt Phêrô và Gioan, tống ngục để hôm sau đưa ra xét xử giữa hội đồng các kỳ mục (Tđcv 4,1- 7). Còn Phaolô thì sao ? Khi người Do Thái biết được Phaolô bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu Kitô, thì đã bàn kế giết ông (x. Tđcv 9,20. 23).

    2. Ngày nay, trong các Họ Đạo của Địa Phận Vĩnh Long, các Linh mục, các Tu sĩ với sự trợ giúp của nhiều giáo lý viên vẫn đang lo cho có những buổi học giáo lý, lo cho trẻ em được Rước Lễ lần đầu và lãnh nhận Bí Tích Thêm sức, các lớp giáo lý hôn nhân , các lớp giáo lý dự tòng. Xem ra giáo dân vẫn còn chuyên cần với giáo huấn của Hội Thánh.

    Tuy nhiên không thể phủ nhận những khó khăn tại nhiều nơi: nào là các em không còn thì giờ để theo các lớp giáo lý ở Nhà Thờ, nào là cha mẹ sợ con mình vì phải đi học giáo lý nên không có sức để học bài ở nhà trường, có khi bỏ cả Lễ Chúa Nhật để đi học thêm. Học ở Nhà Thờ thì ít mà học ở Nhà Trường, ở Nhà Thầy Cô giáo thì nhiều; hiểu biết đạo lý không được bao nhiêu, nhưng được nhồi nhét vào đầu nhiều thứ vô bổ. Hơn nữa, xao lãng việc học giáo lý cũng đưa đến tình trạng bỏ kinh hôm, kinh mai, lôi thôi trong việc lãnh nhận các Bí Tích. Thử nghĩ xem: mỗi tuần chỉ đến Nhà Thờ một lần, rồi suốt tuần không còn nhớ đến Chúa, không cầu nguyện nữa, như thế có khác gì một người ăn uống thiếu thốn, thất thường, làm sao có sức đề kháng trước biết bao thử thách, biết bao cám dỗ tràn lan biến xã hội nầy thành một môi trường bị ô nhiễm, lôi kéo vào những tệ nạn nguy hại khôn lường.

    3. Thế nên, là những bậc cha mẹ, những nhà giáo dục đức tin, chúng ta không thể khoan nhượng trước thái độ xem thường việc học giáo lý. Phải làm sao để bảo vệ tương lai của Hội Thánh, bảo vệ hạnh phúc của con em chúng ta. Cần nêu cao trách nhiệm của mọi thành phần dân Chúa, tạo sự cộng tác giữa các gia đình và Nhà Thờ cũng như cải tiến phương pháp truyền đạt đức tin, kết hợp việc học với thực hành, đừng coi nhẹ việc đọc kinh chung trong gia đình như là một phương thế cần thiết để nuôi dưỡng và giáo dục đức tin.

    Luôn ghi nhớ và thực hành theo lời khuyên bảo của Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời Chúa, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tim 4,2).

    trích www.giaophanvinhlong.net

    thay đổi nội dung bởi: nguoihanhhuong_, 04-06-2010 lúc 04:33 PM

  2. Có 5 người cám ơn nguoihanhhuong_ vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com