Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: BƠI NGƯỢC DÒNG

  1. #1
    cafeda2009's Avatar

    Tham gia ngày: Jul 2009
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Saigon
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,386
    Cám ơn
    5,297
    Được cám ơn 2,565 lần trong 989 bài viết

    Default BƠI NGƯỢC DÒNG

    BƠI NGƯỢC DÒNG


    26/10/2009 1500 Lm. NGUYỄN HỒNG GIÁO



    Bài xin được đăng lại từ VietCatholic

    Ai cũng biết, bơi ngược dòng ( hay chèo ngược dòng ) là khó khăn, vất vả và thậm chí nguy hiểm nữa, nhất là khi dòng chảy rất mạnh. Thế nhưng người ta vẫn phải làm nếu như đó là bổn phận hoặc nếu mục tiêu của họ nằm ở phía mạn ngược.

    Hình ảnh bơi ngược dòng thường được dùng để nhắc nhở hay động viên bất cứ ai muốn sống tốt, làm việc tốt, đạt một lý tưởng cao đẹp trong một môi trường xấu, không thuận lợi. Dòng chảy nói đây có thể là dư luận, tập tục, não trạng ( lối suy nghĩ ), một chủ trương, hay một thang giá trị của một xã hội, một nhóm người v.v... đi ngược lại với điều tốt ta theo đuổi, hoặc với bổn phận mà lương tâm đạo đức buộc ta phải thi hành.
    Trong thế giới ngày nay, ngay việc nhận cho ra cái tốt, cái xấu đã không phải là chuyện luôn luôn dễ dàng rồi, nói chi tới việc làm lành, lánh dữ ! Ranh giới giữa tốt xấu trở nên mơ hồ, thậm chí lắm lúc thay đổi chỗ nho nhau ! Có không biết bao nhiêu chuyện sai trái, xấu xa về mặt đạo đức, nhưng vì được dung túng hay vì ai cũng làm cả nên dần dần trở nên bình thường ( và như thế mặc nhiên được coi là đúng ), còn những người can đảm làm ngược lại sẽ bị coi là lập dị ( và tất nhiên là bị thiệt thòi ). Cũng phải nói thêm rằng không phải tất cả những việc được pháp luật cho phép hay công nhận đương nhiên là tốt về mặt đạo đức. Hàng chục năm, chính quyền Nam Phi ( cũ ) đã coi là hợp pháp chính sách phân biệt chủng tộc ( Apartheit ), để cho thiểu số bé nhỏ người da trắng tự do áp bức, bóc lột đa số người da đen của đất nước này. Đó chỉ là một trong trăm ngàn ví dụ.
    Kỳ thi đại học, cao đẳng mùa hè 2003 này lại là một mùa thi “bình thường” như những năm qua, nghĩa là lại: “Rợp trời Phao”, “Tràn ngập Phao”, “Chợ Phao ngay gần cổng trường”, “Thi thuê”, “Thi kèm”… - những đầu đề chúng ta có thể đọc nhan nhản trên báo chí. Một bộ phận dư luận bức xúc, nhưng hẳn là những người trong cuộc đều nhất trí: ”Có gì mà ầm ĩ!” Tâm trạng sau đây của thí sinh Nguyễn Phương Lan chia sẽ trên báo Tuổi Trẻ ngày 18.6.2003 quả là hiếm: Sau khi tham dự kỳ thi cao đẳng tổ chức tại Hà Nội và chứng kiến “90% thí sinh trong phòng thi đã sử dụng tài liệu” và “các giám thị gác thi thì như không thấy gì cả”, Nguyễn Phương Lan viết: “Tâm trạng tôi sau khi thi là phẫn nộ, giận dữ, hổ thẹn và đau xót. Tôi phẫn nộ khi thấy không chỉ các cán bộ, công chức dự thi thản nhiên dùng “phao” trong thi cử mà ngay cả thầy cô cũng tỏ thái độ bàng quan một cách kỳ lạ. Một số thí sinh còn cười xòa bảo “phao” là “phong tục” mà mình nên “hòa nhập” tránh trở thành lẻ loi, lập dị. Tôi hổ thẹn vì mình đã không can đảm đứng lên phản ánh các tiêu cực…”
    Bất cứ ai muốn sống “cho ra sống”, sống “cho nên người”, “sống với lòng tự trọng” đều phải xác định cho đúng đâu là điều tốt ( - mà đã là tốt về mặt luân lý thì phải là tốt cho bất cứ ai - ) và quyết tâm ra sức làm theo, cho dù phải vất vả “bơi ngược dòng”, và cho dù biết rằng không phải lúc nào mình cũng thắng được cái xấu nơi mình và chung quanh mình. Ý thức đạo đức và nổ lực đạo đức bền bỉ đó làm nên giá trị thật của con người.
    Nếu thế thì một người Kitô hữu lại càng phải biết bơi ngược dòng và chấp nhận trở nên “khác người” trong không ít hoàn cảnh. Một người Kitô hữu tốt, tiên vàn phải là một con người tốt. Một người tốt đã thuộc về Chúa cách nào đó rồi, cho dù họ không ý thức hay không muốn như thế, bởi vì Thiên Chúa là sự Thiện tối cao và khách quan mà nói, mọi sự tốt lành đều liên quan tới nguồn mạch này. Những đòi hỏi “đạo đức” của Chúa đối với kẻ tin nhận Người, không loại bỏ những đòi hỏi của “luân lý tự nhiên” ( mà với lý trí, con người có thể tìm ra) nhưng nâng cao và kiện toàn chúng.
    “Giữa một thế hệ gian tà, sa đọa, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2, 15 ): đó là bơi ngược dòng.
    “Anh em đừng rập theo thế gian này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa : cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” ( Rm 12, 2 ): đó là bơi ngược dòng.
    “Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi họ có vu khống, coi anh em là người gian ác, họ cũng thấy các việc lành anh em làm mà tôn vinh Thiên Chúa” ( 1 Pr 2, 12 ): đó là bơi ngược dòng.
    “Nếu anh em sống theo tính xác thịt ( thù nghịch với Thiên Chúa ), anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hànhvi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống” ( Rm 8, 13 ): đó cũng là một lời kêu gọi gián tiếp hãy bơi ngược dòng.
    Đạo Chúa không cấm chúng ta bất cứ điều gì ngoại trừ sự ác, sự tội. Thế gian mà Kinh Thánh Tân Ước nói rằng người Kitô hữu không thuộc về nó nên nó ghét họ ( x. Ga 15, 19 17, 14 - 16 ), chính là thế gian tội lỗi, thế gian tối tăm, thế gian bị sự Ac thống trị.

    Xã hội Việt Nam đang suy thoái trầm trọng về đạo đức. Mặc dù không thiếu người tốt việc tốt cũng như những chủ trương và biện pháp đúng đắn nhằm ngăn chận và loại trừ cái xấu, nhưng phải sợ rằng cái xấu càng ngày càng lên mặt lấn lướt cái tốt và như thách thức những ai muốn chống lại nó. Điều đáng sợ hơn nữa là lương tâm đạo đức đang bị xói mòn : dường như càng ngày chúng ta càng “làm quen” với nó, “bình thường hóa nó”, ngấm ngầm chấp nhận nó. Hoặc cũng có thể là chúng ta tuy không đồng tình, nhưng vẫn trở nên thờ ơ hoặc muốn buông xuôi, vì mệt mỏi hay vì mất lòng tin vào khả năng của bản thân và của cơ chế trong cuộc chiến chống lại sự ác.

    Tôi nghĩ rằng trong một môi trường thù nghịch, Kitô giáo dễ biểu lộ bản chất của nó hơn là khi được mọi sự như ý, được thế gian hoan hô. Nhưng đừng vội nghĩ tới hoàn cảnh bị bách hại. Một môi trường phủ nhận Kitô giáo cách thầm lặng khi chủ trương và theo đuổi những “giá trị” hoàn toàn ngược lại với lý tưởng của nó, đó cũng là một môi trường “thù nghịch” và thậm chí còn hiểm độc hơn. Bởi thế, nền văn minh duy trần tục của thế giới hiện nay dường như là một cuộc thử nghiệm quyết liệt chưa từng có cho đức tin và cho sứ mạng làm chứng của người Kitô hữu chúng ta.

    Chúa không hề cho phép người Kitô hữu coi mình là tốt lành, thánh thiện hơn kẻ khác; vả lại nhìn vào thực tế, điều đó cũng không có gì là hiển nhiên. Nhưng chắc chắn chúng ta có lý do, có bổn phận và niềm hy vọng hơn bất cứ ai để chiến đấu chống lại sự Ác. Trong lúc này, ta cần nghe nhắc lại: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” ( Mt 5, 48 ). “Giữa một thế hệ gian tà, sa đọa, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2, 15 ). Và “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian!” ( Ga 16, 33 ).


    Lm. NGUYỄN HỒNG GIÁO, Dòng Thánh Phanxicô
    Chữ ký của cafeda2009
    Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô (Thánh Grêrônimô)

  2. Có 6 người cám ơn cafeda2009 vì bài này:


  3. #2
    migoi_sg's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: F J M
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tình Yêu của Ba Mẹ !!!
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 644
    Cám ơn
    5,641
    Được cám ơn 3,654 lần trong 621 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi cafeda2009 View Post
    Chúa không hề cho phép người Kitô hữu coi mình là tốt lành, thánh thiện hơn kẻ khác; vả lại nhìn vào thực tế, điều đó cũng không có gì là hiển nhiên. Nhưng chắc chắn chúng ta có lý do, có bổn phận và niềm hy vọng hơn bất cứ ai để chiến đấu chống lại sự Ác. Trong lúc này, ta cần nghe nhắc lại: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” ( Mt 5, 48 ). “Giữa một thế hệ gian tà, sa đọa, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” ( Pl 2, 15 ). Và “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian!” ( Ga 16, 33 ).
    Lạy Chúa, xin hãy dạy con biết chấp nhận cái "tôi" khổng lồ trong chính con người của con, để con đón nhận anh em xung quanh con với tấm chân tình như Chúa đã làm đối với chúng con và cho con nhận ra thánh ý Ngài. Amen
    Chữ ký của migoi_sg
    God looks at me, His creation, and says, "Excellent".

  4. Có 2 người cám ơn migoi_sg vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com