Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Mẹ dệt cuộc đời từ tấm thảm chùi chân

Threaded View

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,492
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,345 lần trong 5,379 bài viết

    Default Mẹ dệt cuộc đời từ tấm thảm chùi chân

    Mẹ dệt cuộc đời từ tấm thảm chùi chân



    Mẹ yêu dấu! Đêm nay con ngủ không được vì trằn trọc trong những suy nghĩ về mẹ.

    Nhìn con gái của mẹ xinh đẹp, ngoan ngoãn, học hành tử tế, ai cũng nghĩ mẹ của con chắc cũng đẹp, giàu có và học vấn cao. Hôm nay có người nhìn con của mẹ với ánh mắt trìu mến và hỏi: “Mẹ con làm nghề gì?”. Con hơi lúng túng: “Mẹ con làm nội trợ”.

    Con vẫn nhớ trong hồ sơ học tập của con, nghề nghiệp của cha mẹ luôn được con ghi một cách văn hoa rằng “làm vườn” thay vì “nông dân”. Mà với con, làm vườn hay nông dân cũng đáng trân trọng như nhau.

    Con vẫn thường nói với mọi người rằng: “Mẹ tôi là người nội trợ và luôn giữ vai trò chăm sóc các thành viên trong gia đình”. Điều này chỉ đúng vài năm trở lại đây chứ 10 năm về trước, con trả lời: “Mẹ tôi dệt thảm chùi chân”.

    Hồi đó nhà mình khó khăn lắm. Cha chạy xe ôm, mẹ dệt thảm chùi chân. Nghe cái tên nghề là biết nghèo đến mức nào rồi. Hai chị đang đi học, còn con học cấp II cũng phải lao đầu vào phụ mẹ việc bếp núc, dệt mảnh nồi nhắc bếp.

    Buổi sáng, mẹ chẳng ăn gì đã lao vào dệt thảm. Mỗi tấm thảm mẹ dệt được 2.000 đồng (kể cả tiền công và tiền mua vải vụn). Mỗi ngày từ sáng đến chiều mẹ dệt được 10 tấm, còn con siêng năng thì cũng giúp mẹ dệt được cả chục cặp nhắc nồi với giá 400 đồng/cặp.

    Từng đồng xu tích cóp được, mẹ nuôi chị hai học nghề trên tỉnh, nuôi chị ba học ở Sài Gòn.

    Mẹ của con như bao người mẹ nghèo ở khắp miền đất nước. Mọi việc mẹ làm chỉ mong các con có cái ăn, cái mặc và được đến trường.

    Con vẫn giữ tính tiết kiệm mà đôi khi bạn bè bảo là keo kiệt. Vậy chứ biết phải làm sao bây giờ hả mẹ? Mỗi khi tiêu xài con đều nghĩ tới những ngày gian khổ đã qua. Ngày mà mỗi ngày con chỉ làm được 4.000 đồng, còn mẹ chỉ làm được hơn 20.000 đồng. Mà trời cũng thương cho nhà mình, khi nào túng thiếu là mẹ ước: “Ước gì có ai kêu cha mày chạy xe!”. Mà nhà mình hay vậy đó, hễ mẹ ước vậy là có người thuê cha.

    Mẹ của bạn con cũng vất vả như mẹ vậy. Có người gánh hàng rong, có người làm việc nhà cho người ta để có tiền nuôi các con đi học. Như bao người mẹ khác, mẹ của con tảo tần, bươn chải ngược xuôi.

    Giờ mẹ đã gần 50 tuổi, mái tóc hai màu đen trắng. Con của mẹ giờ cũng đã lớn, ai cũng được học hành tử tế. Chị hai là điều dưỡng ở bệnh viện huyện, chị ba là kế toán công tác ở Sài Gòn. Còn con là bé cũng sắp tốt nghiệp đại học. Những vất vả đã tạm qua, mẹ giờ đây lo chăm sóc cháu ngoại và cha mẹ chồng.

    Nhưng mẹ ơi! Điều làm con cảm thấy lo lắng nhất là sức khoẻ của mẹ. Mẹ thường than đau nhức, có lẽ vì ngày trẻ mẹ làm quá sức. Con lại sợ một ngày con không còn có mẹ, như vậy vào ngày của mẹ như 8-3, 20-10, và ngày lễ Vu lan, con sẽ buồn biết mấy?

    Mỗi ngày còn có mẹ, có cha là mỗi ngày con biết, vẫn có người đang mong ngóng con về. Dù đi xa muôn phương, xin những ai còn có mẹ hãy gửi cho mẹ những lời yêu thương từ tận đáy lòng!

    Trúc Ngân

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 8 người cám ơn hongbinh vì bài này:


Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com