Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện:

Threaded View

  1. #1
    Peter Nguyễn's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2009
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Lâm Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,500
    Cám ơn
    8,147
    Được cám ơn 9,897 lần trong 1,433 bài viết

    Default Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện:

    Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Cầu Nguyện:
    Cầu Nguyện Để Vượt Qua Những Thử Thách với Lòng Thanh Thản và Can Đảm

    “Chúng ta phải biết đem các biến cố của cuộc sống hàng ngày của mình vào trong lời cầu nguyện, để tìm kiếm ý nghĩa sâu xa hơn của chúng,” nhờ đó, ”chúng ta sẽ có thể sống với lòng thanh thản, can đảm, và niềm vui trong tất cả mọi hoàn cảnh của cuộc đời.”

    Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 30 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 18 tháng 4 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC nói về lời cầu nguyện của Cộng Đồng Kitô hữu tiên khởi trong Sách Tông Đồ Công Vụ sau khi Thánh Phêrô và Gioan bị bắt và được trả tự do vì rao giảng Đức Kitô Phục Sinh.

    Anh chị em thân mến,

    Sau những ngày Đại Lễ, giờ đây chúng ta trở lại với bài giáo lý về cầu nguyện. Trong buổi triều yết trước Tuần Thánh, chúng ta đã ngừng lại ở hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria, hiện diện giữa các tông đồ trong cầu nguyện lúc mong chờ Chúa Thánh Thần ngự đến. Một bầu khí cầu nguyện đi kèm theo những bước đầu tiên của Hội Thánh. Lễ Hiện Xuống không phải là một biến cố cô lập, vì sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần hướng dẫn và làm sinh động một cách liên tục con đường của cộng đồng Kitô hữu. Thực ra, trong sách Tông Đồ Công Vụ, Thánh Luca, không những chỉ nói về việc hiện xuống cả thể của Chúa Thánh Thần xảy ra trong Nhà Tiệc Ly năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua (x. Cv 2:1-13), mà còn tường thuật về những cuộc hiện xuống đặc biệt khác của Chúa Thánh Thần, là Đấng trở lại trong lịch sử của Hội Thánh. Và hôm nay tôi muốn ngừng lại ở điều đã được gọi là “Lễ Hiện Xuống nhỏ”, xảy ra ở sau một giai đoạn khó khăn trong đời sống Hội Thánh thời sơ khai.


    Sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết rằng, sau khi chữa lành một người bất toại ở Đền Thờ Giêrusalem (x. Cv 3:1-10), Thánh Phêrô và Thánh Gioan đã bị bắt (Cv 4.1) vì công bố việc Phục Sinh của Chúa Giêsu cho toàn thể dân chúng (x. Cv 3,11-26). Sau một phiên tòa ngắn, các ngài đã được trả tự do, các ngài đến cùng các anh em mình và cho họ biết hai ngài đã phải chịu đau khổ vì làm chứng về việc Phục Sinh của Chúa Giêsu như thế nào. Vào lúc ấy, Thánh Luca kể, “họ cùng nhau một lòng dâng lời lên cùng Thiên Chúa” (Cv 4,24). Ở đây Thánh Luca ghi lại lời cầu nguyện rất phong phú của Hội Thánh mà chúng ta tìm thấy trong Tân Ước, ở cuối lời cầu nguyện đó, như chúng ta đã được nghe, “nơi mà họ đã đang tụ họp cùng nhau bị rung chuyển, và tất cả đều được đầy Thánh Thần, cùng mạnh dạn công bố Lời Chúa” ( Cv 4:31).


    Trước khi xét đến lời cầu nguyện xinh đẹp này, chúng ta ghi nhận một thái độ quan trọng căn bản: trước sự nguy hiểm, khó khăn, đe dọa, các Kitô hữu của cộng đồng tiên khởi không cố gắng phân tích xem phải phản ứng ra sao, tìm các chiến thuật nào, phải tự bảo vệ hay dùng biện pháp nào, nhưng trước thử thách họ bắt đầu trong cầu nguyện, tiếp xúc với Thiên Chúa.


    Và lời cầu nguyện này có đặc tính gì? Đây là một lời cầu nguyện thống nhất và đồng tâm nhất trí của toàn thể cộng đồng, phải đối diện với một hoàn cảnh bị bách hại vì Chúa Giêsu.


    (còn tiếp!)

  2. Có 2 người cám ơn Peter Nguyễn vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com