Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Chủ đề: THIÊN THẦN ĐÔI

  1. #1
    forget_me_not's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Teresa Hài Đồng
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 1,394
    Cám ơn
    2,596
    Được cám ơn 5,784 lần trong 1,187 bài viết

    Default THIÊN THẦN ĐÔI

    Những câu chuyện mùa vọng Giáng Sinh


    Thiên Thần Đôi

    Ngày 9-12

    Tỉnh dậy sau khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức, tôi mỉm cười và vui thích khi nghĩ rằng... chỉ còn một ngày nữa thôi. Tôi rời khỏi giường, thong thả mặc quầ áo vào. Lục lọi vài phút trong bếp, tôi tự làm cho mình một chen bột ngũ cốc và một miếng pizza còn dư của tối qua. Sau khi xem bộ phim hoạt hình, chơi vài trò chơi và chat qua mạng với bạn bè, tôi chợt nhớ mình chưa mua quà cho mẹ! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh và các cửa hiệu cũng sắp đóng cửa rồi! Thế là tôi xỏ vội chân vào giày, chộp lấy tấm ván trượt patin và lao vun vút tới khu thương mại gần nhà.
    Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu.
    Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp:
    - Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó.
    Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời:
    - Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi.
    Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ.
    Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị. Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn.
    Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi.
    Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc của cửa tiệm.
    Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân.
    Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai mươi phút! Tôi biết làm sao đây?
    Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây?
    Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này!
    Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế. Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền.
    Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay, nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không.
    Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi. Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta thành thật trả lời:
    - Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết.
    Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa.
    Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào.
    Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh.
    Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn.
    Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh.
    David Scott. 16 tuổi

    http://vnthuquan.net

  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    forget_me_not's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Teresa Hài Đồng
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 1,394
    Cám ơn
    2,596
    Được cám ơn 5,784 lần trong 1,187 bài viết

    Default

    Chiếc Xe Đạp

    Ngày 10-12

    Năm lên chín tuổi, tôi cần kiếm tiền túi nên hỏi ông Miceli - đại lý của tờ báo Herald-American, sống ở gần nhà tôi - xem thử tôi có giao báo ngoài giờ đi học được không. Ông Miceli nói nếu tôi có chiếc xe đạp, ông ấy sẽ đồng
    ý.
    Lúc đó ba tôi đang làm tới bốn công việc lận. Vào ban ngày, ông lắp đặt bảng hiệu bằng đèn neon tại một cửa hiệu trang trí. Sau đó, ông đi giao hoa tận nhà khách hàng cho tới tám giờ tối. Rồi ông lái xe taxi tới tận nửa đêm. Vào ngày cuối tuần, ông gõ cửa từng nhà để bán bảo hiểm. Ông mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ, nhưng ngay sau đó, ông phải nhập viện vì bệnh viêm phổi và chưa có dịp nào tập tôi chạy xe.
    Nhưng ông Miceli không yêu cầu xem tôi chạy xe. Ông ấy chỉ yêu cầu thấy chiếc xe. Thế là tôi dắt nó tới gara của ông ấy, để ông ấy nhìn nó một cái, rồi tôi được nhận công việc giao báo.
    Ngày đầu tiên, tôi quàng cái túi vải đựng đầy những tờ báo cuộn tròn lên tay lái rồi dắt chiếc xe đi dọc lề đường. Nhưng việc đẩy môt chiếc xe đựng đầy báo không phải là việc dễ dàng. Vài ngày sau, tôi dựng chiếc xe ở nhà, và mượn chiếc xe đẩy hàng bằng kim loại của mẹ tôi.
    Cần phải khéo tay mới có thể giao báo bằng xe đạp được. Mỗi tờ báo tôi chỉ được phép ném một lần, nếu quăng tờ báo lên hàng hiên mà quăng hụt hoặc quăng thấp quá, thì thật là tệ hại. Thế nên tôi để chiếc xe đẩy của mẹ nơi lề đường và đem từng tờ báo bên trong khung cửa lưới của mội ngôi nhà. Nếu là tòa nhà tập thể, thì tôi quăng báo vào các hành lang. Gặp lúc mưa rào hoặc tuyết rơi, tôi mượn áo mưa của ba, trùm kín chiếc xe đẩy để giữ cho báo được khô ráo.
    Dĩ nhiên giao báo bằng chiếc xe đẩy mất thời gian hơn giao báo bằng xe đạp, nhưng tôi chẳng ngại điều đó. Tôi có dịp gặp gỡ mọi người trong khu vực nhà tôi, những người lao động nói tiếng Ý, tiếng Đức hoặc tiếng Ba Lan. Họ đều tử tế với tôi - mỗi người theo một kiểu khác nhau. Trê đường giao báo, nếu tôi nhìn thấy điều gì hay hay, thí dụ như một con chó mẹ với bầy chó con hoặc một cầu vồng nhiều sắc màu, tôi có thể dừng lại để xem.
    Khi ba tôi xuất viện, ông tiếp tục công việc ban ngày, nhưng vì ông còn quá yếu sức nên đành phải bỏ hết những công việc kia. Bây giờ thì gia đình tôi cần từng xu một để trả tiền các chi phí, nên ba mẹ quyết định bán chiếc xe đạp đi. Vì toi6 vẫn chưa biết cách cưỡi xe, tôi chẳng hề lên tiếng phản đối.
    Hẳng ông Miceli biết chuyện tôi không sử dụng chiếc xe đạp, nhưng ông ấy chẳng nó gì với tôi cả. Thật ra, ít khi ông ấy nói chuyện với đám trẻ giao báo chúng tôi, trừ phi ông cần la rầy chúng tôi vì quên giao báo cho một khách hàng nào đó hoặc vì quăng báo xuống một vũng nước...
    Trong vòng tám tháng, tôi nâng số người đăng ký báo từ ba mươi sáu lên năm mươi chín - phần lớn là do các khách hàng giới thiệu tôi với hàng xóm của họ. Đôi khi cũng có người chặn tôi giữa đường, bảo tôi ghi tên họ vào danh sách giao báo. Mỗi tối thứ Năm tôi đều đi gom tiền báo, và vì hần hết khách hàng đều đưa dư chút đỉnh, nên chẳng bao lâu tôi có thể kiếm được số tiền "boa" nhiều bằng số tiền mà ông Miceli trả cho tôi. Điều này rất hay, vì ba tôi vẫn chưa thể làm thêm ngoài giờ nên tôi phải đưa cho mẹ hết số tiền công.
    Vào buổi tối thứ Năm trước ngày Giáng Sinh, tôi nhấn chuông cửa ngôi nhà người khách hàng đầu tiên. Mặc dù trong nhà sáng đèn, không ai đi ra mở cửa nên tôi sang ngôi nhà kế tiếp. Cũng không ai trả lời. Chuyện xảy ra y hệt như vậy với ngôi nhà thứ ba, thứ tư... Chẳng bao lâu, tôi đã tới hầu hết các khách hàng đăng ký báo của tôi, nhưng không một ai có mặt ở nhà. Trong lòng tôi lo lắng lắm; bởi mỗi thứ Sáu tôi phải đi nộp tiền báo cho ông Miceli rồi! Dù chỉ còn vài hôm là Giáng Sinh, tôi không tin mọi người lại rủ nhau đi mua sắm cùng một lúc. Tới ngôi nhà cuối cùng là nhà của gia đình Gordon, tôi mừng rỡ vô cùng khi nghe tiếng nhạc và tiếng cười nói vọng ra. Tôi liền nhấn chuông.
    Cánh cửa bật mở ngay lập tức và hầu như ông Gordon lôi sềnh sệch tôi vào bên trong. Chen chúc trong gia hòng khách của ông ấy là năm mươi chín người khách hàng của tôi. Và ở giữa gian phòng và chiếc xe đạp hiệu Schwinn mới toanh. Chiếc xe đạp màu đỏ ửng của kẹo táo, nó có cái đèn pha chạy bằng đy-na-mô và có cả chuông leng keng. Một cái túi vải căng phồng lên với các phong thư đủ màu được quàng nơi ghi đông xe.
    Bà Gordon nói:
    - Đây là món quà tặng cháu. Tất cả chúng tôi đều hùn vào đó.
    Trong mỗi chiếc phong thư đựng một thiệp mừng Giáng Sinh, kèm theo số tiền đăng ký báo hàng tuần. Hầu như ai cũng tính dư thêm dăm bảy xu cho tôi. Tôi cảm thấy mình cứ đứng đờ người ra đó, không biết phải nói gì. Cuối cùng, một phụ nữ yêu cầu tất cả im lặng và bà ấy dịu dàng dẫn tôi tới giữa phòng.
    Bà ấy nói với tôi:
    - Cháu là người giao báo giỏi nhất mà chúng tôi từng biết. Cháu chưa hề giao báo thiếu một ngày nào, và chưa hề để báo ướt một tờ nào. Tất cả chúng tôi đền nhìn thấy cháu đi giữa trời mưa hoặc giữa cơn tuyết, với chiếc xe đẩy nhỏ bé. Bởi thế, chúng tôi nghĩ cháu cần phải có một chiếc xe đạp.
    Tôi chỉ có thể thốt ra hai chữ "cảm ơn" Và tôi cứ nói đi nói lại hai chữ đó mãi.
    Về tới nhà, tôi đếm được hơn môt trăm đô la tiền "boa" - nó khiến tôi trở thành người hùng của gia đình và nó làm cho cả nhà có được một mùa nghỉ lễ thật tuyệt vời.
    Hẳn có ai đó đã gọi điện và kể cho ông Miceli biết, nên hôm sau, khi tôi tới gara của ông ây để lấy báo, tôi thấy ông ấy đang đứng đợi tôi ở bên ngoài cửa. Ông nói với tôi:
    - Ngày mai, lúc mười giờ, chú mày mang chiếc xe đạp mới lại đây. Ta sẽ tập cho chú mày cưỡi xe đạp.
    Và tôi làm đúng điều ông Miceli bảo.
    Trong ngày Giáng Sinh năm đó, các khách hàng của tôi còn cho tôi thêm một món quà nữa: Đó là bài học về lòng tự hào ngay cả với công việc hèn kém của mình - một món quà Giáng Sinh mà tôi cố gắng sử dụng thường xuyên, mỗi khi tôi nhớ tới lòng tốt mà mọi người đã tặng cho tôi.

    Marvin J.Wolf

  4. Có 2 người cám ơn forget_me_not vì bài này:


  5. #3
    forget_me_not's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Teresa Hài Đồng
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 1,394
    Cám ơn
    2,596
    Được cám ơn 5,784 lần trong 1,187 bài viết

    Default

    Gấp Bội Lần

    Ngày 11-12

    Hôm đó là một ngày lạnh lẽo của đầu tháng Mười Hai. Quanh quẩn mãi trong nhà khiến tôi phát chán lên. Ti vi chẳng có gì để xem, bạn bè chẳng đứa nào có mặt ở nhà, nên tôi đành ngồi ngốn ngấu mọi cuốn tại chí mà tôi có về lướt ván, về trượt tuyết hoặc về những sở thích khác của tôi. Tôi sắp bắt đầu nổi khùng lên thì dì Mary - vừa ghé vào thăm - hỏi tôi có muốn đi mua hàng với dì không.
    Tôi nghĩ: Đây đúng là dịp để mình mua một cuốn tạp chí mới. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy ra: tiền tuần của tôi cạn sạch rồi. Thế là tôi quyết định dùng lời lẽ ngon ngọt nhất để xin mẹ tôi ứng trước năm đôla - trong số tiền tuần đợt tới - để mua cuốn tạp chí mà tôi rất thèm muốn. Tôi nhẹ nhõm cả người khi mẹ đồng ý. Có tiền rồi, hai dì cháu lên đường đi mua sắm.
    Khi chúng tôi tới gần cửa hiệu, tôi thấy một phụ nữ nghèo, vô gia cư, đang ngồi ngoài cửa xin tiền các khách hàng. Tôi nghĩ: Chà, vậy mà mình cứ tuởng một ngày của mình rất tồi tệ vì buồn chán. Tôi kiểm tra lại năm đô la ở trong túi và nghĩ tới cuốn tạp chí đang chờ đợi tôi ở bên trong. Dì tôi tách ra để mua sắm hàng hóa, còn tôi tiến thẳng đến quầy bán tạp chí. Trong lúc lật những cuốn tạp chí mới để tìm cuốn có bài báo mà thằng bạn giới thiệu, tôi cứ nghĩ miên man tới người phụ nữ ngồi ngoài gió lạn, không có một mái nhà ấm áp. Rồi tôi cất những cuốn tạp chí và đi về hướng người phụ nữ không nhà. Tôi biết bà ấy cần có tiền hơn là tôi cần một cuốn tạp chí mới.
    Khi đi ngang chỗ dì Mary đang lực rau quả, tôi dừng lại báo cho dì biết tôi sẽ chờ dì ở quầy tính tiền. Không đợi dì hỏi thêm, tôi quay đi, chạy về phía cánh cửa ra vào trước cửa tiệm.
    Tôi bước ra ngoài trời lạnh giá và nhìn sang bên phải. Tất nhiên người phụ nữ vẫn còn ngồi ở chỗ cũ như lúc chúng tôi bước vào. Tôi cho tay vào túi quần, lấy ra năm đô la và đưa cho người phụ nữ. Vẻ cảm kích trên mặt bà ấy còn đáng giá hơn năm đô la của tôi. Bà ấy cảm động tới nỗi đứng bật dậy, ôm chặt tôi, và nói bằng giọng run rẩy:
    - Cám ơn cậu bé. Tôi không ngờ là cậu quay trở lại đây để cho tôi tiền.
    Tôi đáp lại cho bà an lòng:
    - Không có gì đâu... À, chúc bà Giáng Sinh Vui Vẻ.
    Tôi mỉm cười và quay vào tìm dì Mary.
    Khi về tới nhà, mẹ tôi cho biết tôi có thư. Cậu tôi gửi cho tôi một tiệp mừng Giáng Sinh - bên trong có tờ hai mươi đô la!
    Tôi nghe nói rằng nếu mình cho tiền người khác, xuất phát từ tấm lòng, không vị kỷ, vô điều kiện, mình sẽ nhận lại gấp bội lần.
    Vào ngày lạnh lẽo tháng Mười Hai đó, tôi biết đó không chỉ là một câu nói suông. Làm việc thiện bao giờ cũng được đền đáp.

    Nick Montavon, 13 tuổi

  6. #4
    forget_me_not's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Teresa Hài Đồng
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 1,394
    Cám ơn
    2,596
    Được cám ơn 5,784 lần trong 1,187 bài viết

    Default

    Thiên Thần Ở Giữa Chúng Ta

    Ngày 12-12

    Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc, gồm chín anh chị em, và chúng tôi ai nấy đều có gia đình, có con cái. Vào mỗi tối Giáng Sinh, tất cả gia đình chúng tôi tụ họp ở nhà người chị cả, tặng quà cho nhau, xem bọn trẻ diễn kịch vui về ngày Giáng Sinh, ăn uống, ca hát và đón mừng ông già Nô-en đến thăm.
    Vào Giáng Sinh năm 1988, vợ chồng tôi có bốn đứa con. Peter mười một tuổi, Leigh-Ann chín tuổi, Laura sáu tuổi và Matthew hai tuổi. Khi ông già Nô-en tới, Matthew sà vào lòng ông ấy, và suốt buổi tối, nó không nhường chỗ cho ai cả. Tối đó, bất cứ ai chụp hình chung với ông già Nô-en đều phải chụp chung với bé Matthew.
    Hầu như không ai trong số chúng tôi biết rằng những tấm hình chụp với ông Nô-en và Matthew sẽ quý giá đến ngần nào. Năm ngày sau Giáng Sinh, bé Matthew dễ thương của chúng tôi chết vì một tai nạn ở nhà. Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng. May mắn thay, chúng tôi nhận được nhiều sự nâng đỡ - từ gia đình và bạn bè - mới có thể vượt qua đau khổ đó.
    Tôi biết năm đầu tiên sau cái chết của người thân là năm khó khăn nhất. Ta phải chịu đựng nhiều điều khi vắng mặt người thân yêu đó. Tôi cũng vậy. Sinh nhật và những ngày lễ đặc biệt trở nên buồn bã thay cho niềm vui. Khi chúng tôi đón mừng Giáng Sinh đầu tiên không có Matthew, tôi cảm thấy khó hòa nhập vào tinh thần ngày lễ. Và rồi, vào ngày 13 tháng Mười Hai, một chuyện kỳ diệu xảy ra, nâng đỡ tinh thần chúng tôi khi chúng tôi nghĩ rằng đó là điều không tưởng.
    Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì tiếng gõ cốc cốc nơi cửa trước. Khi ra mở cửa, chúng tôi không thấy ai. Tuy vậy, trên hàng hiên có một tấm thiệp mừng và một gói quà. Chúng tôi mở thiệp ra đọc, biết rằng người gửi quà muốn ẩn danh và muốn động viên chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
    Trong gói quà là cuộn băng cát sét với những bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất. Cuộn băng được bỏ trong một cây thông Giáng Sinh nhỏ bằng giấy bồi. Tấm thiệp giới thiệu rằng đó là "cây thông giấy", một biến tấu của "cây lê giấy" trong bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh".
    Chúng tôi nhìn nhau nghĩ: món quà này thật tinh tế, và sự ân cần của "chú lùn nhỏ" khiến tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi bỏ băng vào máy cát-sét, và từng bài hát vang lên, tinh thần Giáng Sinh bắt đầu sưởi ấm tâm hồn chúng tôi.
    Từ đó, hàng loạt các món quà từ người ẩn danh gửi đến chúng tôi - mỗi ngày một món quà cho đến tản ngày Giáng Sinh. Mỗi món quà đều tuân theo chủ đề "Mười Hai Ngày Giáng Sinh" một cách sáng tạo. Bọn trẻ nhà tôi rất thích món quà "bảy con chim thiên nga đang bơi." Đó là một cái gỗ đững những cục xà bông có hình dạng thiên nga, cùng với xấp vé vào cửa một hồ bơi địa phương - khiến bọn trẻ có thứ để mong đợi khi những ngày xuân ấm áp đến. Trong món quà "tám cô gái vắt sữa" có tám chai sữa sôcôla được dán những gương mặt bằng giấy, quấn tạp dề và đội mũ. Mỗi ngày là một món quà đặc biệt. Món quà "năm chiếc nhẫn vàng" được gửi đến đúng lúc chúng tôi dọn điểm tâm - đó là năm cái bánh vòng có màu vàng mật lấp lánh với vẻ mời gọi.
    Ngày nào chúng tôi cũng nhận được nhiều cú điện thoại của gia đình, của hàng xóm, của bạn bè... hỏi han xem hôm đó chúng tôi nhận được món quà gì. Chúng tôi cùng kinh ngạc, cùng cười khúc khích trước tình sáng tạo và vẻ kỳ diệu mỗi khi nhận món quà ân cần đó. Bị thu hút vào niềm phấn khích và sự tò mò muốn biết món quà cùa ngày hôm sau là gì, hình như chúng tôi đã dần quên đi nỗi buồn đau. Điều mà chú lùn nhỏ đã làm thật là diệu kỳ.
    Từ đó, mỗi năm, khi chúng tôi trang trí cho cây thông Giáng Sinh, chúng tôi treo lên đó các món quà đã nhận được, và cùng nghe lại bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh". Chúng tôi gởi lời cám ơn "chú lùn nhỏ" - người mà chúng tôi nhận ra đó là Thiên Thần Giáng Sinh của chúng tôi. Chúng tôi không phát hiện được người đó là ai, mặc dù cũng có những nghi vấn. Thật ra chúng tôi thích như vậy hơn. Nó mãi mãi là một điều diệu kỳ - mãi mãi bí ẩn và thiêng liêng như lần Giáng Sinh đầu tiên.

    Rita Hampton

  7. #5
    forget_me_not's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Teresa Hài Đồng
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 1,394
    Cám ơn
    2,596
    Được cám ơn 5,784 lần trong 1,187 bài viết

    Default

    Tinh Thần Thật Sự Của Giáng Sinh

    Ngày 13-12

    Một tiếng nữa, tôi nghĩ thầm như vậy. Chỉ một tiếng nữa thôi và tôi sẽ được tự do. Hôm đó là ngày trước Giáng Sinh, thế mà tôi phải mắc kẹt lại trong phòng dạy làm đầu và trang điểm. Thật không công bằng. Tôi còn nhiều công việc cần làm hơn là phục dịch cho một bà già nhặng xị với mái tóc màu xanh này. Tôi đã cố gắng cần cù hết sức và nhanh tay hết mức để hoàn thành bốn ca gội đầu và một ca cắt móng tay trước giờ ăn trưa. Nếu không còn cuộc hẹn nào đượclên lịch, tôi có thể ra về lúc hai giờ chiều. Chỉ một tiếng nữa thôi...
    - Số bảy mươi mốt. Carolyn, số bảy mươi mốt.
    Giọng cô tiếp tân vang qua hệ thống loa nội bộ khiến tim tôi như rớt bịch xuống đất.
    - Carolyn, chị có điện thoại kìa.
    À, một cuộc điện thoại. Tôi thở một hơi nhẹ nhõm và bước ra phía trước để nghe điện thoại. Khi với tay lấy ống nghe, tôi liếc nhanh qua số ghi hẹn như để khẳng định sự tự do của mình. Chúa ơi, thật không thể tin được. Tôi có cuộc hẹn lúc 4:30. Người có tinh thần minh mẫn không ai đi làm đầu tóc vào ngày trước Giáng Sinh như thế! Không ai lại thiếu suy nghĩ đến vậy!
    Tôi liếc nhìn cô tiếp tân đằng sau quầy, giọng hờn dỗi:
    - Sao chị có thể làm thế với tôi?
    Cô ấy bước lùi một bước và thì thào:
    - Cô Weiman xếp giờ cho chị đó.
    Cô Weiman là giáo viên cao cấp, là người "làm luật" ở đây. Bất cứ điều gì cô ấy nói, đố ai dám cãi lại.
    Tôi rít lên khe khẽ:
    - Vậy thì tốt thôi.
    Xong, tôi quay sang máy điện thoại. Anh Grant gọi tới. Bà ngoại anh mới tôi đến ăn bữa tối của đêm trước Giáng Sinh, và anh hỏi liệu tôi có thể rảnh rang vào ba giờ chiều được không? Tôi đưa ngón tay mân mê cái mặt dây chuyền kim cương hình bông tuyết mà Grant đã tặng tôi buổi tối hôm trước. Khẽ nuốt "cục tức" xuống cổ, tôi giải thích hoàn cảnh với anh. Sau một khoảng lặng tưởng như vô tận, anh nói chúng tôi có thể đến nhà bà ngoại vào một lúc khác, rồi anh bỏ máy. Nước mắt cay xè khi tôi nện ống nghe xuống "rầm" một cái và nhốt mình lại đằng sau bàn làm việc.
    Buổi chiều hôm đó ảm đạm và xám xịt, phản ánh đúng tâm trạng của tôi. Hầu hết các học viên đều đã về hết. Vì mãi tới 4:30 mới có giờ hẹn nên tôi dành suốt thời gian trống trải đó để gặm nhấm nỗi buồn.
    Khoảng 4:15, cô Weiman chìa bộ mặt nhăm nhúm của cô ấy quanh cái gương soi mặt của tôi và khuyên tôi bằng chất giọng ôn hòa đến vô nghĩa:
    - Em nên đổi cái bộ mặt đưa đám của em trước khi bà ấy đến.
    Nói xong cô ấy yên ắng rút đi.
    Được thôi. Thay đổi thì thay đổi. Tâm trạng của tôi chuyển ngay từ giận dữ sang căm thù. Tôi chộp lấy một miếng khăn giấy và lau sạch mấy giọt nước mắt vừa trào ra.
    Số của tôi được gọi lên lúc 4:45. Cuối cùng thì bà khách hàng vô tâm và trễ nãi của tôi cũng đến. Tôi bước sãi chân lên trước một cách lỗ mãng để tiếp đón một bà lão yếu ớt, run lẩy bẩy, đang được chồng bà ấy dìu đỡ thật dịu dàng. Với giọng nói nhỏ nhẹ, cô Weiman giới thiệu tôi với bà Sussman, và bắt đầu đưa bà lão tới khu làm việc của tôi. Ông Sussman bước theo sau chúng tôi, miệng lúng búng xin lỗi vì đã đưa bà vợ đến quá trễ.
    Tôi vẫn còn cảm giác bị hành hạ, nhưng cố không để lộ điều đó ra ngoài mặt. Cô Weiman cẩn thận đỡ bà Sussman ngồi xuống chiếc ghế của tôi. Khi cô ấy bắt đầu nâng cái ghế chạy bằng thủy lực lên, tôi nở nụ cười giả tạo và giành lấy công việc, đạp lên cái bơm bằng chân. Vóc dàng bà Sussman quá bé nhỏ, tôi buộc phải nâng chiều cao cái ghế lên hết cỡ.
    Tôi đặt một cái khăn tắm và quàng tấm vải nhựa quanh vai bà lão, rồi thất kinh bước lùi lại. Chí và rận bò lúc nhúc khắp da đầu và vai bà lão. Trong khi tôi đứng đó cố không nôn ọe, cô Weiman lại xuất hiện, kéo đôi găng tay nhựa lên quá cùi chỏ.
    Do cái búi tóc màu xám xịt của bà Sussman được bện quá chặt, chúng tôi không thể rút mớ kẹp tóc ra được. Tôi cảm thấy ghê tởm khi tưởng tượng ra một con người lại có thể lôi thôi và dơ dáy đến thế. Cô Weiman giải thích rằng chúng tôi phải cắt tóc bà lão để tháo rời búi tóc ra. Nghe vậy, bà lão chỉ nhìn chúng tôi với dòng nước mắt chảy ràn rụa xuống gò má. Ông Sussman nhẹ nhàng nắm lấy tay bà ấy quỳ xuống bên chân ghế. Ông nói:
    - Mái tóc là niềm tự hào suốt cả cuộc đời bà ấy. Bà ấy bắt đầu búi tóc lên như thế từ buổi sáng khi tôi đưa bà ấy vào nhà an dưỡng.
    Tất nhiên là tóc bà lão chưa từng được chải gội kể từ buổi sáng đó - cách nay gần một năm. Đôi mắt ông chồng như mờ đi, rồi ông lê bước vào phòng đợi.
    Cô Weiman nhẹ nhàng cắt búi tóc đi, để lộ mảng da đâu khô héo, nhẵn nhụi, có màu vàng mục rữa. Cô ấy làm việc một cách kiên nhẫn và ân cần. Thấy vậy, tôi cũng cố gắng giúp đỡ cô ấy. Thuốc nhuộm tóc ăn sâu vào da đầu bà lão cứ như acid vậy. Chúng tôi bó tay, không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ có thể rửa sạch da đầu bà lão, tìm cách đuổi sạch bọn chí rận mà không làm tóc rụng đi. Tôi bôi thuốc mở khử trùng lên mấy cái nhọt mụn mủ của bà ấy, cuộc mái tóc thưa thớt của bà ấy thành từng lọn. Sau đó, tôi kết các lọn với nhau bằng gel, vì chúng tôi không dám dùng kẹp, sợ chúng làm trầy da đầu bà lão. Cuối cùng, chúng tôi sấy khô mái tóc đã được cuộn lại dưới làn hơi ấm của máy sưởi.
    Bà Sussman thò một bàn tay run rẩy của bà vào chiếc giỏ nhỏ xíu, rút ra một ống son môi và một đôi găng tay có ren. Cô Weiman thoa nhẹ thỏi son lên môi bà lão, rồi cẩn thận xỏ hai bàn tay run rẩy của bà lão vào đôi găng thanh nhã.
    Lúc này, ý nghĩ của tôi chỉ hướng về bà ngoại thân thương - người vừa mới mất gần đây - với cái cách bà luôn thoa son trước khi đi ra thùng thư. Tôi nghĩ tới những câu chuyện bà kể về thời thanh xuân của bà, thời mà không một người con gái quý phái nào ra đường lại không mang găng tay. Giọt lệ tụ lại quanh khóe tôi, tôi thầm cảm ơn Chúa đã mang bà ngoại tôi ra đi với sự trang trọng.
    Cô Weiman để mặc tôi khử trùng chỗ làm việc để đưa bà Sussman trở lại chỗ ông chồng. Khi ông ấy nhìn thấy bà vợ, nước mắt của họ cùng tuôn rơi. Ông Sussman thì thầm:
    - Ôi, mình ơi, tôi thấy chưa bao giờ mình xinh đẹp hơn lúc này.
    Đôi môi bà lão run run nở một nụ cười.
    Ông Sussman lần tay vào trong túi áo khoác, rồi ông ấy tặng cho cô Weiman và tôi mỗi người một tấm ảnh nhỏ về Giáng Sinh, với hình của Joseph, Mary và Jesus Chúa Hài Đồng. Những tấm ảnh nhỏ và nằm gọn trong lòng bàn tay của tôi. Tôi thấ9 lòng mình chan chứa tình thương dành cho ông Sussman và bà vợ ngọt ngào của ông ấy. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết được tinh thần thật sự Giáng Sinh.
    Chúng tôi tiễn Sussman ra phòng ngoài. Chiều hôm nay chúng tôi không lấy tiền thù lao. Chúng tôi chúc họ Giáng Sinh Vui Vẻ, rồi lặng lẽ đứng nhìn họ bước ra đường.
    Tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ, cơn mưa tuyết đầu mùa. Những bông tuyết trắng xóa giống như bột kim cương lấp lánh. Tôi nghĩ nhanh tới Grant và bữa ăn tối mà tôi đã bỏ lỡ, thầm mong rằng bà ngoại của anh sẽ hiểu cho tôi.

    Carolyn S.Steele

  8. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com