|

A. PHỤ LỤC
1. TIỂU SỬ THÁNH QUÍ
Nếu “Máu các Thánh tử đạo là hạt giống sinh người Kitô Hữu”, thì họ Búng được kể là hạnh phúc và vinh dự vì được xây đắp bằng xương máu của bậc tiền nhân anh dũng trong đức tin, vị linh mục đầu đàn, người con cả yêu quí của họ đạo.. Thánh Linh Mục Phêrô Đoàn Công Quí, người đã đổ máu ra vì đức tin tại Châu Đốc năm 1895 nhưng họ Búng chính là nơi sinh trưởng, chi nôi của Người.
Linh mục Phêrô Đoàn Công Quí là con ông Antôn Đoàn Công Miêng, và bà Annê Nguyễn Thị Thường, cha mẹ vốn dòng quyền quí, nguyên quán ở Đàng Ngoài, đã từng phò vua giúp nước.
Không rõ vì lý do nào (có thể vì lý do công giáo), vào cuối đời Gia Long (1802 – 1820), hai ông bà cùng vài người con di cư vào Nam, ngụ tại Búng, tỉnh Thủ Dầu Một , nay là tỉnh Bình Dương. Tên của các anh chị của Phêrô Quí là: Thới, Bường (gái)Đã, Rạng, Báu. Và chính tại đây, Phêrô Đoàn Công Quí, con út trong 6 người con, mở mắt chào đời vào năm 1826, dưới triều Minh Mạng, tại họ Búng, thuộc làng Hưng Định, tổng Bình Chánh, tỉnh Thủ Dầu Một.
Cậu Quí bản chất thông minh, được cha mẹ cho học chữ nghĩa, hấp thụ nền Nho học và sống trong một gia đình lễ giáo. Từ lâu cậu Quí muốn hiến thân cho Chúa để làm linh mục, giúp việc tông đồ. Nhưng cha mẹ thấy cậu út thông minh, có bề thế sau này, nên để cậu ở lại giữ nghiệp tông đường, và để cho anh của cậu đi tu. Tuy nhiên, “Nhân nguyện như thử như thử, thiên lý vị nhiên vị nhiên”nghĩa là người ta muốn thế này mà ý trời lại định ý khác. Vì vậy,sau khi anh của cậu xin rút lui hoàn tục, thì cha mẹ lại cho cậu đi tu như ý định ban đầu. Cậu bỏ hết để đến ở với Cha Tám, bổn sở họ Búng, để tập đời sống tu trì. Năm 1847, cậu được cha Tám giới thiệu với với cha bề trên Gioan Mịche, sau này là Giám Mục. Năm đầu học La Tinh tại nhà bề trên, năm sau cậu được gửi vào học chủng viện Thánh Giuse, lúc ấy đặt tại Thị Nghè, do cha Borelle (Hòa) làm bề trên, sau đó ít lâu, vào năm 1848, Thầy Quí được gửi đi du học tại Đại Chủng viện Pinăng (Mã Lai). Sau 7 năm học tập và tu luyện, thầy trở về quê hương năm 1855, lúc ấy vua Tự Đức đang cấm đạo gắt gao.
Đức cha Lefèbre (Ngãi) thoạt đầu dặn thầy phải tạm ẩn náu qua ngày, nhưng sau lại sai Thầy đi săn sóc, dạy dỗ, an ủi giáo dân các họ. Nhận thấy thầy có đủ điều kiện về học thức, đạo đức và tinh thần tông đồ, năm 29 tuổi, Đức cha cho Thầy chịu chức cắt tóc, và hai năm sau chịu chức Phó tế. Vào tháng 9/1858, Đức Cha truyền chức Linh Mục cho Thầy tại nhà thờ Thủ Dầu Một. Là con cái trong Họ, cha Phêrô Quí sau đó đã về Búng để “vinh qui bái tổ”. Nói là vinh qui chứ thực ra thánh lễđược cử hành kín đáo, đơn sơ tại Gò Cầy (Bây giờ là cuối đường lò chén Chùm Sao vô vài trăm mét). Cha Phêrô Quí còn nán lại nhà ông Trùm Tín (là cháu của ông Bình và là con của ông Định) thì có tin báo về Cai tổng ở Lái Thiêu là ông Tín chứa chấp cố đạo. Ở Lái Thiêu có một viên thư ký quen than với gia đình ông Tín, khi nghe câu chuyện liền lấy ngựa chạy ngày đến nhà ông Tín, vừa hốt thuốc cho mẹ vừa báo tin. Chiều hôm đó, một chiếc ghe xuôi đường rạch cầu Cây Trâm, đi ra phía vàm Búng và hướng thẳng về Bà Lụa. Khi đi dọc theo bờ rạch, có người nhìn thấy và hỏi thì ông Chư (con cả ông Tín) vừa chèo ghe, vừa trả lời “Anh này (chỉ cha Phêrô Quí) quen ở Bà Lụa, rủ tôi lên đó để gát Cuốc”….Thế mới biết, bắt đầu bước lên bàn thờ tế lễ, là bắt đầu bước chân lên đồi Cal-vê, bắt đầu cuộc tử đạo. Sau Lái Thiêu, Gia Định, Biên Hòa, cha Quí được cử làm phó sở Cái Mơn. Vừa đến nhậm sở được ba tháng thì xảy ra vụ quân linh đến vây dòng Mến Thánh Giá, để lùng bắt giáo sĩ, nhưng không tìm được giáo sĩ, họ bắt mấy nữ tu.
Không sợ nguy hiểm, cha Quí định ra mặt với quan quân, để chuộc mạng cho các nữ tu, nhưng giáo hữu không để người ra.
Sau đó Đức cha cử người đến họ Đầu Nước ở Cù Lao Giêng , Tỉnh An Giang ngày 27/12/1858, thì mười ngày sau 07/01/1859, quan Tổng đốc An Giang được mật báo có Tây Dương đạo trưởng trú ẩn tại nhà ông Emmanuel Lê Văn Phụng, lúc ấy là Câu phủ họ (tức Trùm họ) Đầu Nước. liền sai 100 lính đến bao vây. Được tin làng bị lính bao vây,Cố Pernot nói với cha Quí hãy đi trốn để thoát lưới quân thù, Cha quí lại bảo Cố trốn đi, còn cha nhất định không nao núng sợ hãi chi cả, Ngài cho mình không có dấu chỉ gì để quan biết mình là linh mục.
Quan vào nhà ông Emmanuel Phụng, truyền cho ông phải nộp Tây dương đạo trưởng. Ông Trùm Phụng trả lời ở đây không có Tây dương đạo trưởng trú ẩn. Quan quat lớn lên:
- Đạo trưởng ở đâu?
Cha Quí đứng gần đó trả lời:
- Tôi là Đạo Trưởng
Quan hồ nghi:
- Không phải mày, mày phải tìm nộp cho chúng tao Tây dương đạo trưởng mới được.
Cha đáp:
- Không có Tây dương đạo trưởng nào ở đây cả, Tôi chính là Đạo Trưởng, tôi sung sướng làm việc giảng đạo , ai muốn nghe đạo tôi sẵn sàng chỉ dạy.
Quan thấy cha Quí còn trẻ, không có vẽ gì là đạo trưởng, không tin lời của Cha khai là thật. Quan mới quay ra hỏi đứa nhỏ khoảng 10 tuổi, là cháu nội của ông Trùm Phụng, xem đạo trưởng là ai
Đứa nhỏ chỉ vào cha Quí:
- Chính ông này là đạo trưởng.
Quan hết hồ nghi, liền truyền lệnh bắt trói cha Quí, và bắt luôn ông Trùm Phụng cùng 32 bổn đạo trong làng, rồi xiềng xích bắt về Châu Đốc. Hôm ấy là ngày mồng 07 tháng Giêng năm 1859.
Đến Châu Đốc, Ngài bị dẫn đến trước mặt quan Tổng đốc, quan thẩm vấn cha nhiều điều và hứa sẽ tha nếu cha bỏ đạo, theo như chiếu chỉ của nhà vua, nhưng cha Quí vẫn kiên quyết nhận mình là đạo trưởng và quyết không từ bỏ đạo.
Lần khác quan nói với cha, “Thầy là người thanh liêm, nhân từ, đức hạnh, tại sao lại mê theo tà đạo, hãy nghe ta mà bỏ đạo đó đi”
Cha Quí trả lời:
- Dạ, thưa quan, tôi là người giảng dạy đạo này, sao lại có thể bỏ đạo cho được? Vả nữa, đây là chính đạo, vì chỉ dạy điều tốt lành, chứ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu.
Quan liền sai giam cha vào ngục và sau đó dung nhiều phương kế đe nạt, dụ dỗ, tra tấn hòng làm thay đổi lập trường của cha, nhưng cha vẫn một lòng trung kiên với chính đạo. Sau cùng, quan thảo bản án trảm quyết gửi về kinh đô. bảy tháng trong ngục, cha Quí động viên các bạn tù, cử hành bí tích, nguyện ngắm và đọc kinh Mân Côi với họ. Một giáo hữu đến thăm cha, có cả linh mục bản quốc cải trang để vào giải tội và cho cha rước Thánh Thể.
từ trong ngục thất, Ngài gửi về cho mẹ (thân phụ qua đời) một bức thư bằng văn vận, ý từ cao sâu, lời lẽ cảm động
THƯ Ở NGỤC ĐƯỜNG
Ký vụ thân mẫu đôi chữ tường tri
Kể từ ngày con vâng lệnh ra đi
Lòng lã chã lệ rơi luồng lụy
Ngỡ tới đây hành công biện sự
Một hai tháng về viếng từ than
Ai ngờ rầy sớm cách lìa phân
Trời cùng nước không hề vầy hiệp
Hễ Đạo làm tôi đua giữ lời răn dạy
Cho nên con vâng lệnh chỉ sai
Đàng xa xôi cách trở chi nài
Miễn đặng tiếng vâng lời chịu lụy.
Sau khi tỏ tình nhớ mẹ, cha kể chuyện mình:
Kính thưa má,
Khi con tới An Giang tạm nghỉ
Gặp chầu trời mở hội khoa thi
Nên con phải liều thân ứng cử
Ấy là Thiên Chúa chi sở nhiên
Nhân tất tùng chi, nhi dĩ hỉ.
Dầu trăng trói gông cùm tù rạc
Chốn ngục hình xiềng tỏa chi nề
Miễn vui lòng cam chịu một bề
Cho trọn đạo trung thành hiếu tử
Chí con dốc đền công ơn Chúa
Dạ con làm báo ngãi mẹ cha
Xin mẫu từ chớ chút phiền hà
Một vui chịu cho danh cha cả sang.
Mẹ ở lại lần hồi ngày tháng,
Việc hôm mai cần cán giữ gìn,
Gắng công phu việc Chúa kính tin,
Hằng khắc kỷ dẹp yên ba giặc….
Nẻo tam cừu thìn mình chớ mắc,
Giữ mười răn cẩn mật đừng sai,
Dẫu đời này ly biệt bao nài,
Sau ắt cùng một nhà vầy hiệp.
Nay thơ,
Thân tử Bá Đa Lộc Đoàn Công Quí
Linh mục bản quốc.
Ngày 30 tháng 07 năm 1859, án lệnh của triều đình được gửi từ kinh đô tới Châu Đốc
Sang hôm sau là ngày 31/07/1859, ngày thi hành án lệnh, hai cha con, Phêrô Quí và ông Trùm Phụng, mặc áo tốt nhất, ung dung và đĩnh đạc đi đến pháp trường, có quan quân đi trước, giáo hữu đi sau. Một tên lính vác thẻ, lâu lâu lại cất tiếng rao:
“Tự Đức thập tam, An Giang tỉnh, Kỷ Vị niên, thất nguyệt, sơ nhị nhật. Thẻ: Đạo trưởng Đoàn Công Quí tùng gian đạo, đạo chủng; Đạo thư; bất khẳng quá khóa; Vi phạm quốc pháp;luật hình trảm quyết. Tư thẻ”
Quả thật đây là án lệnh của vị tuẫn đạo. Khi tới xóm Chà Và gần cầu cây Mét là chỗ pháp trường, hai cha con cùng quì xuống cầu nguyện, cha ban phép giải tội cho con, con từ giã cha, giáo hữu đến bái biệt hai vị bước vào cõi phước. Bỗng ba tiếng chiêng vang lên giữa đồng vắng, một hồi trống giục, rồi ba lát gươm trao, lát thứ nhất rồi lát thứ hai hết nữa cổ, lát thứ ba gần đứt hết, lát thứ tư đứt hẳn, một chiếc đầu rơi. Linh hồn cha Phêrô Quí bay về cõi cao xanh, có ông Trumg Phụng đi liền theo sau trong giây lát. Hôm ấy là ngày 31/07/1859, cha Quí vừa tròn 33 tuổi.
Cha Vọng và giáo dân lãnh xác cha Quí về an táng ở nhà thờ Năng Gù, sau được cải táng đem về chủng viện Cù Lao Giêng 1959, nhân dịp Bách chu niên cuộc tử đạo của Ngài. Tên của Ngài được đặt cho trường Trung Học Năng Gù (trước năm 1975) và Tiểu chủng việc, rồi Đại Chủng Viện Thánh Quí ở Giáo Phận Cần Thơ. Đại Chủng Viện Thánh Quí đào tạo linh mục cho các giáo phận: Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên.
Đức Thánh Cha Piô X đã phong Ngài lên bậc Á Thánh vào ngày mùng 02 tháng 05 năm 1909. để tưởng nhớ và kỷ niệm công đức của Ngài, một tượng đài uy nghi được xây dựng trước nhà thờ Búng, nơi chon nhau cắt rốn của vị Thánh
Và ngày 19/06/1988 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên bậc Hiển Thánh.
Dòng họ Thánh Quí tiếp tục dâng hiến cho Cho Giáo hội nhiều vị linh mục: quí cha Đoàn Công Triệu (1936), Đoàn Quang Đạt (1956), Đoàn Thanh Xuân (1954), và nhiều tông đồ giáo dân nhiệt thành.
Theo sổ rửa tội còn lưu tại Búng, gia đình thuộc họ Đoàn Công được kể ra như sau:
Ông Raymond Đoàn Công Huy và bà Anê Nguyễn Thị Nhiệm đã sinh ra:- Tôma Đoàn Công Tửu, 03/05/1877, xã Bình Sơn, Tổng Bình Chánh, rửa tội ngày 06/05/1877 do cha Võ.
- Phaolô Đoàn Công Luông, 04/10/1878, xã Bình Sơn, tổng Bình Chánh, rửa tội ngày 06/05/1878, do cha Võ.
- Phaolô Đoàn Công Tần, rửa tôi ngày 17/01/1888, do cha Giuse Thơ.
- G.B Đoàn Công Chiêu, rửa tội ngày 12/09/1891, do cha Giuse Thơ
- Anrê Đoàn Văn Quan, rửa tội 02/01/1894, do cha Simon
- Đoàn Công Triều, rửa tội 22/09/1896
- Phêrô Đoàn Công Hội, sinh 13/10/1885, rửa tội 15/10/1885, do cha Antôn Võ.
CẦN LƯU Ý:QUÍ HAY QUÝ ?
Ø Tài liệu của linh mục Pernot từng sống với vị Thánh, và sau này kể lại ở Paris, luôn ghi “le prêtre QUI” “P.QUI”
Ø Trong tờ xin làm gia phả đầy đủ của vị Thánh, ông Đoàn công Tần cháu đời thứ 4 của vị Thánh, ghi : Tông chi than tộc Á Thánh Đoàn Công Quí” (31/07/1967).
Ø Trong bản ghi nguồn gốc họ Búng, cha Martin (MEP)ngày 10/02/1911, cũng ghi “ Le Bienheureux Pierre QUÍ (trang 2 và trang 10).
Ø Khi xây dựng tượng đài Thánh tại họ Búng, Ông Đoàn Công Chánh, ghi tại chân đế “ Thánh Phê rô Đoàn Công Quí” và ngày 17/02/1960, Đức Cố Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã khánh thành tượng đài này.
Ø Quyển “Hạnh tích các đấng Chân Phước tử đạo” các vị có hài cốt chôn tại bàn thờ chánh Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn xuất bản 1960, trang 42 viết về “ Chân Phước Phêrô Đoàn Công Quí”.
Ø Trong sách “ Thánh Giáo Yếu Lý” vấn đáp, năm 1953, do nhà xuất bản Tân Định in lần thứ 11, trang 102, “ Những điều vinh hạnh đặc biệt của địa phận Sài Gòn” có viết.
Ø Ngày 27/05/1900, Đức Giáo Tông Lêô XIII phong lên bậc Á Thánh: Cha Joseph Marchand (Cố Du), Cha Philipphê Minh, Ông Matthêu Gẫm.
Ø Ngày 02/05/1909, Đức Giáo Tông Piô X phong lên bậc Á Thánh : Cha Phêrô QUÍ, Ông Trùm Emmanuel Phụng, cha Phaolô Lộc, cha Phêrô Lựu, ông Trùm Giuse Lựu và Phaolô Hạnh.
Ø Tóm lại: “QUÍ” là đúng tên của Thánh Nhân (không phải là QUÝ)
BỔ TÚC TIỂU SỬ THÁNH QUÍ
Ø Linh mục JEAN-CLAUDE PERNOT (Xem tài liệu của MEP)
Ø Sinh ngày: 17/11/1823
Ø Cha là Claude Francois, làm nghề thợ may.
Ø Mẹ là: Anne Pinaigre, nội trợ
Ø Mùa thu 1839 (15 tuổi) vào tiểu chủng viện Luxeuil.
Ø Năm 1841, vào học Triết ở chủng viện Vesoul
Ø Năm 1843, học thần học ở Besancon
Ø Ngày 18/09/1847 (lúc 24 tuổi), thụ phong linh mục.
Ø Ngày 03/09/1851 (28 tuổi) vào Hội Truyền Giáo Paris.
Ø Ngày 04/09/1852 đi Viễn Đông từ cảng Havre
Ø Ngày 26/10/1852 đến Pinăng (Malaysia)
Ø ĐGM Lefèbvre Ngãi thuê tàu chở Cha đến nước Việt. Hơn 1 tháng thì đến Đồng Nai. Sau đó đi thuyền đến Thị Nghè.
Ø 1853 – 1854 : Ở Thị Nghè
Sau đó, được sai đến Đầu Nước ở Cù Lao Giêng. Cha Pernot ở tại nhà của ông Emmanuel Lê Văn Phụng. Họ Đầu Nước được thành lập năm 1783 do 2 gia đình Cai Thia ?- Ông Phụng với tính năng hăng say và nhiệt thành tông đồ, dạy giáo dân, nâng đỡ họ, cố gắng giúp họ về đạo giáo, dù gặp nguy hại, nhất là khi họ đau ốm và sắp chết. Cha Pernot ở đây cho tới 1859.
Cha ở trong một nhà nhỏ, nấp trong góc kín của ngôi nhà. Ban ngày phải ẩn mình, cha chỉ đi ra ban đêm. Ở đó cha cử hành các Bí Tích cho giáo dân mà ông Phụng kín đáo đưa đến. Ban ngày đôi khi Cha phải im lặng và ở yên vì các người lương do thám đến lục soát phía bên kia vách nhà của Ngài. Nhiều lần cha phải lật đật chạy trốn trong chỗ rậm gần đó, chân ở trong đầm nước và muỗi căn khủng khiếp. Khi nguy hiểm qua rồi, người ta đến tìm cha về.
Dù rất cẩn thận, nhưng họ cũng nghi ngờ có người Âu. Hai người lương ở làng Tân Đức ở Cù Lao Giêng, quyết tâm bắt quả tang. Một đêm nọ, họ trèo lên cây măng sau nhà ông Phụng, và cha Pernot, không biết có nguy hiểm đã đi ra để thở không khí trong lành. Ngay lập tức họ nhận ra Ngài. Họ đi tố cáo với Tổng Đốc Châu Đốc. Ông gọi trưởng đội dân quân, ra lệnh chuẩn bị khoảng 20 chiếc thuyền để đến Cù Lao Giêng. Nhưng người ta biết ngay lý do có cuộc sắp đặt đó và một giáo dân vội vàng báo tin cho ông Phụng. Ông Phụng lúc đầu không tin lời người này, ông nói: “Không thể có chuyện đó, ông Huyện Cù Lao Giêng rất tốt với tôi, đáng lẽ nói cho tôi biết chứ”. Tuy nhiên, các chiếc thuyền dân quân đã đến chọ Cho Thu (?), cách Đầu Nước 6 km. Rồi thuyền chạy chậm để đến đêm thì đến nhà ông Phụng, được báo là cất giấu một người Tây.
Việc xuất hiện đội thuyền làm cho giáo dân trong lang xôn xao. Một giáo dân đến nhà ông Phụng. Không còn nghi ngờ gì nữa, vì có tiếng mái chèo đập nước nghe rất rõ. Vội vàng, hối hả người ta cất giấu đồ đạc gây nghi ngờ, và che giấu cha Pernot. Dưới sự hướng dẫn của ông Gabrie Vi, cha chạy trốn trong rừng rậm và cũng khuyên cha Quí trốn đi nhưng vị linh mục bản xứ trả lời: “Cha ơi, cha trốn nhanh đi, còn con, con là người An nam, con sẽ không gặp khó khăn gì đâu”. Sau một lúc, quân lính bao vây nhà ông Phụng, và siết chặt vòng vây để không ai có thể chạy thoát. Họ tìm kiếm khắp nơi, lục soát các góc xó nhà tăm tối, nhưng vô ích, tuyệt đối không tìm thấy gì cả. Cha Pernot đã đi kịp lúc, các đồ lễ cũng rời xa đó rồi. Ông trưởng đội quân giận dữ, bắt giữ ông Phung, chủ nhà, muốn ông thú nhận là ông có che giấu một nhà truyền giáo. Nhưng ông Phụng từ chối nói ra và không chỉ bảo gì cả. Giận điên tiết, ông trưởng đội quân ra lệnh bắt trói và đóng gông Cha P.Quí, ông E. Phụng và 32 bổn đạo ở đó. Rồi dẫn họ về phủ Châu Đốc. Đó là ngày 07/01/1859. Vài tháng sau đó, Cha Quí và ông Phụng bị kết án tử và hành hình. Cha Quí bị chặt đầu, ông Phụng bị siết cổ. Ngày 13/02/1879 (20 năm sau) hai vị tử đạo này được ĐGH Lêô XIII phong Chân Phước.
Còn Cha Pernot lúc đó thế nào?. Suốt đêm, Ngài trốn núp trong rừng. Sáng hôm sau, Ngài trở lại họ Đầu Nước, và tạm trú ở nhà một giáo dân khác. Các bề trên nhận thấy cần đưa cha đi khỏi Họ đó, nên vị thừa sai buộc phải trốn ở đáy thuyền và băng qua song, đến với các giáo dân ở Ben Dinh (?) cách đó 25 cây số. Các giáo dân ở đây quá sợ hãi nên từ chối cho cha ở. Có một phụ nữ can đảm, bà Anna Thoa, nói với chồng: “Đừng sợ gì cả, chúng ta cứ cho cha ở nhà chúng ta”. Lúc đầu người chồng không đồng ý, nhưng sau cùng với sự nài nỉ của bà vợ, ông đồng ý và don một cái chòi nhỏ ở trong bụi tre gần nhà, bà Anna hằng ngày mang cơm nước đến cho cha. Ở đó chỉ được ba ngày, Tổng Đốc Châu Đốc không muốn bỏ lơi con mồi nên ra lệnh lục xét khắp nơi. Quan quân đến gần Bến Dinh rồi. Còn thời gian nên phải cứu vị thừa sai thôi. Đầu óc dân An nam đầy mưu mẹo. Họ lấy một chiếc ghe chất đủ thứ lá: Tranh lợp nhà, rơm làm vách, lá dừa làm cửa….Chiếc ghe chở người buôn lá trong một thời gian ngắn đã xuôi dòng nước. Vị thừa sai Pernot đã ngòi trongmột cái lỗ mà người ta bao quanh bằng đủ thứ lá. Lên bờ, đi đường bộ đến chợ gần đó, rồi đến chợ kế tiếp, sau cùng cha đến Cái Nhum. Giáo dân ở đấy rất tốt, người lương xung quanh cũng tốt và có thiện cảm. Họ đạo có dòng Mến Thánh Giá và có một tiểu chủng viện của truyền giáo.
Ø Đầu năm 1860, ở Sài Gòn.
Ø Năm 1861, về chủng viện Hội Truyền Giáo ở Paris.
Ø Ngày 27/02/1904, qua đời ở Paris, thọ 81 tuổi.
[IMG]file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif[/IMG] VỀ LINH MỤC PHAOLÔ ĐOÀN QUANG ĐẠT:
Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt sinh năm 1877 trong một gia đình công giáo tại Bình Sơn (Búng), Bình Dương. Đi tu ở Sài Gòn và chịu chức linh mục năm 1911. Sau khi chịu chức, Ngài là thư ký tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, sau đó là linh mục phụ tá nhà thờ Tân Định từ năm 1920 – 1933 và về phụ trách ở nhà thờ Bà Rịa từ năm 1933 – 1949. Ngài mất ngày 21/02/1956 và được an táng tại nghĩa trang của giáo hội cạnh nhà thờ Chí Hòa, thuộc quận Tân Bình hiện nay.
Linh mục Đoàn Quang Đạt là người sống khắc khổ, bị bệnh hen. Ngài giỏi nhạc, họa và kiến trúc. Theo ghi nhận của lịch sử công giáo , Ngài chính là tác giả vẽ thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn Quí, sở dĩ linh mục Đaòn Quang Đạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đèu là nhạc nước ngaòi và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát không được. Chính vì vậy, Ngài liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Những bài hát nhạc ngoại bằng tiếng Việt này vẫn rất khó hát. Cuối cùng, Ngài viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn, Giám đốc Đại Chủng Viện Sài Gòn cho biết những bài hát của linh mục Đạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với giọng cổ của miền Nam hơn. Còn linhmục Đỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn cũng thừa nhân linh mục Đạt “Rất giỏi về thánh nhạc” và bài hát “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Ngài đến nay vẫn còn dung. Linh mục Quế còn cho biết ngài được nghe kể linh mục Đạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu, bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời và bài ca này ngài đã nghe từ những 1930 khi còn ở miền Bắc….
Thế nhưng cha Đạt viết những bài hát ấy từ những lúc nào?. Theo những tài liệu có thì nhất ngài đã viết những bài hát bằng Tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc Ca Ngợi Rất Thánh Trái Tim Đức Giêsu in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Định) số 289 Rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 01/05/1913. Linh mục Qui mất năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục Lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời, nhưng không có phần nhạc…..
Linh mục Giuse Bùi Văn Nho, chánh sở họ đạo Chợ Lớn đã kể lại cho cha Micae Nguyễn Văn Minh, cha sở Họ Đạo Búng, một câu chuyện như sau: Khi phổ nhạc bài hát “ Kính nguyện Chúa Thánh Thần”, cha Phaolô Đạt đang đi làm lễ ở Bến Sắn trên xe bò và cột cái võng để ngài nằm. Con đường từ Búng đến Bến Sắn lúc đó đường gồ ghề, lồi lõm, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, đá sỏi lởm chởm, lúc lên lúc xuống. Trên đường đi, ngài đã bị cọp đuổi chạy. Vì vậy, bài hát ngài phổ nhạc cũng tương tự như thế. Cha Phaolô Đạt viết bài này với âm thể chính là FA trưởng và nhịp 6/8, nên có lúc dắt dẻo, có lúc du dương, dìu dặt có lúc rượt đuổi giống như chuyển động của chiếc xe và chiếc võng trên đương Ngài đi làm lễ vậy.
[IMG]file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif[/IMG] VỀ CỐ LINH MỤC
C. NHÀ CÁC DÌ MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM CỘNG ĐOÀN BÚNG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐOÀN
“Nơi đây ơn huệ chứa chan
Chính là cuộc sống Chúa ban muôn đời”
( Tv 133,1)
Cộng đoàn Búng là cộng đoàn khá lâu đời, năm trong khuôn viên nhà thờ Búng, cùng một dãy với trường Tiểu Học. Ngôi nhà trông cổ xưa, cũ kỷ nhưng thật ấm long, ấm tình chị em với những sẻ chia trong cuộc sống. Hiện nay, có ba chị em là Anê Thượng Thị Tiếp, Magarita Nguyễn Thị Tùng và Têrêsa Nguyễn ngọc Vinh. Cả ba đều là người gốc Búng.
Thời bà Maria Nguyễn Thị Hiếm làm Bề Trên (1910 – 1916), năm 1915 Linh mục Martin Nghi xin các dì về để giúp họ đạo. Hai chị đầu tiên của cộng đoàn làd Anna Nguyễn Thị Hải và Maria Huỳnh Thị Lai.
Bà Phanxica Rômana Nguyễn Thị Hơn (Út Hơn, dì của cha Đức, cha Khâm) là người quê ở Búng (sinh năm 1913) kể lại: “Khi các dì đến đây thì dì mới hai tuổi. Trong suốt thời gian ấu thơ, dì chỉ nghe nói tới cha Giuse Quận là cha phó lúc bấy giờ. Năm 1916 – 1924, cha Anrê Miều về đây coi sóc họ đạo. Năm 1925, dì lên 12 tuổi được chịu phép Thêm Sức và Bao Đồng cùng một lượt.
Năm 1925, Cha Keller về họ Búng (giáo dân thưừong gọi cha là ông cố Tây). Thời gian này, số giáo dân ngày càng tăng, hầu hết bà con giáo dân ở đây đều sinh sống bằng nghề làm chén và làm vườn. Trình độ của giáo dân còn thấp không thể cộng tác được với cha sở trong việc dạy dỗ các thiếu nhi trong họ đạo. Cha đã tạo điều kiện để các dì tham gia trong mọi sinh hoạt của họ đạo, nhất là việc giáo dục các thiếu nhi. Nhờ đó số các em ngày càng đông với những sinh hoạt đa dạng làm cho bộ mặt của họ đạo thêm sinh động, vui tươi. Để có chỗ dạy các em, cha đã xây một ngôi trường nhỏ nằm cạnh nhà các dì để tiện việc dạy và trông coi nhà cửa. Ngoài ra các dì còn cộng tác với cha trong một số công việc như: Dạy giáo lý, lo việc phòng thánh, tập hát ca đoàn và trông coi trẻ trong nhà thờ.
Trong khoảng thời gian cha Keller coi sóc họ Búng đã có rất nhiều chị em luân phiên nhau đến cộng đoàn Búng phục vụ. Các chị cũng không làm gì khác ngoài những việc đã kể trên. Chính cha đã giúp xây ngôi nhà gạch, mái ngói mà các chị đang ở hiện nay. Hồi đo, các chị còn xài nước giếng nhà cha sở.Hằng ngày, các chị phải qua nhà cha khiêng nước về nhà, có khi huy động học trò phụ khiêng nước về chứa trong thùng phuy để xài dần
Bà Têrêsa Avila Trần Thị Son (đã qua đời) cho biết: “Năm 1932, dì tới cộng đoàn Búng, lúc đó dì 22 tuổi và mới khấn ra, nên được các dì giao cho dạy lớp năm, dì lớn trong cộng đoàn lúc đó là bà Anna Nguyễn Thị Thân (Mười Thân), bà rất dễ thương, vui vẻ luôn lo lắng cho chị em. Thời của dì không có điện, chỉ xài đèn dầu thôi, các dì dạy học ngày hai buổi, chỉ có một thánh lễ Misa vào buổi sang, chiều các dì cho học trò vào nhà thờ đọc kinh, viếng Chúa. Cha Nguyễn Thới Mậu ngày xưa là học trò của dì”
Trong giai đoạn từ 1948 – 1962, Dì Maria Nguyễn Thị Phánh và Dì Maria Phan Thị Dược đóng góp rất nhiều cho công tác tông đồ, giáo dục và đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Giáo dân ở đây rất quan tâm, tín nhiệm và biết ơn các dì. Có những khó khăn gì, họ đến chia sẻ, xin các dì hướng dẫn, góp ý. Thỉnh thoảng họ đến thăm các dì với giỏ trái cây theo mùa.
Vào các dịp hè (2 tháng) và têt (1 tháng)khi nhà Dòng nghỉ, các dì đi ghe chở trái cây trong mùa của vùng Búng (măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, bòn bon,…).
Năm 1963, do nhu cầu mục vụ ngày càng nhiều cũng như việc dạy học phát triển, nhân sự của cộng đoàn đã tăng lên 5 người.
Năm học 1963 – 1964, có hai em nhà tập được bề trên cho đi thử tại cộng đoàn Búng. Đó là chị Agnes Đoàn Thị Nghĩa và chị Maria Nguyễn Thị Vậy. Khi đó dì út Phánh phụ trách cộng đoàn, các dì dạy học: Cô Nghĩa dạy lớp nhất, Dì Maria Bùi Thị Dưng dạy lớp nhì, Lớp ba Dì Maria Lê Thị Sinh, lớp bốn Cô Vậy dạy ở bên trường Nam (hai phòng ở phía ngoài đường cạnh nhà cha sở). Dì Maria Nguyễn Thị Phánh tập hát và lo đi chợ (trước đó dì đã làm hiệu trưởng trường tiểu học Hưng Định nhiều năm)
Năm 1964, Dì Têrêsa Nguyễn Thị Huân đến cộng đoàn, nhận trách nhiệm hiệu trưởng trường tiểu học Hưng Định của Nhà Thờ Búng, kiêm phụ trách dạy lớp nhất của trường. Có khoảng 400 em học trò , từ lớp năm đến lớp nhất, các dì dạy tất cả các lớp này.. Bên cạnh đó, cha sở còn mở thêm một trường Trung Học nhưng chỉ có hai lớp đệ Thất và đệ Lục, thầy Tự phụ trách. Đặc biệt các dì rất quan tâm đến các em lớp cuối cấp để giúp các em thi tiểu học, hầu hết các em đều đạt kết quả tốt. Ngoài việc dạy tại trường, các dì còn nuôi thêm khoảng 20 em nội trú từ xa đến đây học.
Nhưng công việc chính của các dì bên cạnh công tác giáo dục là cộng tác với cha sở trong việc mục vụ tông đồ: Các chị dạy giáo lý các cấp, giáo lý tân tong và giáo lý hôn nhân, lo việc phòng thánh, điều khiển ca đoàn và sinh hoạt thiếu nhi……Đồng thời, quí dì tập cho các học trò có thói quen đến với Chúa Giêsu Thánh Thể: Mỗi sang vào giờ ra chơi các em đến viếng Chúa, buổi chiều khi tan học thì ở lại đọc kinh. Thời gian này, phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể phát triển mạnh, làm cho sinh hoạt của họ đạo thêm phần khởi sắc. Cuộc sống của các dì cứ thế trôi đi êm ả với nhưng công việc thường nhật. Cho đến sự kiện 30/04/1975, một số các dì về tu gia, số khác về Nhà Mẹ nên cộng đoàn còn lại các dì: Anna Nguyễn Thị Tám, Anna Lê Thị kim Hoa, Anna Trương Thị Miều, Anê Cao Thị Cho và Anna Nguyễn Thị xem vẫn tiếp tục công việc dạy học. Chẳng được bao lâu thì bà Tám đến tuổi hưu nên phải trở về hội dòng.
Tháng 10/1976, nhà nước tiếp thu trường công giáo Hưng Định, các dì đành phải tạm chia tay với việc dạy học, và bắt đầu với việc làm rẫy, làm ruộng….Hoàn cảnh càng lúc càng khó khăn hơn, kinh tế cộng đoàn không đủ sống, vì thế một số dì phải về tu gia còn lại dì Kim Hoa. Năm 1977, dì Anna Huỳnh Thị Mai lúc đó đang tu gia, được bề trên gọi đến cộng đoàn cùng với dì Kim Hoa phục vụ họ đạo.
Năm 1982, dì Kim Hoa được bề trên gọi đến cộng đoàn Bến Gỗ, dì Magarita Nguyễn Thị Tùng về thay thế. Năm 1983, cộng đoàn có them dì Têrêsa Nguyễn Ngọc Vinh.
Năm 1984, dì Anê Thượng Thị Tiếp từ cộng đoàn Bảo Lộc về hội dòng và được bề trên gọi đến Búng. Ban ngày dì dạy học tại gia đình, buổi tối dì về cộng đoàn sinh hoạt chung với chị em. Sau khi cha mẹ qua đời, vì số học trò quá đông, nhà cộng đoàn lại chật, cộng đoàn xin dì tiếp tục dạy các em tại nhà của gia đình dì đến nay.
Như vậy cho đên hôm nay đã có trên 145 chị em luân phiên đến giáo xứ Búng phục vụ.
Đến cộng đoàn Búng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì lòng hiếu khách của quí chị, Nhiều người lấy làm lạ: Tại sao cả ba chị đều ở Búng, mà có thể hoạt động tông đồ được ở quê nhà, nhất là lại được giáo dân thương mến và công tác rất đắc lực?. Phải chăng đó là sự quên mình của các chị, hòa đồng và rộng rãi với người ngoài. Nói tới chị út Tùng, ai cũng nói chị có “lính” nhiều lắm. Hô một tiếng là lính chị làm chu đáo. Còn những học trò nào thuộcdạng “siêu quậy” cứ đưa xuống chị Năm Tiếp, một thời gian sau em đó giống như”cậu học trò gia lễ”(hiền lành, lễ phép). Còn chị Năm Vinh đúng là “em hiền như ma xơ”, lúc nào cũng thấy cười, nhưng lại rất chu đáo trong bổn phận.
Sau biến cố 1975, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cha sở Micae Nguyễn Văn Minh và một phần may mắn là có một số chị em là người địa phương nên công tác mục vụ cũng như việc dạy trẻ của cộng đoàn được xuôi chảy mặc dù cuộc sống của các chị rất khó khăn vì tình hình xã hội chưa ổn định.
Đối với việc mục vụ, các chị giáo lý các cấp, giáo lý tân tong và giáo lý hôn nhân, lo việc phòng thánh, giúp ca đoàn và sinh hoạt thiếu nhi. Đặc biệt, các chị còn hướng dẫn một số thanh thiếu niên trong họ đạo xác định ơn gọi của mình.
Tại Búng, chị tổng phụ trách Agatha Trần Thị xanh thành lập hiệp hội Mến Thánh Giá Tại Thế vào ngày 27/02/2000 với khoảng 45 thành viên. Mỗi tháng 2 chị trợ úy tại Nhà Mẹ đến giúp cho các hội viên: Chia sẻ lời Chúa , tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời của Đáng Sáng Lập hoặc các đề tài về cuộc sống gia đình, đời sống tông đồ….Hằng tuần, hội viên họp mặt chia sẻ lời Chúa dưới sự hướng dẫn của quí dì tại cộng đoàn để giúp hội viên thăng tiến hơn trong ơn gọi của những người yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu. Các hội viên tham gia rất nhiệt tình và hiệp hội ngày một phát triển.
Ngôi nhà mái ngói cũ của công đoàn do cha Keller xây dựng đã xuống cấp trầm trọng, rất dễ gây tai nạn. Bên cạnh đó, chị em gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi phương diện nhất là về cơ sở vật chất, ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc phục vụ, nên chị tổng phụ trách Agatha đã trình bày với cha sở Micae về nhu cầu cấp thiết này và xin cha cho đất để làm nhà cộng đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phục vụ tốt hơn. Cha đã họp Ban Điều Hành họ đạo và đồng ý chấp thuận đề nghị này, ngày 05/01/2006, đệ đơn lên Đức Cha Phêrô giáo phận Phú Cường và chính thức hiến tặng cho Hội Dòng một phần đất . Ngày 20/02/2006 là nghi thức đặt viên đá đầu tiên bắt đầu công trình xây dựng. Ngày 13/07/2006 mừng tân gia cộng đoàn.
Đầu thế kỷ 21, vấn đề “di dân” là một điểm nóng, Giáo hội quan tâm, xã hội quan tâm….Vì thế, nhờ sự trợ cấp 30.000 euro của kỹ sư Leopold Bachmann ơqr Thụy sĩ, chị Agatha Trần Thị Xanh quyết định lập nên nhà di dân Lâm Bích tại Búng, ngôi nhà này được khánh thành ngày 26/02/2005.
Mục đích nhà trọ di dân lâm Bích, Là tạo điều kiện cho các thiếu nữ nghèo từ các nơi xa có nơi trọ an toàn, đồng thời hội dòng còn cho các dì đến giúp các thiếu nữ về nhiều phương diện : Nâng cao kiến thức về nhân bản, chăm sóc sức khỏe và những vấn đề xã hội, dạy nghề
Với một tấm long vì Chúa, vì Hội Dòng, và vì các linh hồn, cộng đoàn Búng đã luôn như là ngọn đèn luôn cháy sáng giữa những người thân quen, giữa anh em lương dân, nối kết tình than để muôn lòng như một, dệt nên bản tình ca: Tất cả là hồng ân.
nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh |
|