Theo Thạc sĩ tâm lý Dương Hoàng Lộc, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, những cô gái trong tình cảnh này một phần cần trang bị một tư duy tích cực và có cái nhìn thoáng hơn một chút về tình cảm, bên cạnh đó cần phải có chính kiến riêng của bản thân mình để có được sự tự do trong chuyện tình cảm. Vì trong mắt các đấng sinh thành thì con cái bao giờ cũng nhỏ bé nên thường quản thúc chặt chẽ, sợ con sa ngã, hư hỏng. "Nhưng nếu các bạn chứng tỏ cho mọi người thấy được sự mạnh mẽ của mình trong cuộc sống thì ba mẹ sẽ tin tưởng và 'buông tha' cho các bạn".
Các bạn thân mến! Cũng chỉ là một góc nhìn của tác giả thôi mà. Quả thật như thế thì cũng tội nghiệp cho Châu quá, bởi vì đã 35 mùa xuân qua mà vẫn "đơn chiếc". Nhưng nếu ba mẹ của Châu dễ dàng hơn trong chuyện này, thì chưa chắc bây giờ Châu đã yên bề gia thất?! Phải không các bạn? Caohuong còn nhớ: Có hai cụ ông cụ bà đã "thất thập cổ lai hy" thấy con cháu ngày nay tình cảm lãng mạn quá, nên cụ ông cũng muốn mình thể hiện một cái gì đó để chứng tỏ với con cháu rằng “người đời xưa” cũng ướt át chẳng kém ai. Sau nhiều đêm trằn trọc nghĩ suy, cụ ông sáng kiến quyết định vào 8 giờ tối mai mình sẽ hẹn cụ bà ra dưới gốc cây đa để tâm sự… ( bởi ngay trong khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Vinh Hương có cây đa cổ thụ) ý tưởng mới mẻ này đã được cụ bà chấp thuận. Từng giờ qua đi như thêm lửa cho tình cảm tưởng chừng như đã lịm tắt, 1 giờ 2 giờ rồi đến 7 giờ tối… Cụ ông đứng ngồi không yên, tay nâng niu bó hoa, vẻ mặt rạng rỡ mà bồn chồn, ưu tư mà sảng khoái đợi chờ nơi đã hẹn. Thế nhưng 7 giờ - 8 giờ cụ bà vẫn biệt tăm, “thuở chờ đợi, ôi thời gian rét lắm” đúng vậy, rét từ tâm, từ tận căn của con người, cụ ông bực bội hơn là lo lắng. Cụ ông quay về nhà vẫn thấy cụ bà đang “bình chân như vại” như không có chuyện gì xảy ra, cụ ông liền trách cứ và gặng hỏi tại sao? Tại sao? Tại sao? Cụ bà bình tĩnh trả lời: Thưa ông vì ba mẹ không cho đi
thay đổi nội dung bởi: Caohuong, 29-04-2011 lúc 01:48 PM