|

Trái chùm bát
Trái chùm bát trái này chim hay ăn. Ăn vào ngọt , cũng là trái dại ít người trồng.

Trái thanh trà
Hình dáng và bên trong y chang trái xoài nhỏ ăn vào chua chua ngọt ngọt. Thấy bán nhiều ở Cần Thơ, V ỉnh Long…

Trái trứng cá
Một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10m 7-12 m với các cành xếp chồng lên nhau, lá rủ có mép khía răng cưa. Khi ra bông màu trắng, trái chín màu hồng đỏ nhạt , giống trái sơ ri , vị ngọt , trong ruột chứa nhiều hột nhỏ giống như trứng cá.
Trái sim khô
Trái Sim
Cây sim thường mọc thành rừng trên đồi cao rất đẹp mắt. “Những đồi hoa sim, Ôi những đồi hoa sim, tím chiều hoang biền biệt” Hoa sim có màu tím, trái bằng đầu ngón tay út và khi chín trái có màu tím đen thẩm , cơm của trái sim mềm và bở vị sim ngọt lờ lợ, có xen lẫn vị chát và có thể dùng làm rượu.
Trái sim khô thường có bán trong các chợ, chung với trái xay.

Trái dừa nước
Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông ở miền Đồng bằng song Cửu long, đặc biệt xứ dừa Bến Tre.
Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.
Cơm dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác trong khi đó lại là nguồn thu nhập ít có hiệu quả nhất của dừa nước. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha). (theo Wikipedia).
 
Trái vú sửa
Vú sửa là loại cây trái to, có nhiều loại và nhiều màu (căn bản trắng, tím, hồng) ngày xưa trong Nam còn gọi vú sửa màu tím là hồng nhung.
Trái vú sửa tròn trịa đường kính khoảng 5-8cm, lúc chin cơm vú sửa thơm và nhiều nước…sửa. Nếu cắt ngang trái vú sửa sè thấy cơm có hình ngôi sao. Trái vú sửa có mủ nên lúc ăn phải để ý, cách ăn dể nhất là cắt vú sửa làm hai rồi dung muổn mà ăn.
Trái điều (đào lộn hột)
Cây cao từ khoảng 3m đến 9m. Lá mọc so le, cuống ngắn.Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu. Trái hình thận dài khoảng 2-3cm . Trái khô, không tự mở, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm giác lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả). Hột điều rất béo và có chứa dầu.
Một vài loại bánh đặc biệt ở miền Nam Ngày xưa hầu như má tôi rất khéo nội trợ , nấu ở nhà vừa rẻ lại vừa ngon, vừa vui, vì có sự tham gia của nhiều người, nhất là dịp Tết đến, vừa ăn lại vừa biếu cho nữa. Sau này bà lớn tuổi nên thường nấu chia với người dí ở cùng xóm. Trong các loại bánh được nhắc đến, chỉ có loại bánh chao là má tôi chưa làm bao giờ. Lúc còn thơ tôi thường phải canh chừng nấu bánh hàng giờ ngoài sân trước, những kỷ niệm gia đình khó phai, nhất là phải canh bánh đến khuya trong ánh lửa bập bùng và mùi khói bay trước Tết .

Bánh Tét
Bánh tét chỉ được gói và nấu trong dịp Tết nên khởi thủy được gọi là Bánh Tết, sau này bị nói trại ra là bánh Tét.

Bánh cúng
Khởi thủy bánh này được gọi là bánh cuốn, vì lá chuối phài cuốn hình ống tròn, dài cỡ gang tay người lớn, trước khi bỏ bột gạo pha vào (nước cốt dừa, muối, đướng, đậu) thường dùng để cúng “cô hồn” rằm tháng bảy, hoặc cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở miền Nam, nhất là miền Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít…”.

Bánh cấp
Loại bánh thường được dâng cúng cùng lúc với bánh cúng . Khởi thủy có tên là bánh cặp vì cứ hai cái úp mặt vào nhau rồi cột dây thật chặt. Nguyên liệu thì cũng giống như bánh cúng.

Bánh cay
Bánh này làm bằng khoai mì , có pha ớt, bỏ muối đường chiên vàng ăn mặn mặn cay cay rất ngon !

Bánh rế
Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang sắc ra thật mỏng thành sợi, đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế… Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Phan Thiết …

Bánh hỏi
Khởi thủy là bánh xổi, hấp nóng hổi vừa thổi vừa ăn, lâu ngày biến thành bánh hỏi.

Bánh Chao
Bánh chao thường được làm từ bánh trung thu cũ. Nhờ đã qua một lần nướng, các loại nguyên liệu đều đã thấm đường nên khi nhồi với chao, bánh ra đúng vị bánh chao mặn mặn ngọt ngọt, lại thoang thoảng mùi hành lá nướng rất ngon. Nếu làm trực tiếp từ bột như cách bên, nên để bánh thật nguội hoặc để vài ngày cho bánh dịu rồi mới nhồi chao nướng thì sẽ ngon hơn. Món bánh chao đặc biệt này nên làm từ bánh trung thu, càng cũ càng ngon. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bánh trung thu hư, mốc để làm bánh vì không thể loại bỏ được độc tố từ nấm mốc, không bảo đảm sức khỏe.

Bánh thửng, bánh thuẫn
Hai loại bánh hấp này cũng từa tựa như bánh bong lan và loại muffin của các xứ da trắng nói tiếng Anh, như hình thức bên ngoài thì khác hẳn.

Bánh cam, bánh vòng
Bánh Cam miền Nam làm bằng bột pha (gạo, nếp, nổi) , sau khi nhồi dẻo rồi có thể uốn dẹp vo tròn có nhưn bằng đậu xanh có trộn đường , sau đó được chiên lên.
Bánh vòng chỉ có bột dẻo kéo dài rồi khoanh tròn lên chiên chừa lổ trống ở giữa.
Ngày xưa người ta hay rao bán “ai ăn bánh cam bánh vòng hôn” ví hai thứ bánh này hay bán chung với nhau.
Sưu tầm
|
|