1, Ngôn ngữ, chất liệu chép Thánh Kinh .
Ngôn ngữ: Hiện nay, các thủ bản (bản gốc) nguyên thủy của Thánh Kinh phần lớn đã bị thất lạc và chỉ còn lại các bản sao lục, nghĩa là những bản được sao chép từ bản chính. Căn cứ vào những bản sao lục, thì Thánh Kinh được chép bằng các loại ngôn ngữ sau đây:
Híp-ri (Do Thái): Hầu hết các sách Cựu Ước được chép bằng tiếng Do Thái, nhất là các sách lịch sử.
Hi Lạp: Một số ít sách được viết bằng tiếng Hi Lạp, nhất là các sách thuộc văn chương khôn ngoan và viết vào thời kỳ văn hoá Hi Lạp bành trướng (khoảng -333).
A-ram: Chỉ có một số đoạn và rất ít sách chép bằng tiếng A-ram. Aram là thứ ngôn ngữ gần với tiếng Híp-ri, nó được dùng làm tiếng quốc tế được sử dụng trong khắp đế quốc Ba Tư trong công việc thương mại và ngoại giao (như tiếng Anh ngày nay). Ở Giuđêa, tiếng Aram dần dần thay thế tiếng Híp-ri là thứ tiếng chỉ còn dùng trong phụng vụ. Thời Đức Giêsu dân nói tiếng Aram và không còn hiểu tiếng Híp-ri nữa.
Riêng các sách Tân Ước đều chép bằng tiếng Hi Lạp. Một số học giả cho rằng, Tin Mừng Matthêu được chép bằng tiếng Aram trước khi được dịch ra tiếng Hi Lạp .
Chất liệu viết: Nghệ thuật in ấn mới được phát minh vào thế kỷ XV sau Chúa Giáng Sinh. Thế nhưng, từ thời thượng cổ, con người cũng đã tìm ra những cách để lưu lại, như khắc trên gỗ, trên đá, trên đất sét…
Các chất liệu được dùng để chép Thánh Kinh là chỉ thảo và da thuộc.
- Chỉ thảo (papyrus): Là loại chất liệu làm bằng ruột cây sậy chẻ mỏng và ép chồng lên nhau rồi phơi khô làm giấy để viết.
- Da thuộc (Parchment): Là chất liệu làm bằng da thú vật ngâm nước vôi, phơi khô và đánh nhẵn ra để làm giấy viết. Loại này xuất hiện vào khoảng thế kỷ VII Trước CSS.
Hiền Lâm
* Có tham khảo và một số trích đoạn từ cuốn “DẪN VÀO THÁNH KINH” của Lm Dominic Nguyễn Phúc Thuần..
thay đổi nội dung bởi: Bảo_†_Lâm, 19-02-2012 lúc 06:45 PM