6. Ngày tháng trong Thánh Kinh.
Người Do Thái tính năm tháng theo hai loại lịch khác nhau:
Năm: Tính theo dương lịch, nghĩa là mỗi năm có 365 ngày.
Tháng: Tính theo âm lịch, nghĩa là tính theo chu kỳ mặt trăng xoay quanh trái đất một vòng gồm 29 ngày. Như thế, 12 tháng trong 1 năm chỉ có 348 ngày. Vì sự chênh lệch của năm âm lịch và dương lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại phải thêm một tháng nhuận. Cách thêm tháng nhuận do các tiến sĩ luật họp và nghiên cứu thêm vào sau tháng cuối cùng (Adar thứ hai).
Trước khi về định cư tại Canaan, người Do Thái dùng tên tháng của người Canaal, nhưng sau lưu đày, họ dùng tên tháng của Babilon như sau:
1. Nisan (khoảng tháng 3 và 4).
2. Iyyar (khoảng 4 và 5).
3. Siwan (khoảng 5 và 6).
4. Tammuz (khoảng 6 và 7).
5. Ab (khoảng 7 và 8).
6. Alul (khoảng 8 và 9).
7. Tiishri (khoảng 9 và 10).
8. Marsheshwan (khoảng 10 và 11).
9. Kisleu (khoảng 11 và 12).
10. Tebet (khoảng tháng 12 và tháng giêng).
11. Shebat (khoảng tháng giêng và 2).
12. Adar (khoảng 2 và 3).
Năm nhuận có thêm tháng Adar thứ hai.
Ngày: Ngày của người Do Thái được tính từ lúc mặt trời lặn. Vì thế, Đức Giêsu chịu chết vào ngày thứ sáu, Người ta phải cho tháo xác Người xuống trước khi mặt trời lặn để khỏi vi phạm ngày Sabát (x. Ga 19,31). Ngày được chia thành 12 giờ và đêm có 4 canh. 7 ngày một tuần, 4 tuần 1 tháng, ngày thứ 7 là sabat – ngày nghỉ.
Hiền Lâm
* Có tham khảo và một số trích đoạn từ cuốn “DẪN VÀO THÁNH KINH” của Lm Dominic Nguyễn Phúc Thuần.