Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Chủ đề: Tại sao có sự dữ, sự đau khổ trong trần gian này?

  1. #1
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Post Tại sao có sự dữ, sự đau khổ trong trần gian này?

    TẠI SAO CÓ SỰ DỮ, SỰ ĐAU KHỔ TRONG TRẦN GIAN NÀY?




    Hỏi: Nhân Mùa Chay thương khó, Xin Cha giải thích lại tại sao Chúa để sự dữ, sự đau khổ hoành hành trong trần gian này, và ý nghĩa của những đau khổ và sự dữ đó?

    Trả lời: Sự dữ (evil) và đau khổ là những thực thể và thực tế (entities and realities) hiển nhiên trong cuộc sống con người trên trần thế này. Ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, con người luôn gặp phải những tai ương như bệnh tật, nghèo đói, bất công, bóc lột, oán thù, ghen ghét, đau khổ tinh thần và thể xác, chiến tranh, thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần (Tsunami) và nhất là chết chóc, đau thương…

    Có điều nghich lý và khó hiểu là tại sao những kẻ bất lương gian ác, làm những việc vô luân, vô đạo như bóc lột, lường đảo, giết người, mở sòng bài, nhà điếm, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các dịch vụ mãi dâm vô cùng khốn nạn, tội lỗi , sản xuất phim ảnh dâm ô, bạo động, giết người…lại phát đạt, giầu sang, khoẻ mạnh, trong khi quá nhiều người lương thiện, đạo đức, bác ái lại nghèo khó, bệnh hoạn , và nhiều khi còn gặp những tai hoạ bất ngờ ?

    Cụ thể, những ai ở Houston, Texas chưa quên một xe buýt chở giáo dân Houston đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Cảrthage, Missouri tháng 8 năm 2008 đã bị lật khiến hàng chục người chết và bị thương nặng, gây đau khổ lớn lao cho các gia đình nạn nhân; trong khi các xe bus hoặc phi cơ chở người đi đánh bạc hàng ngày ở Lousiana, Baloxi, Las Vagas và du hí tội lỗi bên Cancun (Mexico) và Jamaika…chưa hề gặp tai nạn tương tự !

    Đứng trước thực tế này, nhiều người đã tự hỏi: có Thiên Chúa cực tốt cực lành hay không, và nếu có, thì tại sao Người lại để cho những sự dữ đó xẩy ra và làm khổ cho người ngay lành như vậy?

    Để trả lời cho vấn nạn này, trước hết, là người tín hữu Chúa Kitô, chúng ta phải tin chắc chắn có Thiên Chúa là tình thương, công bằng và vô cùng nhân ái.

    Tuy nhiên, tại sao có sự dữ, có đau khổ trong trần gian này, thì không ai có thể hiểu thấu được lý do và có thể giải đáp thỏa đáng cho vấn đề nan giải này.

    Thánh Augustinô ( 354-430) đã cố tìm hiểu lý do tại sao có những sự dữ nói trên , nhưng ngài cũng không tìm được và đành thú nhận như sau:

    “Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác và tôi đã không thấy được câu giải đáp.” (x. Confessions.7:7,11).

    Thánh Phaolô cũng phải nhìn nhận sự dữ là một bí nhiệm không ai hiểu được: “Thật vậy mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành.” (2 Tx 2,7)

    Dầu vậy, dù sự dữ là một bí nhiệm (mystery), nhưng qua đức tin và nhờ giáo lý và Kinh Thánh chỉ dẫn, chúng ta có thể tạm hiểu lý do vì sao có sự dữ, sự đau khổ trên trần thế này như sau:

    Trước tiên, sự dữ là hậu qủa của tội lỗi, của việc con người tự do chọn lựa đi đường sai trái như Thánh Phaolô đã viết: “Chẳng có ai có lương tri, chẳng có ai kiếm tìm Thiên Chúa. Người người đã lià xa chính lộ chỉ biết theo nhau làm chuyện suy đồi ; chẳng có một ai làm điều thiện, dẫu một người cũng không.” (Rm 3:11-12).

    Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng: “Sự thật thì họ (các thiên thần và loài người) đã phạm tội, do đó mà sự dữ về luân lý đã đi vào thế gian, tai hại không thể lường được so với sự ác thể lý. Thiên Chúa không hề là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự dữ này. Tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì tôn trọng tự do của các tạo vật Ngài đã dựng nên, và một cách bí nhiệm, Ngài biết lấy điều thiện ra từ sự ác.” (x.SGLGHCG, số 311)

    Nói rõ hơn, vì con người đã sử dụng lý trí và ý chí tự do (intelligence and free will) của mình để làm điều sai trái nên sự dữ, sự đau khổ phải là hậu quả tất nhiên của ý muốn tự do mà con người đã và đang sử dụng để làm những điều gian ác, nghịch với Chương trình và Ý muốn của Thiên Chúa, Đấng luôn mong muốn cho con người được hạnh phúc. Thiên Chúa biết sự dữ làm khổ mọi người trên trần gian này, nhưng Ngài đã không can thiệp để ngăn cản vì trước hết, Ngài phải tôn trọng ý muốn tự do mà Ngài đã ban cho khi tạo dựng con người khác biệt với mọi tạo vật khác.

    Chính vì con người có lý trí để hiểu biết và có tự do để lựa chọn nên quá nhiều người đã chọn lựa những cách sống đưa lại những hậu quả khốc hại cho mình và cho người khác. Cụ thể, có những người muốn tự do lái xe theo ý riêng của mình, bất chấp luật lệ lưu thông, nên đã gây ra biết bao tai họa thảm khốc cho chính họ và cho bao nhiêu người vô tội khác hàng ngày trên các đường phố, xa lộ ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi xảy ra tai nạn lưu thông nhiều nhất thế giới !

    Tự do ly dị và phá thai đã đưa đến hậu quả phá vỡ hạnh phúc gia đình, chấn thương tâm lý cho người mẹ và gây đau khổ cho vợ chồng và con cái. Tự do hút thuốc, sử dụng ma tuý và rượu mạnh đưa đến ung thư và bao bệnh tật liên hệ khác. Tự do cờ bạc đỏ đen đưa đến phá sản, tan vỡ gia đình và đau khổ cho biết bao cá nhân và gia đình.

    Đặc biệt, vì tham vọng chính trị, ham mê quyền hành và giầu sang nên những kẻ cầm quyền ở nhiều nơi trên thế giới đã dùng mọi thủ đoạn gian manh và độc ác để thủ tiêu hay bỏ tù những ai dám chống đối, muốn lật đổ họ. Cứ xem cuộc nội chiến đã kéo dài hơn một năm qua ở Syria đủ cho thấy là vì tham quyền cố vi, nên nhà độc tài Hassad đã giết hại hàng chục ngàn người dân đang nổi dạy chông lại ông ta và đòi thay đổi thể chế. Nhưng đáng buồn thay, vì các đại cường (Anh Pháp Mỹ Nga và Trung cộng) không thể thỏa hiệp được với nhau về một giải pháp chính trị cho Syria, nên người dân nước này còn phải chiu đau khổ triền miên không biết đến ngày nào mới khỏi ách thống trị của kẻ độc tài, tham quyền cố vị, sát hại dân lành. Nhưng cuối cùng thì chắc chắn kẻ gian ác sẽ bị trừng phạt như số phận của Sadam Hussein, Bin Ladin, Mubarak, Khadafi và các chế độ công sản ở Nga và Đông Âu trước đây.

    Như thế ,đủ cho thấy là đau khổ và mọi sự dữ là hậu qủa của những chọn lựa sai lầm, mù quáng của con người, nhất là của kẻ cầm quyền cai trị, muốn duy trì ách thống trị của họ để vơ vết của cải, bắt chấp nỗi thống khổ của người dân chẳng may rơi vào tay cai trị độc ác của họ.

    Dầu vậy, đau khổ và sự khó cũng được xem như là những phương thế hữu hiệu mà Thiên Chúa đã dùng để thử thách và tôi luyện những tôi tớ trung tín được Người ưu tuyển như Abraham, Tobia và nhất là Giop, người hiền đức mà phải chịu biết bao đau khổ khi Thiên Chúa tha phép cho Satan hành hạ ông để mong lôi kéo ông ra khỏi tình yêu của Chúa. Những đau khổ lớn lao mà ông Gióp đã phải chiu là : con cái bỗng chốc bị thiên tai lăn ra chết hết, tài sản kếch xù phút chốc cũng tiêu tan và cuối cùng bản thân ông còn bị chứng ung nhọt đau đớn từ bàn chân lên đến đỉnh đầu. Nhưng ông không một lời than trách Chúa. Ngược lại ông còn ca ngợi Chúa như sau:

    “ Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ

    Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng

    ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi

    Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA (G 1:21)

    Chính vì lòng kiên trung yêu mến Thiên Chúa hết lòng trước moi khốn khó, thử thách lớn lao nên ông Giop đã được Thiên Chúa khen ngợi, đền bù lại gấp đôi tài sản ông đã mất, lại cho ông sinh được bảy con trai và ba gái xinh đẹp và sống thọ thêm 145 năm nữa !(G 42: 10-16)

    Thánh Phêrô cũng dạy rằng những đau khổ mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống trên trần thế này là những thử thách nhằm tinh luyện đức tin và lòng mến Chúa của mỗi người tín hữu chúng ta:

    “ Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là những thứ quý hơn vàng gấp bội. Vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin…” ( 1Pr 1: 6-8)

    Mặt khác, một điều khó hiểu nữa là tại sao những kẻ gian ác, vô nhân, vô học, vô đạo ở khắp nơi trên thế giới lại có thể chiếm được địa vị cầm quyền để bách hại người dân chẳng may rơi vào lưới cai trị khắc nghiệt của họ, trong khi những người tài đức thì không được trọng dụng, không có cơ may để cai trị và phục vụ cho công bình, bác ái tự do và dân chủ thực sự như lòng người mong muốn ?

    Tại sao Thiên Chúa không tiêu diệt ngay những kẻ gian ác này cho vơi đi nỗi thống khổ của biết bao triệu người không may phải sống dưới ách cai trị tàn ác của chúng?

    Để trả lời cho câu hỏi này, dụ ngôn Cỏ lùng trong Tin Mừng Thánh Matthêu phần nào cho ta biết lý do vì sao Chúa vẫn để cho kẻ dữ, kẻ gian ác sống chung hay cai trị người lành. Những kẻ dữ đó được ví như đám cỏ lùng mọc chen lẫn với những cây lúa tốt tượng trưng cho những người ngay lành, lương thiện ở khắp nơi trên thế giới.

    Nhưng đến mùa gặt, tức ngày sau hết, chủ ruộng -tức Thiên Chúa- sẽ sai các Thiên Thần tức thợ gặt: “hãy gom cỏ lùng lại ,bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho Ta.” ( Mt 13 :30) Nghĩa là quăng những kẻ gian ác vào hỏa ngục và đưa vào Thiên Đàng những người lành thánh đã chọn lựa sống theo đường lối của Chúa và chê ghét tội lỗi và mọi sự dữ trong cuốc sống trên trần gian này.

    Sau hết, Kinh Thánh cũng soi sáng thêm cho ta hiểu lý do vì sao có sự dữ, kẻ ác sống lẫn với người lành để từ thực tế này Thiên Chúa có thể biến sự dữ thành sự lành lớn lao hơn. Đó là trường hợp ông Giuse, con Ông Giacóp, bị các anh toan giết rồi bán cho lái buôn đem sang Ai Cập (x St 37). Nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ này thành sự thiện to lớn hơn sau đó khi Giuse cứu cả gia đình dòng họ sang Ai Cập thoát nạn đói đang hoành hành bên quê hương. Như thế, chính Thiên Chúa đã cứu gia đình ông Giacóp qua tay Giuse nhân sự độc ác của các anh ông như Giuse đã nói với họ: “Không phải các anh đã gửi em đến đây nhưng là Thiên Chúa. Người đã đặt em làm cha của Pharaô, làm chúa tất cả triều đình và làm tể tướng trên khắp cõi Ai Cập.” (St 45:8).

    Trong tinh thần đó và và quan trọng hơn hết, là chính Chúa Giêsu đã biến sự dữ, những đau khổ mà Người đã vô cớ phải chịu vì âm mưu độc ác của bọn biệt phái, luật sĩ, kỳ mục và trưởng tế Do Thái thành sự lành lớn lao nhất là cứu cho cả nhân loại khỏi chết vì tội và được hy vọng sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Nước Trời.

    Đây chính là điều mà Giuse đã nói với các anh của ông khi các người này đến xin lỗi ông về tội định ám hại ông trước kia: “Các anh định làm điều ác cho em nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt, để thực hiện điều xẩy ra hôm nay, là cứu sống một dân đông đảo.” (xSt 50:20)

    Bọn luật sĩ và trưởng tế Do Thái đánh đập và đóng đanh Chúa Giêsu, Người lành vô tội, nhưng Thiên Chúa đã biến sự dữ, sự bất công này thành “suối ơn cứu chuộc” cho muôn dân, vì “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” (Col, 1:20)

    Như thế, tình thương yêu tha thứ và bản chất thiện hảo của Thiên Chúa vẫn lớn hơn mọi sự dữ, độc ác nhất của con người trên trần thế này

    Tóm lại, sự dữ, sự đau khổ là điều không ai mong muốn, không ai hiểu thấu lý do, nhưng không ai tránh được trong cuộc sống này. Nó quả là một bí nhiệm.

    Tuy nhiên sự kiện Chúa Giêsu không tránh âm mưu độc ác của con người và vui lòng chịu đau khổ thập giá để cứu chuộc nhân loại đã cho ta thấy giá trị cứu độ của sự đau khổ và khôn ngoan của Thiên Chúa khác với khôn ngoan của loài người.

    Chúa Giêsu không tự ý đi tìm thập giá để vác, và đau khổ để chịu... Trong đêm bị nộp vì Giuđa phản bội, Người đã xin với Chúa Cha “ cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha”. ( Lc 22:42)

    Như thế, chúng ta cũng không được kiêu căng muốn lập công với Chúa bằng cách đi tìm đau khổ để chịu, như đau ốm không cần thuốc men, lười biếng không muốn đi làm để được nghèo khó, hay không thận trọng khi lái xe để gây ra tai nạn cho mình và cho người khác .v.v. Nếu cố ý làm những việc này thì không những là phạm tội trông cậy Chúa cách mù quáng mà còn không được công phúc gì nữa.

    Nói khác đi, chúng ta phải hết sức xa tránh mọi nguy cơ gây đau khổ cho mình và cho người khác, nhất là phải xa tránh tội lỗi vì đây chính là nguyên nhân của mọi sự dữ và đau khổ cho con người.

    Nhưng khi những đau khổ, sự dữ, sự khó xẩy ra ngoài ý muốn và đề phòng của ta, thì phải chăng đó là những “thập giá” mà Chúa Giêsu muốn chúng ta vác chung với Chúa như Người đã nói với các môn đệ xưa kia: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16:24)

    Thập giá là tượng trưng cho những đau khổ, gian nan, khốn khó trong trần gian này. Nhưng lại là phương tiện cứu chuộc hữu hiệu cho loài người khỏi chết vì tội mà Thiên Chúa đã muốn Chúa Kitô vác lấy để đền tội thay cho tất cả chúng ta cách nay 2000 năm. Do đó, ai muốn được cứu rỗi thì phải vác thập giá mình theo Chúa Kitô như Người đã đòi hỏi các môn đệ xưa.

    Ước mong những lời giải đáp trên đây thoả mãn phần nào thắc mắc về lý do tồn tại của sự dữ, sự đau khổ và ý nghĩa của những sự dữ này trong đời sống con người, bao lâu còn có mặt trên trần thế .này.



    LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

    conggiaovietnam.net
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  2. Có 6 người cám ơn chư dân vì bài này:


  3. #2
    Đại Dương Gia's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Huế
    Quốc gia: Không chọn
    Bài gởi: 14
    Cám ơn
    52
    Được cám ơn 90 lần trong 14 bài viết

    Default

    Mọi sự đều do Thiên Chúa tạo dựng, vì không có gì tự có, vậy sự dữ có do TC tạo nên không?

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Đại Dương Gia View Post
    Mọi sự đều do Thiên Chúa tạo dựng, vì không có gì tự có, vậy sự dữ có do TC tạo nên không?
    “Sự thật thì họ (các thiên thần và loài người) đã phạm tội, do đó mà sự dữ về luân lý đã đi vào thế gian, tai hại không thể lường được so với sự ác thể lý. Thiên Chúa không hề là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự dữ này. Tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì tôn trọng tự do của các tạo vật Ngài đã dựng nên, và một cách bí nhiệm, Ngài biết lấy điều thiện ra từ sự ác.” (x.SGLGHCG, số 311)
    thay đổi nội dung bởi: chư dân, 07-03-2012 lúc 09:49 AM
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  6. Có 3 người cám ơn chư dân vì bài này:


  7. #4
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Đại Dương Gia View Post
    Mọi sự đều do Thiên Chúa tạo dựng, vì không có gì tự có, vậy sự dữ có do TC tạo nên không?
    Em hãy đo.c kỹ lại bài viết của cha Huấn ở phía trên đi, Ngài đã giải đáp rất rõ ràng vấn nạn của em rồi
    Xin diễn tả lai:

    1/ TC không tạo dựng ra sự dữ ... Nhưng sự nảy sinh của sự dữ là hậu quả tất yếu của việc TC cho con người khả năng tự do tuyệt đối ... Sự tự do đó đồng nghĩa với tự do sống thiện hay sống ác ... Và hậu quả của sự ác của một người là đem đến sự dữ, sự đau khổ cho kẻ khác

    2/ TC không tạo dựng ra sự dữ, nhưng Ngài cho phép sự dữ hoành hành ... Tuy việc này có vẻ nghịch lý, nhưng xét kỹ, lại không nghịch lý chút nào .. Vì mấu chốt thứ nhất là TC tôn trọng tuyệt đối sự tự do của con người ... Mấu chốt thứ hai, Ngài là Đấng thủy chung tuyệt đối, một khi đã ban sự sống thì Ngài không lấy lại ... Con người dùng sự tự do để hủy hoại chính sự sống của mình, nhưng về phía Chúa Ngài sẽ không đòi lại cái phần sự sống ban đầu Ngài đã ban cho ... Bởi vậy mới có Hỏa Ngục, tức là tình trạng con người hoàn toàn khước từ TC, nhưng TC không khước từ người ta, vì thế người ta vẫn sống, nhưng sống 1 sự sống èo uột, dị dạng, trong khóc lóc nghiến răng ... Nếu TC cũng khước từ sự sống của kẻ ác thì họ sẽ hoàn toàn biến mất không còn hiện hữu, dù là hiện hữu trong Hỏa ngục ... Hỏa ngục không phải là sự trùng phạt do TC áp đặt, mà là một án phạt tất yếu, khi người ta lạm dụng sự tư do để khước từ TC là nguồn sự sống thật sự, sung mãn, vĩnh cữu ...

    3/ TC cho phép sự dữ hoành hoành là vì “Với những ai yêu mến Thiên Chúa Thì người đồng công cộng tác biến mọi sự nên lành" Roma 8,28 ... Nghĩa là với những ai yêu mến TC thì sự dữ, sự đau khổ được Chúa sử dụng thành công cụ đắc lực, hữu hiệu cho chương trình cứu độ của Ngài ... Đối với kẻ tin, đó là phương thức thanh luyện đức tin ... Đối với kẻ chưa tin hay kẻ ác thì đó là phương thức để cảm hóa giúp họ hồi đầu trở lại ... Cách đây không lâu, mình có đăng lại một bài báo viết về một tù nhân bị kết án tử hình vì tội giết người, nhưng nhờ lòng quảng đại tha thứ của gia đình bị hại, ông ta đã được ân xá vả trở thành một mục sư nhiệt thành rao giảng tin mừng của tình yêu và lòng tha thứ của TC ...

  8. Có 2 người cám ơn mayxanh1234 vì bài này:


  9. #5
    thongconghanoi's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2011
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hanoi
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 16
    Cám ơn
    6
    Được cám ơn 61 lần trong 11 bài viết

    Default

    NHỮNG VẾT THƯƠNG CỦA CHÚA

    “Cách tám ngày, các môn đồ lại nhóm nhau trong nhà, có Thô-ma ở với. Khi cửa đương đóng, Đức Chúa Giê-xu đến, đứng chính giữa môn đồ mà phán rằng: Bình an cho các ngươi!
    Đoạn, Ngài phán cùng Thô-ma rằng: Hãy đặt ngón tay ngươi vào đây, và xem bàn tay ta; cũng hãy giơ bàn tay ngươi ra và đặt vào sườn ta, chớ cứng lòng, song hãy tin!
    Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!
    Đức Chúa Giê-xu phán: Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!”
    (Giăng 3: 26-29).

    Sau khi đọc đi đọc lại phân đoạn Kinh Thánh, cậu bé thiếu niên trong lớp học Kinh Thánh trường Chúa Nhật rất băn khoăn và hỏi giáo viên: “cô ơi, em muốn cô giải đáp em thắc mắc này với. Em đang tự hỏi rằng tại sao khi Chúa Giê-xu phục sinh rồi mà các vết thương của Chúa vẫn còn đó? Phải chăng Chúa làm thế để chứng minh cho ông Thô-ma biết là Ngài đã phục sinh. Nếu không phải thế thì khi nào vết thương của Chúa sẽ biến mất hả cô? Vậy đến ngày mọi người tin Chúa được phục sinh thì các sứ đồ tử vì đạo sẽ ra sao? Họ có thân thể lành lặn như trước khi bị giết không? Chẳng nhẽ họ vẫn cứ mang thân thể không lành lặn như khi bị tử vì đạo hay sao?”
    Cô giáo suy nghĩ giây lát rồi nói: “Để cô kể cho các em một câu chuyện thế này nhé”.
    Chuyện kể rằng, một ngày nọ Sa-tăng và bè lũ của nó đi khắp thế gian cũng như bao ngày khác với những dự định và kế hoạch xấu xa. Chúng muốn lừa dối, cám dỗ con người, trêu chọc con người và bày ra những cạm bẫy tinh vi để con người mắc phải. Mỗi lần con người vì ham muốn điều này, điều nọ… và sa vào bẫy của chúng thì chúng đều cười một cái khoái trá, hả hê. Kể cả những Cơ Đốc Nhân, chúng cũng rình rập và tìm cách lừa dối và dụ dỗ họ phạm tội, mỗi khi một ai đó mắc một tội gì dù là to hay nhỏ thì chúng lại kéo nhau đến trước mặt Đức Chúa Trời và kêu lên rằng “Thưa Chúa, lũ người mà Ngài tạo ra và yêu thương đây! Ngài hãy nhìn xem chúng nó xấu xa và đê tiện như thế nào? Chúng nó lại phạm tội nữa kìa! Ngài hãy trừng phạt chúng đi, nếu Ngài còn là Đấng công bình!”
    Khi đó, Đức Chúa Giê-xu đang đứng cạnh Đức Chúa Cha liền nói “Thưa Cha. Xin Cha hãy tha thứ cho những con người tội lỗi đó. Vì Con đã chịu thay hết tội lỗi của họ rồi. Cha hãy nhìn những vết thương trên hai bàn tay và chân của con, vết giáo đâm ở sườn của con đây. Con đã chịu mọi khổ hình vì tội lỗi của họ.”
    Sa-tăng thấy vậy liền hậm hực bỏ đi.
    Kể đến đây, cô giáo liền giải thích: “Đó chính là lý do mà tại sao những vết thương của Chúa Giê-xu vẫn còn đó. Vết thương của Ngài vẫn tiếp tục rỉ máu từng ngày vì tội lỗi của mọi con người trên đất vẫn còn đang tồn tại. Khi con người còn đang sống trong xác thịt và vẫn còn phạm tội thì vết thương của Ngài vẫn chưa lành được. Khi đó, Sa-tăng vẫn liên tục tố cáo tội lỗi của con người trước Đức Chúa Cha. Nhưng Đức Chúa Giê-xu là Đấng yêu thương, nên Ngài luôn nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người cho dù họ có lúc yếu lòng mà phạm tội nhưng biết ăn năn về tội lỗi của mình thì Ngài luôn sẵn sàng đứng ra để bảo lãnh và tha thứ mọi tội lỗi “Huyết của Đức Chúa Giê-xu, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta… Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác “(I Giăng 1:7- 10). Nhưng Sa-tăng và bè lũ chúng nó thì ngược lại, chúng luôn chỉ nhìn thấy những phần xấu xa trong mỗi con người chúng ta và luôn tố cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời và thế gian. Chỉ khi nào đến ngày phán xét cuối cùng, khi mà tất cả mọi tội lỗi không còn trên thế gian này thì những vết thương của Chúa Giê-xu mới biến mất.
    Còn những Thánh đồ và những người tin Chúa tử vì đạo thì sao? Họ sẽ phục sinh với một thân thể vinh quang và không có một vết thương nào cả, kể cả những người đã bị phanh thây trăm mảnh ngoài đấu trường hay bị thiêu đốt thành tro bụi…, Chúa sẽ làm cho họ phục sinh một cách trọn vẹn vì họ đâu cần tồn tại những vết thương giống như Chúa Giê-xu để chịu tội cho ai.”
    Suy ngẫm: Mỗi Cơ Đốc Nhân khi suy nghĩ, nói năng và hành động điều gì đều cần luôn nghĩ rằng mọi điều mình làm có vinh hiển Chúa không? Có làm sáng danh Chúa không? Hay chỉ làm cho những vết thương của Ngài lại càng thêm rỉ máu và đau đớn. Nếu yêu Chúa thì không một ai muốn mình tiếp tục phạm tội nữa. Những ai nói mình tin Chúa và yêu Ngài nhưng vẫn miệt mài phạm tội và không biết ăn năn là những người giày đạp huyết báu của Chúa Giê-xu và là những kẻ nói dối. “Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ điều răn Ngài, là người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người.” (1 Giăng 2: 4)
    Về phần Ma quỷ, là những kẻ lừa dối và luôn tìm cách phá hoại kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng vẫn luôn tìm đủ mọi cơ hội để lừa dối và làm con người sa ngã vì chúng biết ngày cuối cùng của chúng đã gần kề. Chúng vẫn liên tục tố cáo mọi tội lỗi dù to hay nhỏ của con người bằng mọi cách, đặc biệt là những người đã tin Chúa mà yếu lòng phạm tội. Chúng luôn chỉ nhìn thấy những điều xấu xa trong mỗi con người chúng ta mà không bao giờ nhìn thấy những điều tốt đẹp trong mỗi Cơ Đốc Nhân. Đây cũng là một đặc điểm để dễ nhận ra Ma quỷ và bè lũ của chúng trong thế gian. “…Vì kẻ kiện cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện cáo anh em chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời… “(Khải 12:10). Cho dù vậy, mọi việc mà Ma quỷ và bè lũ của chúng đang làm vẫn nằm trong quyền tể trị của Chúa. Đôi khi, Ma quỷ lại trở thành công cụ để cáo trách những con người mà được coi là đạo đức ở đời nhưng lại sống một cuộc đời còn tội lỗi hơn thế gian hầu cho họ biết ăn năn và trở về với lẽ thật của Chúa.
    Nguyện xin Ân điển và tình yêu thương của Đức Chúa Giê-xu bao phủ trên anh, chị, em. Amen!
    (Thông Công Hà Nội)

  10. Có 4 người cám ơn thongconghanoi vì bài này:


  11. #6
    KaJin's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2010
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bình Dương
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 438
    Cám ơn
    4,052
    Được cám ơn 2,145 lần trong 413 bài viết

    Default

    Đọc - Ngẫm Suy - Để Trong Lòng
    Chữ ký của KaJin
    Thân suy thể yếu - sa bệnh tật,
    Tâm tàn hồn lụy - mất ơn thiêng.

    KaJin.

  12. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com