(CAO) GS Nguyễn Lân Dũng trong một lần đề cập đến vấn đề trên, ông đã nói đại ý:
- Tôi thật sự hạnh phúc khi thấy một cô học trò nhỏ đang cố len lỏi giữa dòng xe cộ đông nghẹt, chỉ để theo kịp xe tôi và nói lời cảm ơn vì trước đó tôi đã nhắc khi cô chạy xe máy trên đường mà chưa gạt chống xe lên!Người lớn nên dạy cho con trẻ biết thưa gửi, cảm ơn từ khi con bé - Thiết nghĩ đó là một điều hết sức bình thường, vậy tại sao GS lại phải quan tâm đến như vậy?
- Thực ra cái điều ta cho là bình thường ấy và chúng ta không hề quan tâm đến một lời cảm ơn dù là sự làm ơn kia rất nhỏ bé, lâu dần bản thân chúng ta cũng quên luôn là cần phải biết nói lời cảm ơn khi có sự trợ giúp từ người khác. Thói quen tưởng như vô hại đó từ mỗi con người đến toàn xã hội, diết rồi trở thành một tai họa khi ai cũng trở nên vô cảm trước mọi nỗ lực giúp đỡ của những người xung quanh dù công việc ấy là lớn hay nhỏ! Điều này những người lớn tuổi hay chê trách các bạn trẻ ngày nay kiệm lời về lĩnh vực trên. Người già hay mẫn cảm chăng?
Thực tế đã có nhiều bạn đọc lớn tuổi phàn nàn, chê trách những người trẻ như vậy! câu chuyện sau đã được bạn đọc gửi đến báo TN như một điển hình.
Chuyện rằng: trên chuyến xe đò Bắc Nam dịp cuối năm lúc đó đã khuya, một người già nằm ghế dưới thấy cái bóp của ai đó đánh rơi nên vội lay người thanh niên đang ngủ ở ghế gần đó. Chẳng nói năng gì người trẻ ấy nhặt bóp lên đút túi ngủ tiếp! sáng ra một thanh niên khác cũng ngủ gần đó hớt hải tìm bóp. Người già chỉ người trẻ đêm qua đã nhận bừa chiếc bóp đánh rơi là của mình. Khi được hỏi về chiếc bóp đêm qua, anh này đã thản nhiên trả lại người mất, không một lời giải thích! Người mất nhận bóp thản nhiên đút túi cũng không môt lời cảm ơn! Thật hết biết!
Cứ cho là những người trẻ hay quên nói lời cảm ơn, nhưng họ sẽ bỏ được tật xấu đó nếu ở đâu cũng gặp những người lớn tuổi luôn biết nói lời cảm ơn! Thực tế không phải vậy, chính chúng ta cũng đang kiệm lời nên tập hư cho con cháu. Bởi thế câu chuyện sau đây thật là quá đáng nhưng nó cũng có lý do nào đó để tồn tại. Chuyện kể rằng trên một chuyến xe buýt nọ có một thanh niên đã đứng lên nhường ghế cho một cụ già khi cụ vừa bước lên xe. Cử chỉ đó đã làm cho cụ già chết ngất! khi tỉnh dậy cụ vô cùng cảm động nói rằng đã nhiều năm đi trên xe buýt này nhưng chưa được một bạn trẻ nào nhường ghế! Nói xong cụ ngỏ lời cảm ơn! không ngờ người thanh niên kia cũng ngất luôn. Khi tỉnh dậy anh ta cũng vô cùng xúc động và nói rằng vì anh cũng đã từng nhường ghế cho nhiều người lớn tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên có một người nói lời cảm ơn!
Chúng ta đã từng đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài hay tiếp xúc với người ngoại quốc thì thấy dù quen hay không, câu nói cửa miệng của họ luôn là “cám ơn” hoặc “xin lỗi”. Những lúc như thế sao ta cảm thấy gần gũi và thân thương đến lạ và không khỏi chạnh lòng sao người Việt ta đang mất dần nét văn hóa ấy! Nói là “mất” vì trước đây khi chúng ta còn nghèo, nhưng lại giàu tình cảm và sẵn lòng biết ơn thế! Cái ngày xưa ấy thật cũng chẳng xa là mấy... Nhớ lại những lúc đi trên đường làng, dù còn rất xa mới rõ mặt người đối diện, nhưng cả hai bên đã cất cao lời chào. Dù cả hai có chênh lệch tuổi tác, khác giới, dù quen hay không. Tiếp sau lời chào đó bao giờ cũng kèm theo câu: “ dạ không dám, cám ơn cụ! ( hay cô, dì , chú, bác, anh, chị…)! Xin phép ..(cụ …) tôi đi! Nét đẹp đó giờ còn nhưng hiếm gặp lắm!
Người ta nói phú quí sinh lễ nghĩa! Giở đa số người Việt đã thoát nghèo, thì lễ nghĩa ắt phát triển! Lễ nghĩa ở đây không chỉ bao hàm việc chùa chiền, thăm hỏi, quà cáp..v.v mà cần lắm cả văn hóa cám ơn!