Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Chủ đề: Hỏi hát thứ tự như thế nào cho đúng

Hybrid View

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,741
    Cám ơn
    5,189
    Được cám ơn 7,813 lần trong 1,894 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi cat View Post
    Các bác Nhạc sĩ, Ca trưởng và các vị ẩn danh quý mến!
    Hôm nay em hỏi ngu tí, giúp em với!
    Bài hát này hát thứ tự như thế nào ạ, sắp xếp lại giúp em với!
    Đa tạ!
    ______________________________________________________________________________________________


    Ðính Kèm 12197

    Theo Caohuong, thứ tự như sau, nếu chưa đúng xin vui lòng điều chỉnh:

    Cấu trúc bài này:
    - Một điệp khúc
    - Một phiên khúc
    - Một đoạn CODA (Vạn tuế, Vua Giêsu...)

    Có thể hát:
    - Điệp khúc - Phiên khúc - CODA để kết luôn.
    - Hoăc: Điệp khúc - Phiên khúc - Trở lại Điệp khúc - CODA để kết.

    Trong bản nhạc không ghi rõ hát đến đâu thì AL CODA để kết, nên nói một cách dễ hiểu thì muốn kết thúc khi nào thì "CODA" khi đó. Nghĩa là có thể lặp lại điệp khúc và phiên khúc như trên nhiều lần. Đến lúc ... "hết hơi" thì hát đoạn CODA để ... "xả hơi".
    Chữ ký của Caohuong



  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Theo như ĐÂY cũng như và ĐÂY, bài thánh ca Nào Cùng Vui buộc phải theo thứ tự như sau:

    ___Bắt đầu hát điệp khúc thứ nhất (Nào cùng vui…), đến đoạn có câu: Chư thánh hiển vinh, sẽ hát tiếp điệp khúc thứ hai bắt đầu bằng câu : Một niềm tin…

    ___Khi hát xong hai điệp khúc kể trên, sẽ hát tiếp đoạn bắt đầu bằng câu: Hôm nay đất trời mừng vui…

    ___ Đến đoạn có dấu CODA, (kết thúc bằng câu :…bài ca suy tôn) , sẽ quay trở lại điệp khúc 1 hay 2, có thể hát tiếp phiên khúc “Hôm nay đất trời mừng vui…” hoặc không hát tùy nghi chọn lựa, nhưng phải kết thúc bằng đoạn tung hô: Vạn tuế vua Giê su

    Có thể suy ra rằng nguyên nhân gây nên sự thắc mắc mà đề tài đã nêu, là do sự ghi thiếu ký hiệu của tác giả bài thánh ca.

    Bởi vì theo như nhạc lý mà
    ĐÂY , cũng như Và ĐÂY
    đã diễn tả, cũng như tác giả Hoàng Vũ đã viết, thì buộc phải hát liền hai điệp khúc , rồi mới hát tiếp sang phiên khúc.

    Lẽ ra, tác giả phải để ký hiệu hồi tấu khi kết thúc phần đánh dấu số 1, nhưng trong bản sheet nhạc pdf mà chị cat đã đăng tải, không thấy có dấu hiệu hồi tấu hồi đoạn khi đã hát hết điệp khúc 1! Tuy vậy, tác giả đã báo hiệu bằng hai từ mở đầu: “Một niềm…” cho nên cũng kể như tạm ổn.

    Thường ra , phải dùng hai dấu CODA để đánh dấu đoạn nhạc, nhưng ở đây tác giả chỉ dùng một dấu CODA, cho nên chúng ta có thể tùy nghi chọn lựa như sau:

    ___ Phải hát cả hai điệp khúc, sau đó mới sang phiên khúc. Rồi sau đó tùy theo thời gian cho phép, có thể ca một hoặc hai điệp khúc, ca tiếp phiên khúc, rồi kết thúc bằng câu tung hô Vạn tuế vua Giê su…

    ___ Nếu không đủ thời gian, có thể kết thúc bằng những lời tung hô Vạn tuế vua Giê su ngay sau khi ca dứt phiên khúc lần thứ nhất.






  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,741
    Cám ơn
    5,189
    Được cám ơn 7,813 lần trong 1,894 bài viết

    Default

    Như đã nói, theo như cấu trúc bài hát Nào Cùng Vui của nhạc sĩ Hoàng Vũ thì duy chỉ có 1 Điệp khúc mà thôi. Bởi hát đúng Điệp khúc thì bắt buộc phải trở lại (Một niềm tin..)
    Chữ ký của Caohuong



  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    cat's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 301
    Cám ơn
    486
    Được cám ơn 613 lần trong 190 bài viết

    Default Viết cho teenvnlabido

    Trích Nguyên văn bởi teenvnlabido View Post
    Em cho rằng chị cat biết mười mươi...
    Bồ câu lại đưa chị lên mây rồi! chị đã nói là chị sợ độ cao lắm mà!

    Nếu như có phượng hoàng chở đi lấy vàng thì may ra cũng dám liều nhắm mắt đi theo… nhưng bồ câu mà đưa chị lên cao thì té lộn cổ chết là cái chắc! chị chỉ dám leo lên đến mái nhà cấp IV là sợ lắm rồi chứ không dám trèo lên đến ngọn cây cau nữa vì chị đâu phải là con mèo.

    Vui một tí. Giờ nói chuyện nghiêm túc nè:


    Bài hát này 3 dòng nhạc trên thì không có gì phải hỏi. Nhưng từ dòng thứ tư:

    Vì không thể thống nhất ý kiến về thứ tự hát giữa những người có kiến thức nhạc lý chưa vững (trong đó có chị) nên cần có trọng tài để làm chuẩn.

    Nhìn sơ qua thì nghĩ rằng hát thứ tự như chị đã ghi trên đây.

    Nhưng nếu hát vậy thì dấu coda để làm chi? Mà lại chỉ có 1 dấu coda…

    Chị nghĩ dấu coda ghi cuối dòng nhạc thứ 7 đó, nếu nó đánh dấu bắt đầu cho đoạn sau nó thì sao không ghi ở đầu dòng nhạc thứ 8 dễ coi hơn.

    Suy ra có thể nó là dấu kết thúc một đoạn coda, trước nó phải có 1 dấu nữa, có thể là cuối dòng nhạc thứ 6 (trước chữ “dương gian”)

    hoặc đầu dòng nhạc thứ tư (trước chữ ‘Hôm nay”)

    Nếu có 1 dấu coda trước chữ 'dương gian" có vẻ thích hợp hơn.

    Và kết bài là chữ ‘vinh quang” (cuối dòng nhạc thứ 3) vì nó là điệp khúc.

    Đó là kiến của chị.
    Chữ ký của cat
    "Chúng tôi không làm những điều to lớn, mà chỉ những việc nhỏ bé với hết lòng mến Chúa."
    (Teresa Calcutta)

  8. Được cám ơn bởi:


  9. #5
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default

    Khi đòi hỏi hay yêu cầu một sự gì đúng , chính xác hay thích hợp với một luật lệ nguyên tắc nào đó, người ta thường muốn có những sự thảo luận hay bàn bạc.

    Em cho rằng em đã nói không sai khi viết rằng chị cat quá dư khả năng để đọc ký âm bất kỳ một bản thánh ca nào. Nhưng sở dĩ chị nêu đề tài này ra, vì bản thánh ca Nào cùng Vui này đã có một sự khang khác, rồi vì sự khang khác đó khiến cho người đọc cảm thấy chưa phân định rõ rệt hướng nào để đi!

    Vì muốn học đòi theo trường phái ngắn gọn, nên em đã dùng từ ĐÂY, ĐÂY, để nhắc đến một vài quy luật nhạc lý mà chú hongbinh đã từng post lên diễn đàn TCVN. Theo như những quy luật ấy, bản thánh ca Nào Cùng Vui đã thiếu một dấu hồi đoạn, một dấu Coda , và do đó đã phát sinh ra sự bối rối.

    Những sáng tác thơ văn, nhạc kịch… đều là những tài sản cá nhân của tác giả và được pháp luật bảo hộ, một khi người sử dụng tự ý sửa đổi nguyên bản , sao chép để kinh doanh mà không được sự đồng ý của tác giả, sẽ là phạm pháp. Đối với Thánh ca, có lẽ từ trước đến nay rất ít xảy ra vụ kiện tụng nào liên quan đến bản quyền tác giả bị xâm phạm, mà được như thế cũng do sự “dễ tính “ của tác giả cũng như sự tôn trọng, sự ý thức của người Ki Tô hữu.

    Như đã nói, nếu có thêm một dấu hồi tấu hồi đoạn, cũng như thêm một dấu CODA, thì chẳng có điều gì phải bàn cũng như sẽ chẳng có đề tài này nhưng vì nó thiếu cho nên mới có sự để mà nói.

    Vì tôn trọng tác giả cho nên người đọc đã cố sức tìm hiểu xem phải hát như thế nào mới là chính xác đúng như ý của tác giả đã viết, và do đó mới nêu đề tài để bàn luận.

    Nhưng bàn luận thường hay phát sinh những tác dụng không mong muốn:

    __ Điểm thứ nhất đó là không ít người thuộc trường phái yêu mến mến yêu tha thứ thứ tha không cần cũng như không thèm biết người ta đang bàn luận điều gì, đúng hay sai chỗ nào, hoặc cần thiết hay không cần thiết, nhưng chỉ thấy có sự nói tới nói lui là họ đã cau mặt và chỉ chực sẵn hạ bút cảnh cáo hay nhắc nhở về sự phải đoàn kết yêu thương tôn trọng nhường nhịn lẫn nhau…!

    __Điểm thứ hai, đó là câu chuyện con voi vẫn còn đó! Tất nhiên không phải hễ cứ bàn cãi tranh luận là giống như chuyện các thầy bói xem voi! Tuy vậy, cứ cho là không nhiều, nhưng trong những cuộc tranh luận bàn luận, sẽ có không ít những ý kiến trái chiều nhau, và từ đó sẽ là nguyên nhân giống như hai câu thơ Kiều đã diễn tả về chiến tranh:

    ___ Khúc đâu Hán Sở tranh hùng
    Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.


    Chủ đích của đề tài này , đó là muốn bàn luận xem bài thánh ca Nào cùng Vui phải hát theo một trật tự như thế nào là đúng, hợp lý nhất? Thế thì phải nhắc lại rằng nếu bản sheet nhạc kể trên có đủ hai dấu hồi đoạn cũng như dấu CODA, thì đây chính là một bài kiểm tra trình độ nhạc lý cơ bản, nếu ai không rõ phải hát theo trật tự nào, tất nhiên phải xem lại kiến thức nhạc lý của mình. Nhưng vì bài thánh ca trên đã thiếu hai ký hiệu, cho nên rõ ràng không phải căn cơ hay trình độ chúng sinh quá thấp, mà là do các vệ tinh GPS không hiện hữu, cho nên dù điện thoại, máy định vị có bắt GPS nhạy đến đâu đi nữa, cũng bằng không mà thôi!

    Tới đây, thêm một lần nữa tôi thấy rằng trường phái anti 100 thật là quang minh chính đại, bởi vì có trường hợp rõ ràng không sai, nhưng nếu nói ngắn quá, nói tắt quá rất dễ bị hiểu lầm! Chẳng hạn như nếu nói rằng điệp khúc thứ nhất và thứ hai của một bài thánh ca sẽ không sai ở chỗ bài thánh ca ấy có hai lời hoàn toàn khác nhau, do đó vẫn có thể gọi là ĐK 1 ,ĐK 2 . Nhưng người khác lại cho rằng không thể gọi là ĐK 1, ĐK 2 được vì chỉ có một sheet nhạc (nền nhạc) duy nhất.

    Người ta bảo :”Ở bầu tròn ở ống thì dài…” , trước đây tôi cũng từng được học cũng như từng nhận thấy cấu trúc của đa số thánh ca thường chỉ có hai phần gồm điệp khúc và phiên khúc( có nơi còn gọi là tiểu khúc). Nhạc và lời của điệp khúc và phiên khúc hoàn toàn khác nhau. Thường thường ra điệp khúc chỉ có một lời duy nhất, còn phiên khúc thường có hai , ba lời thậm chí bốn năm lời khác nhau nhưng tất nhiên chỉ chung một nền nhạc. Và không ít sách thánh ca thường ghi chú rằng PK 1, PK 2, PK 3…mặc dầu chỉ có một nền nhạc duy nhất. Chính vì đất lề quê thói, ở bầu tròn ở ống thì dài cho nên hôm nay khi thấy bản thánh ca Nào cùng Vui có hai lời điệp khúc, mặc dầu thừa biết rằng chỉ có một nền nhạc duy nhất, tôi đã quen miệng gọi là điệp khúc 1, điệp khúc 2. Thế đấy! Lẽ ra nếu đừng sợ bị chê là dài dòng, tôi phải viết cho rõ : “ lời của điệp khúc thứ nhất, lời của điệp khúc thứ hai…”, hoặc " lời thứ nhất của Điệp khúc, lời thứ hai của Điệp khúc..." người khác sẽ không bị ngộ nhận hiểu lầm. Xin rút kinh nghiệm lần sau vậy!

    Như đã nói ở trên, cái nguyên nhân mà chị cat đã khởi xướng ra đề tài này, đó là do tinh thần tôn trọng tác giả, không muốn tự ý sửa đổi trật tự mà tác giả đã sắp đặt. Về điểm này , tôi xin ủng hộ chị cat hết mình, bởi vì giá mà có một quyền lực nào đó , tôi sẽ bạt tai đá đít tất cả những cái gì tự ý sửa đổi nguyên bản của tác giả!

    Giá mà sự sửa đổi nguyên bản từ bình thường thành ra tuyệt tác như trường hợp tác phẩm Tắt lửa lòng tức chuyện tình Lan Và Điệp của Nguyễn Công Hoan, đã được soạn giả Trần hữu Trang sửa đổi thành một vở tuồng cải lương tuyệt tác vang danh nhiều thế hệ, thì sự sửa đổi nguyên bản ấy thật đáng khen ngợi ghê gớm. Nhưng làm gì mà có được nhiều Trần hữu Trang như thế! Hầu như đại đa số chỉ rặt những người phá hoại tác phẩm, biến những sự đẹp đẽ lành lặn thành ra xấu xí què quặt! Chẳng hạn như tác phẩm Những Người Khốn Khổ của Victor Hugo giá trị dường nào, nhưng qua những cái thứ gọi là “bản rút gọn” , nó chẳng khác gì một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp mà nay đã bị “rút gọn” cơ thể bằng những hàng can axit! Đến bây giờ, cho dù tác phẩm Những Người Khốn Khổ đã bao nhiêu lần lên phim, tôi cũng không đủ can đảm để xem hết một nửa những phim đã được cải biên , rút gọn ấy vì sợ rằng phải đập vỡ màn hình ! Những phim kiếm hiệp trứ danh của Kim Dung cũng chịu chung số phận khi người ta chất lên đầu chúng một chữ Tân! Tân anh hùng xạ điêu ,tân ỷ thiên đồ long ký, tân tiếu ngạo giang hồ, tân tân và tân… khiến nhiều người xem sơ qua muốn nổi máu Tân Ti Tụ!

    Sự sửa đổi, không tôn trọng tác giả đại đa số thường là đáng khinh như thế, cho nên nếu không sử dụng không thích đọc một tác phẩm nào thì đó là quyền tự do của chúng ta, nhưng nếu đã sử dụng ,đã đọc thì nếu là người có ý thức, chúng ta nên tôn trọng những gì tác giả đã viết , trật tự mà tác giả đã sắp đặt.

    Trong trường hợp bài thánh ca Nào Cùng Vui, tuy là thiếu một dấu hồi đoạn ở lời của điệp khúc thứ nhất, nhưng tác giả đã viết ngay sau đó hai từ:” Một niềm …” tức là rõ ràng báo hiệu cho chúng ta phải ca tiếp tục lời điệp khúc thứ hai. Do đó, nếu chúng ta không chịu tuân theo thứ tự này, chúng ta đã không tôn trọng tác giả!

    Tất nhiên là sau khi ca xong hai lời của điệp khúc, chúng ta hát luôn phiên khúc tiếp theo…

    Bởi vì có một dấu Coda duy nhất cuối dòng nhạc thứ 7, cho nên có thể hiểu rằng tác giả đã cho chúng ta quyền tự do …Có nghĩa là sau khi hát hết câu :bài ca suy tôn, chúng ta có thể quay trở lại từ đầu và hát thêm điệp khúc, phiên khúc… sau khi thấy rằng thời gian dành cho ca Nhập lễ đã đủ, chúng ta nên kết thúc bằng đoạn sau dấu Coda, tức Vạn tuế vua Giê su….

    Một khi tính toán rằng một bài ca Nhập lễ, mà hát hai lời điệp khúc, hát thêm phiên khúc , rồi lại quay vòng trở lại thêm một hai lần thì e rằng trong thực tế ít khi xảy ra như vậy vì thời gian kéo dài, cho nên chúng ta hát hết phiên khúc , rồi hát luôn đoạn kết thúc: Vạn tuế vua Giê su, là hợp lý nhất…

    Tới đây thành thật xin lỗi mọi người vì có một vấn đề đơn giản mà tôi đã kéo dài ra đến mấy bài viết tổng cộng vài ngàn từ! Nhưng như đã thưa ở trên, tôi càng ngày càng thấm thía rằng trường phái anti 100 chắc chắn sẽ lên ngôi minh chủ võ lâm vì nói ngắn quá thường gây ngộ nhận gây hiểu lầm…Một khi bàn luận tranh luận mà đã không hiểu nhau, không biết bên kia nói gì phê phán gì, chắc chắn sẽ gây nên nhiều bất đồng. Mà bất đồng đến mức nào đó sẽ dẫn đến tình huống như hai câu Kiều trên kia đã trích dẫn:

    ___ Nghe như hán Sở tranh hùng .
    Nghe như tiếng sắt tiếng vàng chen nhau…


    Thời đại này người ta thường đưa ra một nhận định như sau:

    ___ Tình thế bất đắc dĩ giữa hai cái xấu, thì nên chọn cái ít xấu hơn…
    Cũng thế, do tôi có cảm tưởng rằng có tiếng sắt tiếng vàng đâu đây, cho nên tôi xin chấp nhận việc mang tiếng là nói dài nói dai…


    thay đổi nội dung bởi: teenvnlabido, 29-10-2015 lúc 08:41 PM

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    cat's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 301
    Cám ơn
    486
    Được cám ơn 613 lần trong 190 bài viết

    Default Cám ơn bác caohuong

    Cám on bác caohuong đã nhắc: “Bài hát chỉ có 1 điệp khúc” vì teen vội nên viết ĐK1; ĐK2 để chỉ 2 phần của ĐK (em cũng thường dùng từ sai như thế) nhờ bác nhắc lần sau sử dụng từ cho đúng. (Có lẽ phải gọi là phần 1 của ĐK; phần 2 của ĐK).

    Tuân Tử có một câu nói bất hủ mà em đã khắc cốt ghi tâm: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta,…” cám ơn bác rất nhiều, người thầy chưa hề nhận được một đồng thù lao nào ngoài những lời cám ơn suông. Nếu bác không ngại em xin kết nghĩa sư/đệ.

    _________________________________________________________

    nói nhỏ với teen

    Trích Nguyên văn bởi teenvnlabido View Post
    Em cho rằng em đã nói không sai khi viết rằng chị cat quá dư khả năng để đọc ký âm bất kỳ một bản thánh ca nào.
    Thôi nha! Người ta lại bảo là chị em nó tâng bốc nhau hay là bồ câu khen mèo dài đuôi. Em làm chị mắc cỡ muốn chết! Thật ra chị không tài giỏi như em nghĩ.

    Có lẽ không nên tiếp tục đề tài này nữa. Nếu có thời gian thì em viết suy niệm và lời nguyện sẽ tốt hơn. Hoặc siêng hơn thì đọc Kinh Mân Côi.

    Không biết em đã đọc topic này chưa? Nếu chưa thì đọc cho biết:
    Viết Hòa Âm hay là "Đạo Nhạc"?
    Chữ ký của cat
    "Chúng tôi không làm những điều to lớn, mà chỉ những việc nhỏ bé với hết lòng mến Chúa."
    (Teresa Calcutta)

  12. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com