|
Những câu chuyện chưa biết về lễ Giáng Sinh
Dù bạn là một con chiên ngoan đạo hay một kẻ ngoại đạo thì với bạn chắc chắn tặng quà vẫn là một trong những gì thú vị nhất của lễ Nô-en. Những món quà biểu lộ tình yêu của chúng ta với gia đình và bè bạn. Thậm chí với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc hơn nhiều. Ðó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa, món quà mà Thượng đế đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Jê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình với Chúa. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và chất nhựa thơm. Vàng tượng trưng cho vương quốc của ngài, trầm hương tượng trưng cho linh hồn của ngài và chất nhựa thơm biểu hiện hình ảnh ngài bị đóng đinh trên cây thánh giá.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa hài đồng. Những người chăn cừu tặng ngài hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Một câu chuyện kể rằng có một cậu bé nghèo đến mức không có gì cả ngoài một chiếc trống nhỏ. Mong muốn được gặp chúa Jê-su, cậu đã đến Bethlehem với chiếc trống của mình. Khi cậu nhìn thấy Chúa Hài đồng và tất cả những ánh sáng và sự vui vẻ bao quanh ngài, cậu bé nhỏ chợt nhận ra rằng cuối cùng mình cũng có một món quà. Cậu có thể chơi trống. Thế là cậu bé bắt đầu chơi một điệu nhạc êm dịu nghe giống như âm thanh của một cơn mưa mùa xuân, Chúa Hài đồng quay cái đầu bé nhỏ của ngài ra và mỉm cười với cậu bé. Món quà của cậu bé nhỏ không có giá trị vật chất nào cả nhưng lại được tạo ra từ tình yêu thiết tha đối với Chúa.
Giống như nhiều phong tục khác trong lễ Giáng sinh, tặng quà bắt nguồn từ truyền thống cổ xưa trước lễ Giáng sinh. Trong suốt những ngày hội thần Satuya, một lễ hội mùa dưới thời La Mã cổ, người ta thắp nên những ngọn nến nhỏ và đưa ra những hình vẽ tượng trưng. Vào lễ đón năm mới, người ta trao đổi với nhau những món quà tinh xảo hơn. Những người theo giáo hội La Mã tin rằng những món quà ngọt ngào sẽ đem đến một năm mới tốt đẹp, vì thế hoa quả, mật ong và bánh vẫn là những món quà được ưa chuộng. Những nhánh cây xanh bất tử được trao tặng như là một sự cầu chúc sức khoẻ. Những tín đồ La Mã giàu có tặng nhau những đồng tiền vàng để chúc nhau may mắn. Mọi người đều tặng quà, trẻ con tặng quà thầy giáo, nô lệ tặng quà cho ông chủ và dân chúng tặng quà cho hoàng đế của họ.
Dù ba vị vua và những người khác tặng quà cho Chúa hài đồng nhưng tặng quà vẫn chưa trở thành một phần của lễ Giáng Sinh mãi tới tận vài thế kỷ sau ngày sinh của Chúa. Bởi vì những người thiên chúa giáo đầu tiên không muốn tín ngưỡng của họ đi kèm với những lễ hội ngoại giáo.
Thời trung cổ, tặng quà đã trở thành một phần của truyền thống Thiên chúa giáo. Các vị quốc vương Anh, giống như những hoàng đế La Mã yêu cầu thần dân của mình phải dâng tặng cho họ những món quà vào dịp lễ Giáng Sinh. Những người dân thường cũng trao đổi quà, nhưng chỉ có những người giàu có mới tặng nhau những món quà tinh xảo. Dân nghèo tặng nhau những món trang sức rẻ tiền và đem đến niềm vui cho nhau bằng những câu hát, những bữa tiệc và những trò chơi. Ngày tặng quà của Anh (Boxing Day), 26/12 hàng năm, có nguồn gốc từ thời trung cổ khi mà các vị linh mục sử dụng toàn bộ tiền trong hòm quyên góp của nhà thờ để mua những món quà tặng cho dân nghèo. Những người giàu thưởng thức những bữa yến tiệc giáng sinh, sau đó họ gói những thức ăn thừa vào hộp và đem về cho những người hầu của mình. Ngày nay ở Anh, úc và Canada, ngày tặng quà vẫn là thời gian để tặng quà cho những thương nhân, người phục vụ và cho bạn bè.
Trên những đồn điền cổ của Nam Mỹ, một trò chơi có tên gọi “Quà Giáng sinh” trở nên phổ biến với những người nô lệ và nhanh chóng được yêu thích trên toàn bộ đồn điền. Khi hai người gặp nhau trong ngày lễ Giáng sinh, cả hai cùng kêu to “Quà Giáng sinh”, người nào hô trước sẽ nhận được một món quà nhỏ từ người kia.
ở Châu Mỹ đương đại, người ta thường đặt những món quà dưới cây thông Nô-en và mở chúng vào ngày lễ Giáng sinh. Trẻ em treo những đôi tất của chúng gần lò sưởi để nhận quà. Tại những bữa tiệc Giáng sinh, đôi khi người ta có một cái túi lớn hoặc một cái giỏ đựng đầy quà. Mọi người nhận quà từ cái túi hoặc giỏ ấy mà không biết ai đã tặng mình món quà ấy.
ở những nước khác trên thế giới, có những phong tục tặng quà tương tự ngoài phong tục trao đổi quà truyền thống trong gia đình.
ở miền Bắc nước Ðức và các nước Scandinavi có một phong tục cổ xưa. Trong đêm Giáng sinh, cửa ra vào của ngôi nhà mở rộng, người ta ném vào nhà những món quà lớn được gói cầu kỳ, mỗi gói quà cho một thành viên trong gia đình. Khi một gói quà được mở ra, người ta sẽ thấy nó chứa một gói quà khác ở bên trong. Gói quà thứ hai nhỏ hơn là dành cho một thành viên khác của gia đình. Một người tiếp theo sẽ mở nó, cứ như vậy gói quà càng ngày càng nhỏ lại cho tới khi người được tặng cuối cùng nhận lấy món quà nhỏ bé đó
ở Thuỵ Ðiển, mỗi gói quà chỉ dành cho một người duy nhất. Nó thường là một món quà đắt và nhỏ được gói trong rất nhiều lớp giấy. Có những câu chuyện kể rằng một cô gái trẻ đã nhận được một gói quà khổng lồ chứa chàng trai đến cầu hôn cô. Những món quà luôn đem lại sự ngạc nhiên.
Người Hà Lan có rất nhiều trò chơi khác nhau liên quan đến việc tặng quà. Chẳng hạn như trò chơi có tên gọi “Cuộc săn”. Một mẩu giấy được gắn vào trong một cái bắp cải và được gói lại như một món quà. Mâủ giấy này chứa những chỉ dẫn để tìm kiếm món quà thực sự được giấu ở một nơi nào đó trong ngôi nhà, nhà bếp chẳng hạn. Trong nhà bếp, một mẩu giấy khác chứa những chỉ dẫn tiếp theo, nó dẫn đến một mẩu giấy khác nữa, sau vài vòng lượn trong ngôi nhà, cuối cùng người tìm kiếm cũng sẽ tìm ra được món quà của họ. Một phong tục được ưa chuộng ở Hà Lan là mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhận được một chữ cái bằng Sô cô la, chữ cái này chính là chữ cái đầu tiên trong tên của họ. Những chiếc bánh nướng là những món quà phổ biến ở bất cứ nơi nào diễn ra lễ Giáng sinh. ở nhiều nước, người ta có phong tục nướng một chiếc bánh Giáng sinh có chứa một món quà hoặc một phần thưởng nhỏ. Chẳng hạn ở Peru, một chiếc bánh đặc biệt sẽ được nướng cho lễ Giáng sinh, mỗi lát bánh chứa một món quà rất nhỏ. nhiều nước, người ta có phong tục nướng một chiếc bánh Giáng sinh có chứa một món quà hoặc một phần thưởng nhỏ. Chẳng hạn ở Peru, một chiếc bánh đặc biệt sẽ được nướng cho lễ Giáng sinh, mỗi lát bánh chứa một món quà rất nhỏ. ở Hy Lạp, một đồng xu sẽ được đặt vào trong chiếc bánh Giáng sinh, người ta nói rằng bất cứ ai nhận được đồng xu này sẽ may mắn trong cả năm. Một phong tục cổ của người Canada gốc Pháp là nướng một cái bánh có chứa một hạt đậu. Người nhận được sẽ trở thành vua hoặc nữ hoàng của bữa tiệc đêm đó. Những tấm thiệp Giáng sinh là những món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, đem đến những lời chúc tốt đẹp từ bạn bè và người thân.
Một câu chuyện kể lại rằng ngày xửa ngày xưa, khi mà thánh Nicholas còn sống, có một nhà quý tộc. Ông có một bà vợ xinh đẹp và ba cô con gái nhỏ đáng yêu, tiền của trong gia đình ông chẳng bao giờ cạn. Một ngày kia, người mẹ của gia đình, người đàn bà dịu dàng với đôi mắt nâu bị bệnh hiểm nghèo. Nhà quý tộc gần như phát điên. Ông cho gọi lang y của thị trấn, một người đàn bà rất già và rất thông thái, người biết tất cả những loại thảo mộc và những phép thuật. Bà đã dùng mọi phương thuốc, đọc mọi lời cầu nguyện, mọi câu thần chú mà bà biết nhưng bà không thể làm gì để cứu lấy tính mạng của vợ nhà quý tộc. Cuối cùng ông mời các linh mục đến nhưng lúc đó người vợ tội nghiệp của ông đã vĩnh viễn ra đi. Người đàn ông rơi vào nỗi tuyệt vọng. Ông đã mất hết lý trí. Ông ném tất cả tiền vào những dự án ngu xuẩn và những phát minh vô dụng. Ông nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo đói, phải rời khỏi lâu đài và đưa các con đến sống trong một túp lều tranh. Cùng với thời gian, những cô con gái của ông đã trưởng thành, cái nghèo vẫn đeo đuổi họ nhưng họ vẫn luôn vui vẻ và khoẻ mạnh. Họ học cách tự nấu nướng, lau nhà, gieo hạt và chăm sóc lẫn nhau. Cả ba cô gái đều rất xinh đẹp. Lần lượt họ đều yêu và muốn lấy chồng. Nhưng họ không thể cưới vì cha họ quá nghèo. Ông không có của hồi môn để tặng cho gia đình chồng của các con gái. Ông hoàn toàn chẳng có gì để cho con gái làm của hồi môn. Ông cảm thấy mình có lỗi với những đứa con và trở nên u sầu hơn. Khi đó, thánh Nicholas tình cờ sống ở cùng thị trấn với họ. Vị thánh tốt bụng này đã dành cả cuộc đời mình để làm việc thiện và luôn luôn đi tìm những người cần sự giúp đỡ của ngài. Một đêm nọ, ngài cưỡi con ngựa trắng quanh thị trấn và ghé vào ngôi nhà của người đàn ông nọ và ba cô con gái của ông. Ngài cưỡi ngựa đến túp lều tranh và nhìn vào nhà qua một khe hở trên tường. Cũng đêm đó, các cô con gái của người đàn ông vắt quần áo của họ bằng tay và phơi chúng trước lò sưởi. Có ba đôi tất được phơi ở ngay dưới ống khói. Lòng thương cảm dậy lên trong thánh Nicholas. Ngài lấy ra ba túi quà nhỏ chứa những đồng tiền vàng từ trong cái bao nhỏ của mình. Lần lượt ngài ném những chiếc túi xuống qua ống khói và chúng rơi vào trong những chiếc tất của ba cô gái. Người đàn ông lo lắng về tương lai của những cô con gái ngủ thiếp đi và vẫn bị đánh thức. Ông nghe thấy tiếng khua lục cục của con ngựa trắng khi vị thánh rời đi. Ông cất tiếng gọi ngài nhưng vị thánh đã biến mất trong màn đêm tối. Khi những cô gái thức dậy vào buổi sáng, họ phát hiện ra trong tất của mình chứa đầy những đồng tiền vàng và khi họ đi đến hỏi cha mình, họ thấy ông đang ngủ thật an bình với một nụ cười trên khuôn mặt. Thánh Nicholas đã xua đi tất cả những nỗi ưu phiền trong ông và nhờ lòng tốt của ngài, ba cô con gái đã có thể lấy được những chàng trai mà họ yêu và người đàn ông hạnh phúc vì được trở thành ông ngoại.
Ngày nay trẻ em trên thế giới đều treo tất hoặc đặt những đôi giầy của chúng để ông già Nô-en hay một người nào đó đặt quà vào đấy. Truyền thống này có ở nhiều nước như Anh, Canada, New Zealand, ú úc và Mỹ.
ở nhiều nước châu Âu cũng vậy, trẻ em treo tất của chúng nhưng ghim chặt chúng vào đêm 5/12, đêm trước ngày lễ Nô-en. Trẻ em Pháp đặt những đôi giầy của chúng trước lò sưởi, một truyền thống quay lại những ngày mà trẻ em Pháp đi những đôi giầy của nông dân làm bằng gỗ gọi là “Sabot”. Mặc dù chẳng còn mấy người đi giầy đế gỗ nhưng các cửa hàng bán đường và bột vẫn tạo ra những chiếc “Sabot” từ sô cô la và đặt đường phèn vào đó. ở Hà Lan, trẻ em nhét đầy cỏ khô và một củ cà rốt vào giầy của chúng để tặng cho chú ngựa trắng của ông già Nô-en. Trong đêm Giáng sinh, ông già Nô-en sẽ trượt xuống qua ống khói, lấy cỏ cho ngựa ăn và đặt vào mỗi chiếc giầy của bọn trẻ một món quà. Trẻ con Hungari còn cẩn thận đánh bóng giầy của chúng trước khi đặt chúng gần ngưỡng cửa ra vào hoặc cửa sổ để chờ ông già Nô-en đến tặng quà. Bọn trẻ sẽ nhận được quà vào sáng hôm sau. Thậm chí có những đứa trẻ còn nhận được một bó cành cây như là một sự nhắc nhở về cách cư xử của chúng trong năm tới. Các nước khác cũng có những truyền thống tương tự. Trẻ con đặt những đôi giầy của chúng vào 5/1, đêm trước ngày lễ Giáng sinh. Trẻ em ý đặt những đôi giầy của chúng cho Befana, một bà phủ thuỷ tốt bụng. ở Porta Rico, trẻ em thu gom cỏ xanh và hoa vào ngày này của tháng 1. Trước khi đi ngủ, chúng sẽ đặt cỏ và hoa vào những cái hộp nhỏ đặt ở dưới giường để đêm đó, ba ông vua sẽ nhét đầy quà vào những cái hộp và những con lạc đà của họ sẽ có một cái gì đó để ăn. Khi bọn trẻ thức dậy vào buổi sáng những chiếc hộp đã đầy ắp quà tặng.
Dù xuất hiện dưới hình thức nào thì ông già Nô-en vẫn mang đến hoa quả, đường và những món đồ chơi nhỏ cho trẻ em trên toàn thế giới.
Khi những vòng hoa được treo từ cửa của các cửa hàng, các ngôi nhà, khi những chồi nhựa ruồi non làm duyên cho những bức tường và cửa sổ, và khi những cây trạng nguyên làm sáng bừng cả công sở, chúng ta biết mùa Giáng Sinh đã đến thật rồi.
Những vòng hoa tạo nên những món đồ trang trí tuyệt vời và những món quà đáng yêu. Chúng rất dễ để kết hợp với nhau và bằng trí tưởng tượng của mình bạn có thể sử dụng bất cứ nguyên liệu nào để tạo nên chúng. Theo truyền thống thì những vòng hoa mãi xanh tươi được làm từ cây vân sam, cây độc cần, lông thú cầm máu, cây thuỷ tùng, cây tuyết tùng và thông. Một số vòng hoa độc đáo hơn được làm từ tương ớt đỏ sấy khô, lúa mì, cỏ dại, rêu và địa y thiên nhiên, trái cây tươi, hoa, thảo mộc, gia vị và thậm chí cả những đồ dùng thiết yếu trong gia đình như giấy màu hoặc những mảnh vải vụn.
Vòng hoa và cây cỏ là một phần quan trọng trong các lễ hội Giáng sinh, với vô số những nguyên liệu sẵn có, chúng ta có thể tạo ra hàng trăm mẫu vòng hoa khác nhau. Nhưng dù hàng nghìn năm đã trôi qua thì vòng hoa và cây cỏ mùa đông vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt.
Một vòng hoa rất đặc biệt đó là vòng hoa Giáng sinh của Bắc Âu được làm từ những nhánh cây xanh tươi. Nó cắm bốn cây nến, mỗi cây tượng trưng cho một ngày chủ nhật của lễ Giáng sinh. Những cành cây mãi xanh tươi được trang trí bằng những quả thông, ruy băng, chồi nhựa ruồi non, cành tầm gửi và tuyết nhân tạo. Nhiều gia đình Thuỵ Sĩ có những giá cắm nến Giáng sinh truyền thống bằng đồng thau, năm nào chúng cũng được đặt trên vòng hoa. Một vòng hoa Giáng sinh với những ngọn nến được thắp lên sẽ tạo nên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp khi nó được treo phía trên những chiếc bàn của đêm hội. Mãi đến bây giờ người ta cũng chưa tìm ra được nguồn gốc thực sự của vòng hoa Giáng sinh nhưng một số người tin rằng nó bắt nguồn từ vương viện ánh sáng mà các cô gái trẻ Thuỵ Ðiển đội trong ngày lễ thánh Saint Lucia. Trong chuyện thần thoại, Saint Lucia là một cô gái trẻ, một tín đồ thiên chúa giáo thời kỳ trước khi đạo Cơ đốc được chấp nhận rộng rãi, cô đã dành trọn tài sản của mình để tặng cho người nghèo. Nơi nào có nạn nghèo đói là cô có ở đó với một túi đầy thực phẩm để cứu đói. Chẳng bao lâu sau, cô đã bị hành hình bởi niềm tin Cơ đốc giáo của mình. Vương miện ánh sáng đã trở thành biểu tượng cho vầng hào quang của cô. Theo truyền thống, vương miện Saint Lucia được làm từ những nhánh cây xanh bất tử và cắm trên đó bốn ngọn nến giống như vòng hoa Giáng sinh.
Về cây cỏ Giáng sinh, có một điều gì đó khá lạ kỳ về những cây cối luôn sum xuê và xanh tốt trong suốt mùa đông lạnh giá. Ngày nay, người ta vẫn trang trí ngôi nhà của mình với những chồi nhựa ruồi, những nhánh cây thường xuân và cây tầm gửi. Những người châu Âu cổ đại coi tâm gửi là một loại cây linh thiêng. Các linh mục Druid dùng nó làm vật tế trời. Người Celtic tin rằng nó có khả năng chữa bệnh kỳ diệu. Trên thực tế cái tên “Tầm gửi” theo ngôn ngữ Celtic có nghĩa là “Có khả năng chữa bách bệnh”. Tầm gửi có thể chữa bệnh, làm vô hiệu hoá thuốc độc, làm cho con người và động vật sinh sôi, bảo vệ các ngôi nhà khỏi những bóng ma và mang đến những điều tốt lành.
Vào thế kỷ 18, Tầm gửi rất được tôn thờ ở Anh, không phải bởi khả năng chữa bệnh mà bởi một điều thần diệu khác. Nó được đặt trên một quả “Bóng hôn” (kissing ball), một vật trang trí đặc biệt trong các bữa tiệc Giáng sinh. Quả bóng này có hình tròn và được trang trí bằng những nhánh cây xanh bất tử, ruy băng và những đồ trang trí khác. Những lá số tử vi nhỏ xíu sẽ được đặt ở bên trong. Một nhánh tầm gửi được gắn chặt vào điểm thấp nhất của quả bóng. Quả bóng được treo trên trần nhà và những người dự tiệc sẽ lần lượt hôn vào bên dưới quả bóng. Một cái hôn vào nhánh tầm gửi có thể mang ý nghĩa của một sự lãng mạn hay một tình bạn bên vững và lòng thánh thiện.
(ST)
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|