  |
|
Xin ACE hãy Search kỹ để tìm cho mình câu trả lời nhanh và chính xác
(Xin gõ tiếng Việt có dấu)
|
Xin ACE hãy Search kỹ để tìm cho mình câu trả lời nhanh và chính xác
(Xin gõ tiếng Việt có dấu) |
-
xin lỗi...
 |
 |
 |
|
Sức mạnh của lời xin lỗi
03/11/2008 07 03
(SVVN)Nhiều tổng thống, thủ tướng, thượng nghị sĩ hay những người nổi tiếng phải triệu tập những cuộc họp báo để xin lỗi công chúng vì những hành động hay lời nói của họ. Vậy tại sao lời xin lỗi lại quan trọng đến thế?
Tại sao hầu hết mọi người khi phạm lỗi đều muốn giải thích trong khi người đối diện chỉ mong một lời xin lỗi? Họ không quan tâm tại sao bạn làm điều đó, họ chỉ muốn bạn thừa nhận những hậu quả bạn đã gây ra cho họ.
Một người bạn của tôi rất giận và không nói chuyện với bố mình vì ông đã lo làm việc mà không dành nhiều thời gian cho con cái, nhưng khi ông nói: "Con trai, bố thực sự xin lỗi con vì cứ mải mê theo đuổi sự nghiệp mà không thể ở bên con nhưng thực sự bố rất yêu con". Thật là kì diệu. Họ ôm nhau và lần đầu tiên trong nhiều năm qua, họ thực sự bắt đầu nói chuyện thẳng thắn với nhau.
Bạn có biết xin lỗi?
Chúng ta thường làm những điều không đúng hay làm người khác buồn. Chúng ta phê phán công việc của người khác trước mặt đồng nghiệp, không hoàn thành mục tiêu kinh doanh, nói một điều làm ai đó tổn thương và rồi chúng ta biện minh rằng: "Tôi chỉ đang đùa thôi". Không dễ dàng để nói một lời xin lỗi nhưng ngược lại, lời xin lỗi có một sức mạnh diệu kì.
Hãy thử điều này:
· Gặp gỡ họ.
· Để họ nói và lắng nghe họ.
· Đừng biện minh cho hoàn cảnh của mình.
· Hãy giải thích nếu cần thiết.
· Xin lỗi và mong muốn người ta thứ lỗi.
"KHI TRANH CÃI, ĐIỀU AI CŨNG MONG LÀ CHÚNG TA VÔ TỘI" - Ralph Waldo Emerson.
Hãy lắng nghe
Bạn có thấy khi bạn bực mình thì chỉ muốn được thanh minh? Vì vậy hãy lắng nghe người khác nói. Hãy để họ bộc lộ cảm xúc và tôn trọng những gì họ nói. Sau đó kiểu gì bạn cũng sẽ tìm ra được giải pháp phù hợp.
Giải thích rõ ràng
Chúng ta bị sốc vì những gì người khác nói hoặc thực sự không biết rằng cách cư xử của mình đã xúc phạm người ta. Những lúc như thế này tốt hơn hết hãy đặt ra những câu hỏi phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. Bạn có thể nói: "để mình xem nếu..." hay "có phải đó là những gì bạn đang nói...?.".
Khi giận dữ, chúng ta thường giải quyết mọi việc theo cảm xúc mà không theo lí trí. Hãy bình tĩnh trong mọi việc. Điều làm tôi ấn tượng về cậu bạn và bố anh là cuộc đối thoại diễn ra trong không khí tôn trọng lẫn nhau. Không ai cáo buộc ai, họ chỉ làm sáng tỏ vấn đề để người khác hiểu rõ và thực sự điều này đã phát huy tác dụng.
Mong sự tha thứ
"Nhưng tại sao tôi nên xin lỗi và xin tha thứ, đó không phải là lỗi của tôi". Bạn thường nghe mọi người nói như thế đúng không? Tôi tình cờ nghe một cách định nghĩa về sự tha thứ: "Sự tha thứ có thể được xem như bỏ qua những điều không hay để hi vọng ngày mai mọi việc sẽ tốt đẹp hơn".
Nói thật, bạn có thường nghĩ về những suy nghĩ của người khác trước khi bạn làm gì không? Có khi nào bạn suy nghĩ về những gì bạn đã nói và chúng có ảnh hưởng gì không? Liệu bạn đang nợ ai đó một lời xin lỗi chăng? Cho dù đó là chuyện nhỏ hay lớn, hãy can đảm xin lỗi, nó sẽ thay đổi mối quan hệ hiện tại của bạn và bạn sẽ thấy cuộc sống đáng yêu biết bao.
An Hoài
(Dịch)
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|
|
|
 |
-
Có 6 người cám ơn Blue cloud vì bài này:
Quyền hạn của bạn
- Bạn không được gửi bài mới
- Bạn không được gửi bài trả lời
- Bạn không được gửi kèm file
- Bạn không được sửa bài
Quy Định Diễn Đàn