2374 (1654) Thật đau khổ cho những đôi vợ chồng không con. "Ông Áp-ra-ham thưa: Lạy Ðức Chúa, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái" (St 15, 2). Ra-khen nói với chồng mình là Gia-cóp: "Xin cho tôi được có con, không thì tôi chết mất" (St 30,1)
2375 (2293) Những nghiên cứu nhằm giải quyết chứng vô sinh rất đáng khuyến khích, với điều kiện chúng phải "phục vụ con người, phục vụ các quyền bất khả nhượng cũng như lợ)i ích đích thực và toàn vẹn của con người, đúng theo dự định và ý muốn của Thiên Chúa" (x."Donum vitae" 2).
2376 Những kỹ thuật phá vỡ liên hệ phụ mẫu qua sự can thiệp của một người thứ ba (cho tinh dịch hoặc noãn bào, cho mượn tử cung) là những hành vi phải bị loại bỏ. Những kỹ thuật này (thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo khác nguồn) vi phạm quyền của đứa trẻ phải được sinh ra do cha mẹ đã chính thức kết hôn và quyền được biết cha mẹ là ai. Những kỹ thuật này vi phạm "độc quyền làm cha làm mẹ của đôi vợ chồng" (x."Donum vitae" 2,1).
2377 Nếu được thực hiện cho đôi vợ chồng, những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo cùng nguồn, có lẽ sẽ ít tổn hại hơn; nhưng về mặt luân lý, chúng vẫn không thể được chấp nhận, vì tách rời hành vi tính dục với việc truyền sinh. Sinh sản con cái không còn là một hành vi của hai con người hiến thân cho nhau, nhưng "sự sống và căn tính của phôi thai bị trao vào tay các bác sĩ và các nhà sinh học, và để kỹ thuật thống trị trên nguồn gốc và vận mệnh của con người. Một mối quan hệ thống trị như thế tự bản chất đi ngược với phẩm giá và sự bình đẳng chung của cả cha mẹ lẫn con cái" (x."Donum vitae" 2,5). Về phương diện luân lý, việc truyền sinh mất đi sự hoàn thiện đặc thù của nó, khi không còn là kết quả của hành vi ân ái, nghĩa là quan hệ vợ chồng... Ðể cho việc truyền sinh xứng với phẩm giá con người, chúng ta phải tôn trọng mối dây liên hệ giữa những ý nghĩa của hành vi ân ái và sự tôn trọng tính thống nhất của bản tính con người" (x."Donum vitae" 2,4).
2378 Ðứa trẻ không phải là một của nợ, nhưng là một)món quà. "Món quà ưu việt của hôn nhân" là một con người. Không được coi đứa trẻ như một vật sở hữu, như người ta thường nghĩ là mình có "quyền trên con cái". Trong lãnh vực nầy, đứa trẻ thực sự có những quyền: quyền được sinh ra trong tình yêu của cha mẹ, và quyền được tôn trọng như một con người ngay từ lúc mới thành thai (x."Donum vitae" 2,8).
2379 Tin Mừng cho thấy vô sinh thể lý không phải là một điều dữ tuyệt đối. Ðôi vợ chồng nào, sau khi đã tận dụng mọi trợ giúp chính đáng của y khoa, vẫn phải chịu nỗi đau khổ vô sinh, được mời gọi liên kết với Thập Giá của Chúa là nguồn mạch mọi phong phú thiêng liêng. Họ có thể sống quảng đại bằng cách nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc tham gia những công tác phục vụ tha nhân.
"2376 Những kỹ thuật phá vỡ liên hệ phụ mẫu qua sự can thiệp của một người thứ ba (cho tinh dịch hoặc noãn bào, cho mượn tử cung) là những hành vi phải bị loại bỏ. Những kỹ thuật này (thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo khác nguồn) vi phạm quyền của đứa trẻ phải được sinh ra do cha mẹ đã chính thức kết hôn và quyền được biết cha mẹ là ai. Những kỹ thuật này vi phạm "độc quyền làm cha làm mẹ của đôi vợ chồng" (x."Donum vitae" 2,1)."
Nói về Lý thì đã là quá rõ rồi. Mọi việc sinh con hay ngăn trở việc sinh con không có tính tự nhiên thì đều không được phép rồi.
Nói về Tình thì thực sự là trông gai đó. Đặt vào địa vị của những cặp vợ chồng không con thì vẫn cần có cái nhìn cảm thông hơn. Mỗi ngày họ sống là một ngày họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: ước mơ một gia đình trọn vẹn; lời dị nghị, ánh mắt "cảm thông" của mọi người; quan điểm "mọc cây mà không đơm trái"..... Văn hóa truyền thống, tư tưởng và định kiến trong cộng đồng và từ chính bản thân chưa hoàn toàn chấp nhận coi con nuôi như con đẻ cũng đã khiến cho việc ĐỘNG VIÊN những cặp vợ chồng này NHẬN CON NUÔI....
Nếu cứ "động viên" mọi người rằng "Hãy coi những khó khăn mà bạn đang gánh chịu tựa như CÂY THẬP GIÁ CUỘC ĐỜI của bạn", trong trường hợp này, họ có chấp nhận không? Ra-khen nói với chồng mình là Gia-cóp: "Xin cho tôi được có con, không thì tôi chết mất" (St 30,1)
ACE hãy cùng chia sẻ bởi đây đang là vấn đề chúng ta đang và sẽ phải đối mặt khi tỉ lệ vô sinh trong các cặp vợ chồng trẻ đang có xu hướng tăng trong cộng đồng.
Xin Chúa hãy ban cho chúng con được ơn khôn ngoan để chúng con có thể hiểu được ý của Chúa mỗi ngày. Amen
Theo em là hãy thông cảm, và được...!
Nguyên văn bởi vũng_nước
Xin xem giáo lý Công Giáo 2374-2379:
2374 (1654) Thật đau khổ cho những đôi vợ chồng không con. "Ông Áp-ra-ham thưa: Lạy Ðức Chúa, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái" (St 15, 2). Ra-khen nói với chồng mình là Gia-cóp: "Xin cho tôi được có con, không thì tôi chết mất" (St 30,1)
2375 (2293) Những nghiên cứu nhằm giải quyết chứng vô sinh rất đáng khuyến khích, với điều kiện chúng phải "phục vụ con người, phục vụ các quyền bất khả nhượng cũng như lợ)i ích đích thực và toàn vẹn của con người, đúng theo dự định và ý muốn của Thiên Chúa" (x."Donum vitae" 2).
2376 Những kỹ thuật phá vỡ liên hệ phụ mẫu qua sự can thiệp của một người thứ ba (cho tinh dịch hoặc noãn bào, cho mượn tử cung) là những hành vi phải bị loại bỏ. Những kỹ thuật này (thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo khác nguồn) vi phạm quyền của đứa trẻ phải được sinh ra do cha mẹ đã chính thức kết hôn và quyền được biết cha mẹ là ai. Những kỹ thuật này vi phạm "độc quyền làm cha làm mẹ của đôi vợ chồng" (x."Donum vitae" 2,1).
2377 Nếu được thực hiện cho đôi vợ chồng, những kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ thai nhân tạo cùng nguồn, có lẽ sẽ ít tổn hại hơn; nhưng về mặt luân lý, chúng vẫn không thể được chấp nhận, vì tách rời hành vi tính dục với việc truyền sinh. Sinh sản con cái không còn là một hành vi của hai con người hiến thân cho nhau, nhưng "sự sống và căn tính của phôi thai bị trao vào tay các bác sĩ và các nhà sinh học, và để kỹ thuật thống trị trên nguồn gốc và vận mệnh của con người. Một mối quan hệ thống trị như thế tự bản chất đi ngược với phẩm giá và sự bình đẳng chung của cả cha mẹ lẫn con cái" (x."Donum vitae" 2,5). Về phương diện luân lý, việc truyền sinh mất đi sự hoàn thiện đặc thù của nó, khi không còn là kết quả của hành vi ân ái, nghĩa là quan hệ vợ chồng... Ðể cho việc truyền sinh xứng với phẩm giá con người, chúng ta phải tôn trọng mối dây liên hệ giữa những ý nghĩa của hành vi ân ái và sự tôn trọng tính thống nhất của bản tính con người" (x."Donum vitae" 2,4).
2378 Ðứa trẻ không phải là một của nợ, nhưng là một)món quà. "Món quà ưu việt của hôn nhân" là một con người. Không được coi đứa trẻ như một vật sở hữu, như người ta thường nghĩ là mình có "quyền trên con cái". Trong lãnh vực nầy, đứa trẻ thực sự có những quyền: quyền được sinh ra trong tình yêu của cha mẹ, và quyền được tôn trọng như một con người ngay từ lúc mới thành thai (x."Donum vitae" 2,8).
2379 Tin Mừng cho thấy vô sinh thể lý không phải là một điều dữ tuyệt đối. Ðôi vợ chồng nào, sau khi đã tận dụng mọi trợ giúp chính đáng của y khoa, vẫn phải chịu nỗi đau khổ vô sinh, được mời gọi liên kết với Thập Giá của Chúa là nguồn mạch mọi phong phú thiêng liêng. Họ có thể sống quảng đại bằng cách nhận nuôi những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc tham gia những công tác phục vụ tha nhân.
Theo Giáo luật 2376 --> là hoàn toàn không chấp nhận!