8 "Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
Không phải Chúa Jêsu chấp nhận sự giả mạo giấy tờ, câu em trích dẫn theo em đã cho thấy việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động. Người tín hữu có thể từ những hành động của người khác, ngay cả khi hành động đó là bất lương để có thể rút ra một vài giá trị có ích. Người quản gia đã sử dụng tiền bạc hiện tại để mưu cầu cho tương lai, chuẩn bị cho mình một con đường ở đời này, còn đối với người tín hữu, chúng ta cần dùng của cải đời này để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu bằng cách chia sẻ, làm việc bác ái. Để sau này những người nghèo sẽ đón tiếp chúng ta nơi Nước Trời.
...Người quản gia đã sử dụng tiền bạc hiện tại để mưu cầu cho tương lai, chuẩn bị cho mình một con đường ở đời này, còn đối với người tín hữu, chúng ta cần dùng của cải đời này để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu bằng cách chia sẻ, làm việc bác ái...
Hoàn toàn đồng ý với em về bài học Chúa dạy chúng ta qua câu chuyện người quản lý.
Nguyên văn bởi Cỏ dại
Không phải Chúa Jêsu chấp nhận sự giả mạo giấy tờ, câu em trích dẫn theo em đã cho thấy việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động. Người tín hữu có thể từ những hành động của người khác, ngay cả khi hành động đó là bất lương để có thể rút ra một vài giá trị có ích...
Cám ơn Cỏ dại đã chia sẻ. Tuy nhiên lit cũng đã từng nghe một vài linh mục giảng giải như thế nhưng không đồng tình với lối giải thích “việc khen ngợi hướng về tính cách khôn khéo của hành động chứ không phải về tính chất bất lương của hành động”. Ta có thể khen ngợi một kẻ cầu tiến nhưng nghèo khổ - vì muốn có tiền đi du học để mai sau xả thân phục vụ đất nước con người - dám xuống tay giết người cướp của và khéo léo sắp đặt tới mức có được bằng chứng ngoại phạm ngon lành ? Có thể nào ta chấp nhận các hành vi bất lương nhân danh người nghèo, nhân danh công bằng xã hội như: luồn lách trốn thuế, giết các tay tỷ phú, cướp các ngân hàng để lấy tiền cho người nghèo; tạo hệ thống ăn cắp điện nước cách quy mô để cho người nghèo thoải mái sử dụng … ?
Nếu thật sự Chúa Jesus khen ngợi anh quản lý theo chiều hướng như vậy thì Ngài chưa đáng là một nhà mô phạm nhân bản, đừng nói chi tới là một Thiên Chúa cao cả, làm bậc thầy vĩ đại dạy dỗ toàn dân thiên hạ! Đạo giáo chúng ta không bao giờ chấp nhận dùng phương tiện xấu biện minh cho mục đích tốt. Nếu lý luận như vậy thì người ta cứ vin vào những ý hướng hay mục đích tốt đẹp mình mưu cầu rồi an tâm làm điều ác để thực hiện nó sao? Vậy ta phải hiểu thế nào về lời khen ấy đây?