Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 23 trên 23

Chủ đề: Giáo Xứ Trong Giáo Phận Bùi Chu

Threaded View

  1. #18
    yeuthuongvaphucvu_89's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: phero
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nam Định
    Bài gởi: 126
    Cám ơn
    488
    Được cám ơn 370 lần trong 106 bài viết

    Default Lược Sử Giáo Xứ Bách Tính

    LƯỢC SỬ


    GIÁO XỨ BÁCH TÍNH


    GIÁO PHẬN BÙI CHU


    1635 - 2009

    LỜI MỞ ĐẦU
    Để mở đầu cho cuốn sách này, chúng tôi xin được mượn lời Bài hát "Quê Hương" nhạc Phan Đình Điểu, thơ Phan Thanh Nhàn:

    "Quê Hương là chùm khế ngọt …


    Quê Hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người."

    Thật thế, hai tiếng "Quê Hương" đã nói lên nguồn cội, mà đã là người thì đều phải có quê và có cội. Hướng về cội thì quả thật không chỉ có những người đi xa mà ngay cả những người còn ở nhà cũng cần phải biết cội nguồn ấy.
    Với thao thức làm sao để những người con Quê Hương Bách Tính, dù ở Hải Ngoại hay tại Ba Miền: Bắc- Trung- Nam của Tổ Quốc, nhất là những người trẻ được hiểu biết và tự hào về quê hương. Nhân dịp lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, chúng tôi xin giới thiệu quý độc giả cuốn: "Sơ Lược Lịch Sử Giáo Xứ Bách Tính".
    Đây chỉ là những "Sơ Lược", không phải là cuốn kỷ yếu cũng không phải là cuốn lịch sử thuần túy. Bởi nó còn rất nhiều thiếu sót vì khả năng hạn hẹp, hơn nữa nguồn tài liệu lại hết sức giới hạn.
    Chúng tôi hân hạnh giới thiệu cuốn sách này với lòng yêu mến "Quê hương Bách Tính’’. Xin quý vị hãy xem như đây là một bản sơ thảo và sẵn lòng chỉ giáo, nhất là gửi những tài liệu liên quan đến Giáo xứ Bách Tính để khi có dịp chúng tôi sẽ chỉnh sửa và bổ sung.
    Sau cùng, xin quý vị độc giả cùng chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài đã cho chúng ta được gặp gỡ nhau và gặp gỡ Ngài qua cuốn sách này.
    Kính chúc quý độc giả an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để chúng ta cùng nhau xây dựng bảo tồn và phát triển Giáo xứ.

    Lễ Chúa Hiển Dung, ngày 6/8/2009
    J.b. Mai Quang Tuyến.

    NHÌN CHUNG VỀ GIÁO XỨ BÁCH TÍNH


    I – HIỆN TẠI:
    * Giáo xứ Bách Tính hiện nay gồm 5 giáo họ nằm trên địa bàn 2 xã Nam Hồng và Nam Hoa:
    1. Giáo Họ Nhà Xứ (xóm Hồng Thượng, xã Nam Hồng…)
    2. Giáo Họ Đại (xóm Hồng Đại, xã Nam Hồng…)
    3. Giáo Họ Cát (xóm Hồng Cát, xã Nam Hồng…)
    4. Giáo Họ Hưng Nghĩa (thôn Hưng Nghĩa, xã Nam Hoa…)
    5. Giáo Họ Trí An (đội 1, thôn Trí An, xã Nam Hoa…)
    * Địa bàn: Bách Tính nằm áp sát quốc lộ 21(Cách thành phố Nam Định 12 Km về phía Nam, phía Đông áp sát con sông Hồng )

    II- NGUỒN GỐC
    Khoảng thế kỷ 13, vùng đất Bách Tính đã có dân từ các làng lân cận đến khai khẩn lập ấp.
    Năm 1635, các tu sỹ dòng Tên đến giới thiệu Tin Mừng Đức Ky tô với người dân Bách Tính và nhiều người đón nhận cùng sống Tin Mừng.
    Do sức phát triển mạnh của vùng truyền giáo và do nhu cầu mục vụ cho giáo hữu, Đức Cha Gioan De San Ta Cruz Thập nâng Bách Tính lên hàng giáo xứ năm 1720.
    Nhân dịp đức cha Thánh Y Igna Tiô Delgado kinh lược các giáo xứ trong giáo phận và đã phê sổ công hàm nhà xứ năm 1806 (theo sách kỷ yếu giáo phận Bùi Chu 1533-1999 ).
    Từ khi hạt giống được gieo vào lòng đất quê hương yêu dấu này, người dân trăm họ đã biết ấp ủ hạt giống tin mừng đem ấp ủ vào lòng đất phù sa màu mỡ bên dòng Sông Hồng tươi mát. Hạt giống nảy mầm tươi tốt, cành lá sum suê, bóng cả bao trùm một vùng rộng lớn - đó là xứ mẹ Bách Tính đông vui sầm uất, là mẹ hiền hòa đã sinh ra những người con phương trưởng và đàn cháu đông vui, thế nên có câu:

    Tương Nam cao rộng vẻ vang,


    Nam Hưng ca hát vinh quang Chúa Trời.


    Hưng Nhượng phúc lộc hơn người


    Mười sáu xứ họ rạng ngời đức tin…


    III- CÁC GIÁO HỌ THỜI XƯA
    Năm 1916, xứ Bách Tính gồm 16 giáo họ với một địa bàn rộng lớn là 16 xã:
    1) Họ Nhà Xứ, 2) Họ Hưng Nghĩa, 3) Họ Cát, 4) Họ Đại,
    5) Họ Quy Phú, 6) Họ Tương Đông ( hay Họ Nhương Đông), 7) Họ Xối Thượng, 8) Họ Thượng Lao, 9) Họ Tráng Việt, 10) Họ Bình Yên, 11) Họ Liên Tỉnh, 12) Họ Nam Hưng, 13) Họ Duyên Hưng, 14) Họ Thượng Trang, 15) Họ Vĩnh Thượng, 16) Họ Vĩnh Hạ ( xưa các cụ gọi là vĩnh ba ngòi vì xưa chưa có cầu cống, muốn vào đó phải lội qua 3 cái ngòi).
    Thời kỳ đó rất đông giáo dân nên các cụ có làm một bộ kiệu Chúa có hai tầng, tầng trên có 8 người khiêng đứng nghiêm vào tầng kiệu dưới, tầng dưới là 24 người khiêng di chuyển đi. Bộ kiệu còn giữ đến sau Giáo xứ còn ít người nên đời Cha giáo Đaminh Thùy, Ngài và các cụ tháo bỏ, dùng thanh đòn cái của kiệu đó làm cột lớn của Tòa Chính hiện nay.
    Thời gian trước (được các cụ kể lại): Có những cuộc rước từ Tương Nam về rất hoành tráng, uy nghi và trọng thể nên phải chăng dựng những kiệu lớn như vậy. Hay có lần đón Đức Giám Mục đi kinh lược từ Nam Hưng về giáo xứ rất trọng thể.

    V- THỜI KỲ TÁCH XỨ
    Năm 1918 Đức Cha Muna Gorri Trung xét nhu cầu mục vụ vì số giáo hữu ngày trở nên đông, Ngài lấy họ Tương Đông, họ Xối Thượng, họ Thượng Lao, Họ Tráng Việt, họ Bình Yên, họ Liên Tỉnh lập nên thành Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Tương Nam.
    Năm 1920, Ngài tách 2 họ Vĩnh Thượng và họ Vĩnh Hạ lập nên Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Hưng Nhượng.
    Năm 1925, Ngài tách 3 họ: họ Nam Hưng, họ Duyên Hưng và họ Thượng Trang lập nên Giáo xứ mới gọi là Giáo xứ Nam Hưng ( theo sách kỷ yếu Giáo Phận Bùi Chu).

    VI- THỜI KỲ SAU TÁCH XỨ
    - Sau khi tách xứ (Tương Nam, Hưng Nhượng và Nam Hưng) xứ mẹ Bách Tính còn 5 họ, sau thêm 2 họ nữa là họ Trí An và họ Phố Bè.
    - Quan Thầy chung của Giáo xứ là Lễ Đức Mẹ Mân Côi (lễ kính vào 7/10 )
    1) Giáo họ Nhà Xứ: Quan thầy Thánh Phêrô (lễ kính vào 29/6)
    2) Giáo họ Cát: thành lập năm 1750, Quan thầy Thánh Đaminh (lễ kính vào 8/8). Sau được phép Giáo Phận năm 1983 cho nhận Mẹ Vô nhiễm (lễ kính vào 8/12)
    3) Giáo họ Hưng Nghĩa: thành lập năm 1782, Quan thầy Thánh Giuse kết bạn (lễ kính vào 19/3) và sinh nhật Đức Mẹ (lễ kính vào 8/9)
    4) Giáo họ Đại: thành lập năm 1749, Quan thầy Thánh Phanxicô Linh mục (lễ kính vào 3/12) và Đức Mẹ Hồn Xác lên trời (lễ kính vào 15/8)
    5) Giáo họ Quy Phú: thành lập năm 1798, Quan thầy Thánh Gioan Tông đồ (lễ kính vào 27/2)
    6) Giáo họ Trí An: thời kỳ Cha Phêrô Đoán về coi xứ, cha Liễn làm cha phó lập nên họ Trí An năm 1917, Quan thầy Thánh Phaolô trở lại (lễ kính 25/1)
    7) Giáo họ Phố Bè: được tách từ một xóm thuộc Giáo họ Nhà xứ, vì thấy xóm giáo dân đông sốt sắng (xóm này bên ngoài bãi Sông Hồng ). Cha già Trị về coi Giáo xứ, Ngài cho xây nhà thờ và lập Giáo họ Phố Bè năm 1935, Quan thầy Thánh Têrêsa Hài Đồng Giê su (lễ kính vào 1/10).

    VII- CÁC XÓM CỦA HỌ NHÀ XỨ
    Năm 1935: thời gian Giáo họ Nhà xứ rất đông giáo dân, các cụ chia làm 6 xóm:
    1) Xóm Phố Bè - Quan Thầy Thánh Têrêsa
    2) Xóm Đông nhất - Quan Thầy Thánh Vinhsơn
    3) Xóm Đông nhì - Quan Thầy Trái tim
    4) Xóm giữa - Quan Thầy Thánh Giuse
    5) Xóm sau - Quan Thầy Thánh Gioan và Thánh Giuse
    6) Xóm tây- Quan Thầy Thánh Phêrô
    Vì có các xóm nên trong xứ, họ có tổ chức công việc gì Ban hành giáo chỉ việc báo cho các ông đầu của các xóm, ông trưởng xóm đó có trách nhiệm loan báo và đôn đốc bà con xóm mình thi hành nhanh chóng và thuận tiện.

    VII. NHÂN DANH GIÁO XỨ
    Năm 1916 có 5524,
    Năm 1951 có 986, năm 1999 có 833 nhân danh trong đó có 397 nam và 436 nữ.
    Đến nay, năm 2009 có trên 1102 nhưng trên thực tế vì có nhiều thanh niên nam nữ đi làm ăn tản mát nhiều nơi ít khi về, nên con số không đủ 1102 nhân danh ở nhà. (theo sách kỷ yếu giáo phận ).

    VIII- CÁC ĐẤNG TỬ ĐẠO TRONG XỨ
    Ngày 2/7/1859 là năm Tự Đức thập tam (Có người gọi tên là ông Đội Cõn) dẫn một toán quân rất đông về làng Bách Tính truy lùng bắt các người đàn ông có đạo, phá phách cướp bóc tài sản các gia đình. Sau đó đốt cháy nhà thờ chính xứ đồng thời đốt luôn cả làng mạc, cũng may hôm đó gió đông thổi lớn và khi trời đã tối thì họ cũng thu quân bỏ về. Càng về tối, gió đông càng mạnh hơn nên sót được xóm đông không bị cháy, nên tổ tiên lúc đó mới còn được chỗ nương thân nhờ nhau. Cho đến ngày được thả tự do, các cụ mới dựng lại được nhà cửa.
    Sự kiện đau thương này các cụ có viết một cuốn sách thơ ca rất dài nhưng rất tiếc cuốn sách đó đã bị thất lạc.
    Trong toàn giáo xứ có 79 đấng tử đạo, sau đây xin chi tiết từng họ:
    1- Giáo Họ Nhà Xứ: có 11 đấng, nhưng thực sự hài cốt được tôn vinh cuối nhà thờ chỉ là 5 đấng:
    1) Cụ Phêrô Tốn
    2) Cụ Phêrô Tảo 36 tuổi
    3) Cụ Phêrô Siêu 31 tuổi
    4) Cụ Phêrô Tuấn 26 tuổi
    5) Cụ Phêrô Kiêm 32 tuổi, hiện đang suy tôn trên đài ở hàng thứ 10 và 11 có 3 đấng còn lại là cụ Đaminh Lĩnh, cụ Phêrô Thường 24 tuổi, cụ Phêrô Dị 26 tuổi. Ba đấng này được các cụ truyền lại: táng ở gian thứ 5 nhà thờ gỗ cũ (bán cho Xương Điền) và còn một cụ nữa là Phêrô Gia 35 tuổi cụ này bị đập chết buông sông.
    * Theo bản án các thánh tử đạo họ nhà xứ thì còn có hai đấng nữa bị mất xác là cụ Phê rô Bảo 34 tuổi và cụ Đaminh Ba 22 tuổi ( việc này không được các cụ lưu truyền lại).
    2- Giáo Họ Quy Phú: có 35 đấng nhưng chỉ có 34 đấng có hài cốt hiện đang tôn vinh ở cuối nhà thờ chính xứ, xếp trong 8 hàng mỗi hàng có 4 đấng, hàng thứ 9 xếp 2 đấng nữa. còn một đấng không được các cụ nói rõ tên bị đập chết buông sông. (Các cụ nói: Giáo dân tốn bao nhiêu công sức đi tìm hài cốt, sau cùng Ngài phải hiện về bảo đừng tìm kiếm nữa).
    * Lưu ý: Họ Nhà Xứ và họ Quy Phú, tại đây quy tụ hài cốt 39 đấng về đài các thánh tử đạo ở cuối nhà thờ chính xứ để tôn kính.
    Ngày13/11/1954 dưới sự chỉ đạo và giám sát của cha Gioakim Nguyễn Đức Hinh cha chính xứ Tương Nam là cha quản xứ Bách Tính lúc đó. Đài hồi đó còn làm sơ sài, sau 7 năm đến năm 1961 Ngài chỉ đạo cho 2 cụ trùm Phêrô Bính ( trùm chánh ) và cụ Phêrô Sắt ( trùm phó ) xây kiên cố như hiện nay, còn các họ Cát, Đại, Hưng Nghĩa hài cốt các đấng được tôn kính ở đài giáo họ đó.

    3- Giáo họ Cát: có 17 đấng nhưng hài cốt tôn kính trên đài cuối nhà thờ giáo họ có 6 đấng là: cụ Đaminh Hội, Cụ Đaminh Hoán, cụ Đaminh Gỗ, cụ Đaminh Phụng, cụ Đaminh Bài, cụ Đaminh Thừa. theo tờ bản án họ Cát còn lưu giữ, thì còn 11 đấng còn lại được táng tại nhà quán cũ ở gian chính giữa. trong đó có 2 thầy là thầy Sung và thầy Xuân (Vì 2 thầy ở nơi khác đến nên các cụ không rõ tên thánh, tên họ. còn lại 9 đấng là: 1) cụ Đaminh Trọng (Tạo), 2) cụ Đaminh Khánh, 3) cụ Đaminh Thư, 4) cụ Đaminh Tri, 5) cụ Đaminh Thim, 6) cụ Đaminh Xe, 7) cụ Đaminh Thùy, 8) cụ Đaminh Chưng (Chung), 9) cụ Gioan Cận.

    4- Giáo họ Đại: có 13 đấng diễm phúc tử đạo, hiện đang tôn kính trên đài cuối nhà thờ giáo họ là: 1) cụ Phêrô Cương, 2) cụ Phêrô Lương, 3) cụ Phêrô Bình, 4) cụ Phêrô Nhi, 5) cụ Phêrô Hồi, 6) cụ Phêrô Cử, 7) cụ Phêrô Mà, 8) cụ Phanxicô Hòa, 9) cụ Phêrô Báo, 10) cụ Đaminh Đức, 11) cụ Phêrô, 12) cụ Đaminh Bằng, 13) cụ Phanxicô Bảy.

    5- Giáo họ Hưng Nghĩa: có 3 đấng được tôn kính ở cuối nhà thờ giáo họ là: 1) cụ Thome Vòng, 2) Cia Cinti Hoan, 3) cụ này không tên thánh, tên gọi.
    thay đổi nội dung bởi: yeuthuongvaphucvu_89, 17-03-2010 lúc 03:40 PM
    Chữ ký của yeuthuongvaphucvu_89
    Da đen, tóc xoăn, nhưng tấm lòng ngay thẳng:NhacSi:

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com