Những bức ảnh mới được công bố cho thấy một nhóm người đã cố leo lên và bám trụ trên chiếc cột ăng-ten nhỏ nhoi và nóc một tòa nhà khi ngọn sóng thần hung dữ ập vào bờ biển đông bắc Nhật vào ngày 11/3 vừa qua.
Đây là hình ảnh sóng thần quét qua Minamisanriku, Đông Bắc Nhật hôm 11/3 vừa qua. Bức ảnh đầu tiên này cho thấy những người sống sót đã bám vào một cột ăng-ten và tay vịn trên mái của Trung tâm thảm họa của chính phủ, cao 3 tầng, khi sóng thần quét qua.
Cột ăng-ten trên nóc tòa nhà cao khoảng 12m và nhóm cố bám trụ gồm 30 người.
Nhưng chỉ có 9 người trong số họ sống sót được trước cơn đại hồng thủy.
Khi sóng thần đi qua, nước rút, tất cả những gì còn lại là bộ khung xương này.
Hình ảnh chụp từ trên không cho thấy đường sá ở Rikuzentakata sau khi những đống đổ nát do sóng thần để lại đã được dọn dẹp.
Xe cơ giới hạng nặng trên “đỉnh” của một đống đổ nát sóng thần để lại khi quét qua thành phố Onagawa, tỉnh Miyagi.
Xe hơi bị sóng thần cuốn bay lên mái nhà ở Onagawa
Một ngôi nhà bị cuốn trôi “ngự” trên bờ biển ở Onagawa
Ogawa, 52 tuổi, một người sống sót sau thảm họa sóng thần mang chiếc bình chứa tro hài cốt của chồng trước đống đổ nát của căn nhà họ tại Otsuchi.
Miyoko Tazaki, 79 tuổi, cùng cháu tìm những người thân mất tích ở thành phố ven biển Otsuchi.
Hơn 70 trường học tại Fukushima ngày 6/4 vừa qua đã lần đầu tiên mở cửa trở lại sau thảm họa động đất/sóng thần 11/3 và sau khi giới chức chính phủ tiến hành xét nghiệm phóng xạ tại tỉnh.
Một bé gái được mẹ đưa tới trường tiểu học Shimizu ở Fukushima ngày 6/4.
Trước đó, giới chức khu vực đã tiến hành kiểm tra lượng phóng xạ ở 1.400 vườn trẻ, trường tiểu học và trung học.
Họ khẳng định các em nhỏ ở bên ngoài vùng sơ tán (bán kính 30km kể từ nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố Fukushima I) an toàn.
Một buổi lễ đã được tổ chức tại Shimizu, đánh dấu ngày đầu tiên tới trường sau thảm họa 11/3, khiến phóng xạ bị rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima I trong khu vực.
Dẫu vậy các bậc phụ huynh vẫn vô cùng lo ngại khi để các em tới trường và cho các em chơi trong sân trường.
Một số em nhỏ ở Fukushima đã được sơ tán đi nơi khác.
Một số em phải sống xa cha mẹ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân xảy ra tại Fukushima.
Các chuyên gia cũng lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hạt nhân với trẻ em, sau những nụ cười hồn nhiên này.
Các em học sinh trong ngày đầu tiên đến lớp tại Shimizu, ngày 6/4.
Thảm họa động đất/sóng thần hôm 11/3 đã cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người và 15.000 người khác vẫn còn đang mất tích.
Thảm họa động đất/sóng thần hôm 11/3 đã cướp đi sinh mạng của hơn 12.000 người và 15.000 người khác vẫn còn đang mất tích.