|
Con người muốn tồn tại thì phải biết yêu thương nhau. Nhưng không hiểu vì lý do gì, nhiều kẻ lại thích thấy người đồng loại phải khóc lóc, buồn sầu, sợ hãi, trong khi người đồng loại kia chẳng thù nghịch chi với mình. Ngày xưa, người ta làm cho người đồng loại khóc lóc, buồn sầu, sợ hãi bằng chiến tranh. Nhưng thời nay, khi mà chiến tranh đã bị ngăn chặn, người ta làm cho người đồng loại phải sợ hãi, khóc lóc và buồn sầu bằng những trò đùa ác ý: việc hù doạ. Việc hoá trang để hù doạ người khác đã xưa rồi, thời đại internet phổ biến, người ta hù doạ nhau bằng máy vi tính. Những kẻ đã trở nên chay đá, bỏ thời gian để tìm hình ảnh, sau đó biên tập để ra những thứ thật kinh khủng. Trước tiên là một hình ảnh hay một trò chơi bình dị, hoặc một cái tên nghe dễ thương, để đánh lừa người không biết, sau khi “con lừa” đã quá châm chú vào hình ảnh hay trò chơi đó hoặc tin tưởng vào cái file hay đường link tên dễ thương kia thì một hình ảnh ma quái kinh dị ghê tởm sẽ hiện tung lên để làm “con lừa” phải hốt hoảng mà ngã ngửa. Nếu người bị lừa là một người cũng chay đá hay lớn gan thì đã không có chuyện gì, họ có thể chơi xỏ lại người đã lừa họ bằng một trò chơi khác. Nhưng vả như “con lừa” là một kẻ nhát gan hay yếu tim, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu là kẻ nhát gan, khi nhìn thấy hình ảnh kinh quái kia, căn nhà sẽ được một phen hú vía với tiếng la khiếp đảm của “con lừa”. Nhưng nếu “con lừa” là người bị bệnh tim thì trò đùa ác ý xem ra không có gì này đã gây ra một vụ án mạng, một hành động giết người khéo léo ẩn kín. Kẻ lừa người khác không được thêm một chút lợi nào, mà người bị lừa thì phải bị một khủng hoảng tâm thần, hỏi việc làm như vậy thì có ích lợi gì? Một việc làm quá sức phi nghĩa và ác tâm. Nếu biết nghĩ cho người khác, hẳn những kẻ kia đã không làm ra những video, game, file hay đường link ác ý đó, và những người biết nó đã không gửi cho người khác. Tôi có thể nói: hành động ác ý này còn phi nghĩa hơn cả chiến tranh. Vì chiến tranh, dù làm hại đối phương nhưng cũng mang lại lợi ích cho bản thân người gây chiến. Còn trò đùa ác ý bằng máy tính, đối phương bị làm hại và kẻ đùa cợt cũng chẳng được ích gì. Như thế, sự hại chỉ tăng mà không có sự lợi nào bù đắp lại, không ai được lợi ích, mà một bên phải chịu thiệt. Một đôi bạn rất thân có thể ngay lập tức cắt đứt quan hệ chỉ vì một trò đùa ác ý. Nàng cũng có thể bỏ chàng chỉ vì một trò đùa ác ý. Và người ta có thể hiềm thù nhau hay mâu thuẫn nhau chỉ vì một trò đùa ác ý. Thử hỏi, việc làm thật vô ích mà gây hậu quả lớn đến vậy thì có ai thích làm không? Đừng viện cớ đùa giỡn hay đã nói trước câu “đừng giận tôi” mà muốn đùa với ai bằng trò đó thì đùa. Khi con người ta quá sợ hãi và nóng giận, người ta sẽ không nhớ mình đã hứa gì và không biết mình sẽ làm gì đâu. “Khi làm gì, hãy nghĩ đến hậu vận, con sẽ không bao giờ quá trớn” (Kinh Thánh). Vậy, khi bạn không biết người đối phương có mạnh tâm như mình không, bạn đừng đùa giỡn ác ý gì với họ, vì biết đâu, chỉ vì một trò đùa vô ý thức, bạn đã gây ra một vụ án mạng và phải chịu hậu quả thật tồi tệ; làm sao bạn biết được bệnh tật hay tinh thần của người khác? Biết đâu trông họ khoẻ nhưng họ mắc bệnh tim hay tinh thần yếu ớt thì sao?
Tôi kịch liệt lên án những hành vi ác tâm đó. Bạn nỡ lòng nào lại hù doạ một người bạn tốt của bạn bằng một hình ảnh kinh quái như thế? Một ngày, một tuần, một tháng, một năm hay cả một đời có thể trở nên tồi tệ trong bóng tối sợ hãi vì hình ảnh kinh tởm đó. Ôi, nó ác tâm biết chừng nào! Tôi muốn nói: hỡi những người đang đọc bài này, hãy suy nghĩ trước khi làm bất cứ điều gì; cái gì bạn cho là kinh khủng, ghê rợn và đáng sợ hãi thì bạn đừng cố gắng làm cho người bạn của bạn xem thấy chúng, bạn không biết hậu quả đâu!
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|