|
"Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội". (Nguồn Wikipedia)
Xã hội Việt Nam hiện giờ, theo thống kê và đánh giá của hầu hết các nhà Xã Hội Học, và đa số người Việt còn quan tâm đến tương lai dân tộc, đều cho rằng "Đạo đức xã hội Việt Nam đang suy đôi một cách trầm trọng!".
Hằng ngày, từ nhiều nguồn thông tin, người ta thấy nhan nhản sự việc trái luân thường đạo lý con người, cụ thể là người Việt Nam.
Xin không kể ra đây, cũng xin không bình loạn, bởi DonRac không dám cho mình là người nghiên cứu lĩnh vực này.
Đằng sau vụ việc của bài viết trên, chắc hẳn có nhiều nguyên nhân, mà bản thân những người con của cụ ông 87 tuổi bất hạnh trên, ắt hẳn ai cũng có cái lý của họ.
Có thể vì nguyên nhân "không công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ phụng dưỡng cha mà ra"...
Nhưng dù gì đi nữa, thì cách ứng xử của những người con trên, quả thật không thể chấp nhận.
DonRac xin kể một chuyện thật, có thể là không phù hợp trọn vẹn trong trường hợp này, nhưng có nhiều khía cạnh chúng ta có thể suy ngẫm.
Số là có ông anh, mới đây đã kể cho DonRac nghe một câu chuyện về việc con trai anh ấy đi xin việc, chuyện đơn giản thế này:
Cách đây 7 năm, một cậu sinh viên ra trường, ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Bằng tốt nghiệp đại học cũng thuộc loại khá, chỉ đặc biệt là trong lý lịch ở mục tôn giáo, có ghi Thiên Chúa Giáo.
Dĩ nhiên để nhanh chóng tìm được việc làm, cậu ta nộp đơn nơi các công ty không thuộc khối quốc doanh.
Trãi qua thơi gian xin việc, đã được phỏng vấn nhiều nơi, nhưng chưa đạt yêu cầu vì nhiều lý do.
Một hôm cậu ta được công ty nọ phỏng vấn, cậu ta vô cùng ngạc nhiên khi ông Giám đốc lúc phỏng vấn chỉ hỏi 2 câu:
- Trong hồ sơ cậu ghi là Thiên Chúa Giáo, vậy cậu cho biết điều răn thứ 4 là gì.
Sau khi cậu ấy trả lời, ông Giám đốc hỏi tiếp:
- Cậu biết tại sao tôi chỉ hỏi điều răn thứ 4 mà không hỏi cả 10 điều răn của Đức Chúa Trời không?
Cậu ta trả lời khá tốt (anh bạn không nói với DonRac, tùy mỗi người chúng ta có cách trả lời riêng cho mình nhé!), nên ông Giám đốc rất vừa lòng và nhận hồ sơn xin việc.
Sau đó, ông ta yêu cầu cậu ấy vừa làm vừa học thêm 1 đại học khác để sau này bố trí theo chương trình của Công ty.
Và hiện nay, sau 7 năm, cậu sinh viên thưở xưa giờ đã là chủ 1 gia đình, là giám đốc một chi nhánh lớn của công ty nọ ở miền Trung.
Câu trả lời phỏng vấn, cùng với việc thực hiện nó, chắc chắn hiện tại là tốt, bởi DonRac nhìn thấy sự phản ánh từ ông bố của cậu ta khi nói về con mình.
Mong rằng, ACE Thành viên TCVN chúng ta qua câu chuyện DonRac vừa kể, có cách suy ngẫm riêng cho mình.
Cũng qua bài viết về ông cụ bất hạnh trên, chúng ta biết phải làm gì để không hổ thẹn là CON NGƯỜI, là NGƯỜI KITÔ HỮU.
Mến chào! |
|