Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Những Tấm Hình Tư Liệu Rất Quý Về Lịch Sử Việt Nam

Threaded View

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,784 lần trong 726 bài viết

    Default Những Tấm Hình Tư Liệu Rất Quý Về Lịch Sử Việt Nam


    ViêtNam bây giờ đã thay đổi quá nhiều nhưng hình ảnh về một ViêtNam ngày xưa khi còn là thuộc địa của Pháp thì lại là những tư liệu quý hiếm.
    Mời các bạn xem tư liệu sưu tầm của Vanquyen.


    Những Tấm Hình Tư Liệu Rất Quý Về Lịch Sử Việt Nam

    Năm 1884, Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh đại tài.

    Những tấm hình này có một giá trị lịch sử rất lớn. Đây là lúc Pháp sắp sưả chiếm hết Việt Nam, và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.

    Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết), quân Pháp tiến về biên giới phiá bắc, vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu “Giặc Cờ Đen” (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy giờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” cuả mình, nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phiá bắc vùng biên giới.

    Để phản công, Pháp tung hai cánh quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Đài Loan) cuả Trung Quốc, nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân, nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885, trong đó Trung Quốc chấp nhận không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” cuả mình nưã, và hưá sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam , mà các đường biên giới sẽ được hai nước Pháp và Trung Quốc xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính được nước ta.

    Ngày 5 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp. Phong trào Cần Vương ra đời.

    Lúc này thì bác sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chỗ cho bác sĩ Neis, đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp tới Việt Nam để tham dự phái đoàn về đường biên giới với Trung Quốc. Bác sĩ Neis cũng viết hồi ký kể lại chuyến công tác này, mà các bạn có thể đọc ở một trang mạng bằng tiếng Pháp…Đây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam , vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới, trước đó chỉ là thoả thuận ngầm.

    Luật Pháp (1884-1885)

    Trong quyển hồi ký, bác sĩ Hocquard nói người Pháp gọi những người chống Pháp là “giặc cướp” (pirates). Ông cũng nói ông rất phục những người này, vì sự can đảm phi thường cuả họ. Ông có dịp chứng kiến một người “giặc cướp” ung dung ra pháp trường, không một vẻ sợ hãi, như những hình dưới đây.

    Le mandarin de la justice (Quan pháp luật)


    Un jugement de pirates (Một vụ xử “giặc cướp”)




    Mandarin Phu de Phu Doan (Quan Phủ Doãn)


    Trois condamnés à mort (Ba người bị xử tử hình)


    Condamné à mort (Kẻ tử tội)


    Forgerons (Thợ lò rèn)


    Métier de tisser le coton (Nghề dệt vải)


    Métier de dévider la soie (Nghề kéo sợi)

    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 7 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com