Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Mình và Máu Thánh Chúa Kitô

Threaded View

  1. #1
    Peter Nguyễn's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2009
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Lâm Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,500
    Cám ơn
    8,147
    Được cám ơn 9,897 lần trong 1,433 bài viết

    Default Mình và Máu Thánh Chúa Kitô





    Thánh Thể là bữa tiệc Vượt Qua, điều này tôi đã được nghe nói tới nhưng ít khi có dịp tìm hiểu và đào sâu nội dung đích thực của nó.

    Thời điểm đức Giê-su ăn bữa biệt ly với các môn đệ được Mác-cô xác định là "ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua" (do đó thứ năm Tuần Thánh chỉ là một ước lệ?). Thánh Sử Mác-cô còn tường thuật việc chuẩn bị cho bữa tiệc này với khá nhiều chi tiết tỉ mỉ. Nếu là như thế thì việc đức Giê-su lập bí tích Thánh Thể trong ngày sát tế chiên Vượt Qua đâu chỉ đơn thuần là trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. "Đây là mình Thầy… đây là máu Thầy" của Tân Ước phải liên kết chặt chẽ với chiên Vượt Qua giải phóng dân riêng khỏi ách nô lệ, và của xuất hành tiến về đất hứa. Phải là người Do Thái đích thực, như các môn đệ, mới hiểu được ý nghĩa của việc ăn lễ Vượt Qua. Họ ăn lễ thực sự, chứ không chỉ mừng lễ. Mỗi gia đình ăn thịt chiên nướng với rau đắng và bánh không men, họ "ăn" sự giải thoát của toàn dân, của chính mình và của những người thân. Thịt chiên họ cùng nhau ăn, và máu chiên họ rẩy trên mình (bôi trên ngưỡng cửa ngày xuất hành ra khỏi đất Ai), đối với họ, chính là sự giải phóng liên quan tới cuộc đời từng người và lịch sử của cả dân tộc. Chính vì thế mà trải qua hàng nghìn năm, người Do Thái vẫn trang trọng ăn lễ Vượt Qua của giải phóng.

    Cái chết thập giá của đức Giê-su chính là thực hiện giao ước Xuất Hành tới mức hoàn hảo nhất, còn giao ước Si-nai, với việc rảy máu trên dân và đón nhận lề luật, chỉ thể hiện được sự giải phóng trong một giới hạn nào đó (x. Xh 24,7-8). Nếu dân Do Thái ăn chiên và rảy máu chiên trên mình để tưởng nhớ và tham dự vào cuộc xuất hành giải phóng mang tính xã hội và chính trị khỏi ách thống trị Pha-ra-ô, thì Ki-tô hữu ăn thịt và uống máu Chiên Vượt Qua là để tưởng niệm và thông phần vào ơn cứu độ sung mãn và dứt điểm. "Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa". Đức Giê-su muốn ăn lễ Vượt Qua của Người với các môn đệ thân yêu vào chính "ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua" là thế. Trong cả hai cử hành Vượt Qua, ăn là công việc chủ yếu. Chỉ thị Vượt Qua lần đầu xác định rất rõ ràng ai được ăn, ai không được ăn, và qui định tỉ mỉ phải ăn thế nào, cách nào (x. Xh 12,43-51). Mác-cô, trong tường thuật về bữa tiệc ly biệt, cũng không thể bỏ qua các chi tiết ăn uống: "Người cầm lấy bành, rồi bẻ ra, trao cho các ông; Người cầm chén rượu…, trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này". Đặc biệt hơn, khi triển khai đề tài "bữa tiệc của Chúa, bữa tiệc huynh đệ và hiệp nhất" (1 Cr 11,23-34), Phao-lô đã đặc biệt xoáy sâu vào chủ đề "ăn và uống". "Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm tới Mình và Máu Chúa…"


    Như vậy, việc "xem lễ hay dự khán Thánh Lễ" không thể là qui định chính yếu. Để tưởng niệm Vượt Qua, "Toàn thể cộng đồng Ít-ra-en ăn chiên và bánh không men". Qui định Xuất Hành chỉ xác định các đối tượng không được phép ăn. Cũng vậy, theo Phao-lô, vấn đề chính là ăn bữa tiệc Chúa sao cho xứng đáng nhất; xứng đáng không hệ tại ở việc sạch hay không sạch tội, mà là phân biệt, nhận thức được Thân Thể Chúa trong cuộc giải phóng thập giá của Vượt Qua Tân Ước hay không. Rước lễ (ăn) với cõi lòng rộng mở đón nhận ơn giải phóng dứt khoát và hữu hiệu của Chiên Vượt Qua mới là điều bất cứ người môn đệ nào của đức Ki-tô cũng buộc phải thi hành. Hãy chân thành và khiêm tốn ăn lễ Vượt Qua, ăn thịt Chiên chịu sát tế ! Vì quả thật Bí Tích Thánh Thể trước hết là ăn và uống Minh Máu Thánh Chúa.

    Lạy Chiên Con bị sát tế trên thập giá, Chúa đã ban ơn giải phóng qua hiến tế thập giá đau thương. Thế nhưng con chỉ có thể tiếp nhận ơn giải phóng này cách hữu hiệu và dứt khoát nhờ vào việc ăn và uống Thịt và Máu Con Chiên. Xin cho con, mỗi khi cử hành Thánh Thể, luôn có tâm hồn khiêm tốn biết đón nhận sự giải thoát đầy nhân hậu, qua việc cung kính rước Mình và Máu Thánh Chúa vào cõi lòng, cho dầu có bất xứng và tội lỗi, nhưng rất chân thành mong mỏi đón chờ ơn cứu độ, Amen.


    Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SD

  2. Có 4 người cám ơn Peter Nguyễn vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com