  |
|
Xin ACE hãy Search kỹ để tìm cho mình câu trả lời nhanh và chính xác
(Xin gõ tiếng Việt có dấu)
|
Xin ACE hãy Search kỹ để tìm cho mình câu trả lời nhanh và chính xác
(Xin gõ tiếng Việt có dấu) |
-
 |
 |
 |
|
 Nguyên văn bởi teenvnlabido
Trong bài viết này, tôi đã dùng một trong những lời hồi ký của Mẹ Maria để cho rằng lời nói của Cha Ph là hoàn toàn sai! Chúa Giê su không hề bị chết trần truồng trên thập giá ! Cũng như đừng nên dựa vào một vài suy tư cá nhân, núp bóng cái gọi là”khoa học” để phán đoán rằng quân dữ phải làm thế này phải làm thế kia vì lo sợ Chúa Giê su bị tuột xuống khỏi Thánh Giá ! Bởi vì thực tế quân dữ còn ác độc hơn những gì người ta có thể tưởng tượng ra!
Về thuyết khoả thân hay không khoả thân vẫn tồn tại 2 trường phái, tuy nhiên ngày nay đa phần nghiêng về thuyết không khoả thân. Lý do có thuyết Chúa Giêsu phải chết khoả thân trên thập giá là vì theo thói quen hành hình của người La Mã thì tội nhân phải trần truồng, còn người Do Thái thì cho người nam 1 vuông vải phía trước và là 2 nếu là nữ. Nghiêng về thuyết khoả thân có 3 Giáo Phụ nổi tiếng : Am-bro-si-ô, A-tha-na-si-ô, Au-gus-ti-nô.
Tôi chỉ cảm thấy rằng những gì viết về quân dữ hành hình Chúa Giêsu tức là nhóm quân lính La Mã dường như cường điệu hoá so với những gì tôi cảm nhận được từ Thánh Kinh. Như chi tiết chiếc quần do Mẹ Maria may hồi lưu trú bên Ai Cập : khi trốn tránh vua Hêrôđê đến lúc Chúa chịu chết quãng gần 30 năm, khi ấy Chúa là một hài nhi, đến lúc chịu hành hình đã là một thanh niên to lớn. Thánh Gia là một gia đình nghèo về vật chất, trên đường trốn sang Ai Cập phải lo lắng chăm sóc cho một hài nhi vừa chào đời. Như vậy về mặt kinh tế dường như chẳng phải dư dả để may mặc những trang phục chưa cần dùng tới vd một chiếc quần của hài nhi sẽ có kích thước khác xa quần người thanh niên. Và một chiếc quần có thể sử dụng được lâu vậy sao ? Vải thời ấy có chất liệu tự nhiên từ thực vật hay động vật, Chúa không giàu nên chắc dùng vải có nguồn từ thực vật. Dưới những tác động của cơ học như cử động cơ thể, giặt giũ thì không thể bền đến thế ấy.
Còn việc đóng đinh vào cổ tay hay bàn tay thì tôi nghiêng về cổ tay. Nhưng điều này lại không hẳn là nhờ khoa học chứng minh nên tôi tin vậy, khoa học chỉ là làm sáng tỏ những thắc mắc, hiểu biết trong phạm vi tri thức, có thể nói ở đây là mặt giải phẫu học. Hơn nữa suy tư cá nhân trong vấn đề cổ tay này, theo tôi, có thể gọi là "núp bóng Hội Thánh" thì đúng hơn teenvnlabido nói là "khoa học".
Kể cả chi tiết lập úp Thánh Giá tôi cũng thấy là cường điệu hoá rất nhiều trong vấn đề này. Tôi cũng có một thắc mắc rộng ra thêm là không biết trong chương 17 mà teenvnlabido có đề cập đến hang đá Belem thì trong sách TĐHn có nói rõ là "hang đá" hay không ? Hay sách nói là "máng cỏ" ? Chi tiết này thú vị lắm đó nha ^^ |
|
|
|
 |
-
Có 2 người cám ơn thenguyen vì bài này:
Quyền hạn của bạn
- Bạn không được gửi bài mới
- Bạn không được gửi bài trả lời
- Bạn không được gửi kèm file
- Bạn không được sửa bài
Quy Định Diễn Đàn