Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Chúa Nhật 14 Thường Niên, Năm C

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,473
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,344 lần trong 5,378 bài viết

    Default Chúa Nhật 14 Thường Niên, Năm C





    CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C

    Lc 10,1-12.17-20



    Hôm nay chúng ta nghe Chúa nói:“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10,2). Thực ra không phải chỉ thời Chúa Giêsu mới thiếu, thời nay chúng ta cũng vẫn thiếu nhiều thợ gặt.

    Thế giới có gần 8 tỉ người, có hơn 1 tỷ 345 triệu người Công giáo được rửa tội chiếm 17,7% dân số thế giới. Giáo hội Công giáo tại Pháp có 47 triệu tín hữu Công giáo, tương đương với 77% dân số và có 104 giáo phận, với hơn 13.500 linh mục và 12.054 giáo xứ. Theo Vatican News những năm gần đây mỗi năm giáo hội Pháp cũng chỉ có hơn 100 tân linh mục

    Vẫn theo Vatican News; Cách đây ít lâu, Đức Cha Allen Vigneron, TGM giáo phận Detroit, Phó Chủ tịch HĐGM Mỹ, đã thông báo cho các tín hữu rằng năm nay, lần đầu tiên từ nhiều thế hệ đến nay, Tổng giáo phận này không có tân linh mục nào. Tình trạng ơn gọi linh mục tại đây thật đáng chú ý: trong 14 năm trời, chỉ có 50 tân linh mục. Đặc biệt trong vòng 10 năm gần đây, Đức TGM Vigneron chỉ truyền chức cho 42 tân linh mục và trong cùng thời gian 10 năm đó, có 125 linh mục tại giáo phận Detroit qua đời hoặc về hưu.

    Riêng Á Châu, chiếm 2/3 dân số thế giới, nhưng người Công giáo cũng chưa tới 3%.

    Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới.

    Ngoài 12 tông đồ là những người kề cận với chúa Giêsu, hôm nay Chúa còn gọi thêm 72 người nữa. Có thể hiểu 12 tông đồ là các giáo hoàng, các hồng y, các giám mục, các linh mục, tu sĩ là những người trực tiếp rao giảng tin mừng; Còn 72 người khác là tất cả giáo dân. Là tín hữu, chúng ta được lãnh nhận bí tích rửa tội, nhất là bí tích thêm sức, chúng ta đều tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô là Vương Giả, Tư Tế và Ngôn Sứ.

    Ngôn sứ là rao giảng.Trước hết chúng ta có thể rao giảng bằng cách cải thiện bản thân và gia đình. Sống bác ái, yêu thương, hòa thuận, gia đình an bình, êm ấm, chính là chức năng vương giả. Sống đúng giới răn của Chúa: tôn kính Thiên Chúa và yêu thương anh em, đó chính là chức năng tư tế .Thực hiện 2 hai chức năng trên chúng ta đã hoàn thành chức năng ngôn sứ, là rao giảng tin mừng cho người khác.

    Phải phúc-âm-hóa chúng ta trước, mới có thể phúc-âm-hóa người khác. Lời Chúa chưa sáng lên trong đời ta, trong tim ta, làm sao ta có thể chiếu soi cho người khác. Không ai có thể cho điều mình không có. Nemo dat quod non habet. Nhìn cách sống của Kitô hữu, người đời sẽ ngạc nhiên : Kìa xem họ yêu thương nhau dường nào.

    Một nữ tu già nua, lọm khọm như mẹ Têrêsa Calcutta được cả thế giới mộ mến, chỉ vì mẹ biết yêu thương những người cùng khổ, hiện thân của Đức Kitô.

    Trong đợt đại dịch covid cuối năm 2021 tại miền Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn và các tỉnh phụ cận, các linh mục, tu sĩ, giáo dân và những người thiện nguyện đã vào tận các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly để chăm sóc, an ủi các bệnh nhân trong cơn hấp hối. Không biết có ai làm thống kê không, nhưng chắc hẳn không ít các bệnh nhân đã nhận ra khuôn mặt yêu thương của Đức Kitô.

    Ta cũng có thể rao giảng bằng cầu nguyện. Sau khi đã chỉ cho thấy đồng lúa chín vàng, Chúa Giêsu nói: anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Người dạy phải cầu nguyện trước. Cầu nguyện là nền tảng của việc truyền giáo. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu, một nữ tu yếu đau, bệnh tật, sống âm thầm trong bốn bức tường Dòng Kín, chết lúc 24 tuổi, vậy mà, vì luôn cầu nguyện cho việc truyền giáo, nên được Giáo Hội tôn kính là bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phanxicô Xaviê, nhà truyền giáo bôn ba khắp Á Châu .

    Trong những năm đi rao giảng, Chúa Giêsu luôn kết hiệp với Chúa Cha. Ngài luôn cầu nguyện, đặc biệt trước những công việc quan trọng, như tuyển chọn các tông đồ, Chúa đã thức cả đêm để cầu nguyện.

    Rao giảng cũng là đem bình an đến cho người khác. Chỉ có Chúa mới đem lại bình an đích thực, bình an mà Chúa cầu chúc cho các tông đồ, sau khi ngài sống lại từ cõi chết. Chúa còn khuyên: Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này.(Lc 10,5)

    Rao giảng là nghĩa vụ của Giáo Hội. Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo.

    Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng qủa quyết: “Không một ai trong những người tin vào Đức Kitô, không một tổ chức nào trong Giáo Hội được miễn khỏi trách vụ cao cả này: Đó là loan báo Đức Kitô cho mọi dân tộc”.

    Luôn luôn cùng một Thánh Thần duy nhất kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội, sai Giáo Hội đi rao giảng Tin Mừng “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Về phần mình, Giáo Hội ý thức rằng sự hiệp thông mà Giáo Hội đã đón nhận như một hồng ân, là được ban cho hết thảy mọi người. Như thế, Giáo Hội cảm thấy mình mắc nợ hết mọi người và với từng người, về hồng ân đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần, Đấng gieo rắc nơi trái tim người tín hữu tình mến của Chúa Giêsu-Kitô, là sức mạnh nối kết bên trong và cũng là sức mạnh bành trướng bên ngoài. Việc truyền giáo của Giáo Hội phát xuất từ chính bản tính của Giáo Hội, như ý định của Đức Kitô: đó là trở thành “dấu chỉ và khí cụ... của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại”.

    [TÔNG HUẤN KITÔ HỮU GIÁO DÂN CỦA ĐTC GIOAN-PHAOLÔ II (CHRISTIFIDELES LAICI)( số 32)]

    Thánh Phaolô còn nhấn mạnh:

    “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).

    Lạy Chúa, xin cho chúng con dù là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, luôn ý thức bổn phận truyền giáo, đem tin mừng của Chúa đến cho mọi người.



    Nguyễn Đức Lâ
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com