|
Đây là vài phương pháp rèn luyện lòng kiên nhẫn, chúng ta thử tìm hiểu xem nhé.
Thẳng thắn với bản thân
Một chân lý là khi bạn muốn rèn luyện một khả năng nào đó, trước hết, hãy thừa nhận mình đang gặp trục trặc. Kiên nhẫn cũng vậy. Chỉ khi bạn ý thức được rằng mình rất thiếu tính kiên nhẫn thì mới có thể tập trung rèn luyện. Để biết mình đang ở mức kiên nhẫn nào, hãy lập cho mình một thang điểm, từ -5 là lúc bạn nổi cơn thịnh nộ và +5 là lúc bạn vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh cho dù khác hàng đang quát thẳng vào mặt mình. Bạn nhớ lại và đánh giá những sự việc xảy ra gần nhất theo thang điểm này. Theo tác giả, để được coi là người điềm tĩnh, kiên nhẫn, bạn phải có mức trung bình từ 2,5 trở lên.
Đặt tín hiệu cảnh báo sớm
Nhìn bề ngoài, những cảm xúc mạnh mẽ nhất của của con người (như sung sướng, kinh ngạc, giận dữ,…) có vẻ như là điều gì đó bất chợt, không chuẩn bị trước. Nhưng sự thật là mọi phản ứng đều có một quá trình hình thành, tích lũy được khi được phát ra. Để từ bỏ thói quen nóng vội, bộp chộp, mất bình tĩnh, bạn cần phải lắng nghe để bắt được tín hiệu khi những cảm xúc khiến mình mất kiên nhẫn hình thành. Đó có thể là tim đập nhanh, cơ thể nóng dần lên, cảm giác bộ não căng như dây đàn,… Khi đã bắt được tín hiệu, hãy tạo ra một ý nghĩ tích cực, vui vẻ để ngăn chặn sự suy diễn tiêu cực sau đó.
Nhìn nhận lại sự việc
Có một sự thật là hầu hết mọi việc đều không diễn ra và kết thúc theo chính xác mong muốn của chúng ta. Vì vậy, nếu ta cứ mãi cầu toàn và cảm thấy bực bội với chính mình, cho rằng mình chỉ gặp toàn thất bại thì rất nhanh chóng chán nản, suy sụp, phó mặc cho ý trời. Nhìn lại sự việc giúp chúng ta rèn luyện được rất nhiều thứ, không chỉ riêng kiên nhẫn. Sau một điều không theo ý muốn, bạn hãy nhìn lại, đánh giá, xem xét lại toàn bộ quá trình, nguyên nhân, kết quả để có một hướng đi khác cho những chặng đường kế tiếp.
Tìm việc gì đó để làm
“Càng chờ đợi, càng sốt ruột” là điều mà mọi người đều cảm thấy. Có một câu ngạn ngữ rằng “Cứ nhìn vào nồi nước thì chừng nào nó mới…dám sôi!”. Nếu chờ đợi khiến chúng ta mệt mỏi như vậy thì tại sao không tìm một điều gì đó để làm? Hãy luôn mang theo một cuốn sách bên mình. Bất kể khi nào phải chờ đợi, bạn hãy nghiền ngẫm cho dù chỉ được một trang. Và rồi bạn sẽ chẳng cảm thấy sốt ruột, bồn chồn, bực dọc nữa!
Phân tích rủi ro
Bạn mất kiên nhẫn chủ yếu vì bạn không còn giữ được sự bình tĩnh vốn có. Và vì sao bạn mất bình tĩnh? Vì bạn rơi vào những trường hợp khó xử không thể lường trước được. Phân tích rủi ro giải quyết rốt ráo vấn đề này của bạn. Khi gặp phải những khó khăn, hãy hình dung ra mọi hướng tồi tệ nhất và quan trọng là bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi gặp kết quả tồi tệ đó! Tất nhiên, phải luôn ghi nhớ rằng đây chỉ là kịch bản để chuẩn bị tinh thần, nếu không bạn sẽ bị những suy nghĩ tiêu cực cuốn đi. Khi đó thật là bi kịch!
Luôn nhìn về phía trước
Để rèn luyện thành công điều gì đó, chúng ta phải có một mục tiêu bất di bất dịch để hướng đến, để làm động lực, để đánh giá, điều chỉnh. Bạn có thể nghĩ chung chung rằng kiên nhẫn là một tính cách tốt, hiển nhiên là phải rèn luyện. Nhưng, tin buồn là suy nghĩ hời hợt đó có thể khiến quá trình rèn luyện của bạn như giã tràng se cát. Hãy đưa ra một mục tiêu thật cụ thể, sát sườn, vd: Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất, và nhà lãnh đạo kiệt xuất thì phải có tính kiên nhẫn.
...PN sưu tầm.
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|