Người nói nhiều chưa hẳn là người nói hay, mà gần như ngược lại. Trong giao tiếp, phải nói thế nào cho người nghe thích thú, say mê, như muốn nuốt cả những lời nói của mình, như thế mới gọi là nói chuyện có duyên. Nói chuyện có duyên đầy tính thuyết phục là một nghệ thuật. Khi tranh cử tổng thống ở Mỹ, ông Bill Clinton qua cách nói đầy lôi cuốn của mình, đã nhắc cho ngừơi ta nhớ rằng ông ta đã từng là một sinh viên tốt nghiệp khoa hùng biện ở đại học Oxford (Anh)…NÓI CHUYỆN, MỘT NGHỆ THUẬTGiáo sư Gelett Burgess, người từng dạy nhiều năm ở đại học Oxford, đồng thời cũng là một nhà báo sắc sảo, từng viết nhiều bài về nghệ thuật đối thoại trên các báo Reader’s Digest, Option v.v… bài sau đây trích từ bài viết mang tên “The Delightful Game of Conversation” đăng đã khá lâu trên số chuyên đề “Advanced Reading Skill Bulider” của tạp chí Reader’s Digest, mới được tờ Option (Anh) đăng lại, xem như một hướng dẫn mẫu mực cho người muốn nói chuyện hay trong giao tiếp.Bạn muốn được gọi là người nói chuyện có duyên thì hãy theo những điều sau đây:1. tránh nói theo chủ quan:đừng quá thổi phồng chuyện riêng tư của bản thân mình, gia đình mình, khi đối thoại với người khác. Những câu chuyện về đủ mọi khía cạnh được bạn nói ra, dù là với người yêu dấu nhất của bạn, mà mang tính ba hoa, cường điệu, tự phụ, thì xin báo ngay cho bạn biết: bạn đang tự hại mình. Không gì chán bằng cứ nghe những lời như vậy. Bạn chỉ nên nói những gì tự mình biết, ít thôi. Cũng đừng nói lại những lời mới học lóm được của ai đó.2. đừng dành độc quyền nói: tôi có một người bạn, anh ta biết rất nhiều chuyện, lại nói lưu loát nữa. Nhưng phải cái anh ta đã nói quá nhiều. Bạn nên nhớ rằng, muốn cho người nghe thích nghe những lời của mình thì, trước tiên phải biết ngắt câu, biết ngừng lại để người đối thoại kịp “nuốt” những lời của mình nói, và cũng để cho người ta nói, như thế mới gọi là đối thoại. John Dryden đã từng nói: “người nói quá nhiều là người suy nghĩ quá ít”.3. đừng chủ định: bạn có thể nói: “tôi không đồng ý hoàn toàn với điều đó”, chớ đừng nói: “anh nói thế là bậy”. Vì giữa một bên là góp ý, còn điều kia là sự phủ định thẳng thừng. Bạn nên nhớ, trong đối thoại, dù vấn đề đó tự mình cho là biết, nhưng cũng nên dè dặt, nhất là nên tỏ ra lịch sự. Đối thoại là một cuộc trao đổi ý kiến, chớ không phải là một cuộc thi tài, càng không phải là một cuộc cãi lộn.4. đừng ngắt lời: dĩ nhiên , khi thỉnh thoảng bạn buông ra một câu như: “ồ, tuyệt lắm” hay: “ý anh muốn nói cô ấy không biết”, thì không phải là ngắt lời. Điều người ta kỵ nhất trong đối thoại là, khi một người đang nói ngon trớn, chưa hết ý của họ thì bạn chen ngang vào, bằng một đề tài mới, theo chủ quan của mình. Như vậy là bạn ngắt lời người ta. Chẳng khác nào bạn chêm một hòn đá vào đường ray để các toa xe trật đường ray. Điêù này hay sảy ra trong những cuộc họp mặt đông người, lúc một người đang nói thì có nhiều người khác chen ngang vào, mỗi vị nói một cách, làm cho câu chuyện nát vụn ra, chẳng còn là cuộc đối thoại nữa. Bạn phải nhớ, càng đông người cùng nói chuyện thì không được ai ngắt lời ai, không ai dành độc quyền nói. Phải tạo cho câu chuyện như bản nhạc có từng tiết, từng đoạn tuôn ra liên tục theo tiết tấu nhịp nhàng, hấp dẫn, thú vị, …5. đừng đường đột thay đổi chủ đề: có nhiều người lúc nào cũng nôn nóng chờ cho người đối thoại với mình tạm ngắt câu, là nhảy bổ vào dành nói, mà lại nói sang chuyện hoàn toàn mới, không ăn nhập gì đến chủ đề đang nói. Không gì khó chịu cho người đối thoại bằng điều đó. Hãy bình tĩnh lắng nghe ý kiến của người ta, có khi phải đợi một chút, vì người đối thoại chững chạc thường ngắt câu để cân nhắc những điều mình vừa nói. Trong đối thoại phải luôn nhớ, bàn cái gì cho ra cái đó, đừng nói linh tinh để trở thành một cuộc cãi nhau.6. hãy tỏ ra quan tâm tích cực đến những điều được nói: điều này làm nổi bật người nói, tạo cho người ta sự hứng thú. Khi nghe người khác nói, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà còn bằng mắt, bằng cử chỉ nữa. Không gì xúc phạm người nói bằng trong lúc người ta đang nói mà bạn lại lơ đãng quay đi chỗ khác, hay làm một việc gì đó. Sự chú tâm nghe, thỉnh thoảng gật gù nếu thấy đoạn nào đó hợp lý, tức là bạn đã tỏ cái lịch sự và đồng cảm với người nói. Dĩ nhiên, đối với kẻ ba hoa thì bạn có quyền đứng lên và nói: “xin lỗi, tôi có việc bất ngờ…”.7. phải biết trở lại chủ đề chính: trong nói chuyện, người ta rất dễ bị lạc đề, do chủ quan, do say sưa với một chi tiết nào đó. Cái quan trọng là bạn biết trở lại ngay chủ đề chính, và nếu cần thì có thể xin lỗi người nghe về sự ra ngoài của mình. Điều này ngoài sự lịch sự ra, còn là một nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho ngừơi nghe lúc nào cũng bị lôi cuốn.8. đừng bày tỏ những ý kiến độc đoán: phải biết cách nói, đồng thời cũng biết cách nghe. Đừng áp đặt người khác phải chấp nhận ý kiến chủ quan của mình, một cách độc đoán. Kể cả khi một người có địa vị cao nói với cấp dưới của mình cũng vậy, phải biết lắng nghe và suy ngẫm lời của người khác, cũng như cân nhắc lời nói của mình. Phong tục trà lễ của người Nhật là một hình thức rất hay cho điều gọi là đối thoại quanh bàn trà. Người uống trà phần nhiều thích tĩnh, tính thâm trầm, nên câu truyện của họ quanh bàn trà thường rất chừng mực, thân thiện. Giữ được cuộc đối thoại theo phong cách trà lễ là điều mà ngày nay chính người tây phương cũng công nhận là hoàn toàn hay.9. nói một cách rõ ràng: đối thoại với một người có giọng nói vừa phải thì dễ chịu hơn là phải nghe một người lúc nào cũng như muốn hét vào tai mình, hay luôn bắn nước bọt vào mặt mình, hoặc có những người nói chậm như rặn từng tiếng. Nghệ thuật nói hay, là sự duyên dáng qua cách phát âm rõ ràng, lời lẽ tế nhị, ý tứ mạch lạc. Muốn đạt được điều này thì khi nói phải biết tự kiềm chế, biết cân nhắc và tự tin.10. tránh chỉ trích và pha trò lố bịch: nói chuyện có pha trò một chút cho câu truyện thêm duyên dáng, không đơn điệu, là điều tốt. Nhưng pha trò quá lố sẽ thành lố bịch, chẳng những không tạo được duyên mà còn làm người nghe cảm thấy bực mình. Pha trò lố bịch cũng giống như một diễn viên hài trên sân khấu, anh ta chọc cười tồi thế nào mà chỉ làm cho khán giả tức giận và bực mình thêm. Riêng phê bình theo lối chỉ trích, đầy ác ý, thì không thể chấp nhận được trong đối thoại. Bạn chỉ có thể phê bình một cách nhẹ nhàng thì được, vì làm như thế, người nghe sẽ dễ chấp nhận và không hề nghĩ là bạn hạ nhục họ. Còn những lời bình luận chế diễu thì luôn luôn có tác dụng ngược. Ngay như với một đứa trẻ, khi bạn muốn phê phán nó một điều gì đó, bạn rầy nó một cách nhẹ nhàng, tế nhị, nó sẽ thấm thía và tiếp thu có hiệu quả hơn là quát tháo nó trước đông người.NGƯỜI SUY NGHĨ TỐT LÀ NGƯỜI NÓI HAYĐể kết luận, tôi (giáo sư Gelett Burgess) xin nhắc các bạn điều này: “để nói hay thì phải biết suy nghĩ tốt”. Con người ta sinh ra, cái đầu và cái miệng là hai phần quyết định gần như toàn bộ cuộc sống của mình. Vậy thì, hãy biết suy nghĩbiết nói. Hai điều này không phải tự ta có thể làm hoàn chỉnh được, mà phải học. Học ở nhà trường, học ở trường đời. Khi bạn đã đạt được tính cách một người biết nói chuyện, tức là bạn đã nắm được quá nửa sự thành công trong sự nghiệp của mình.


if i fail,i try again and again,and again

Nếu tôi thất bại, tôi sẽ tiếp tục cố gắng, cố gắng, và cố gắng.