Có điều, sống như thế nào đó để mà người ta rơi lệ mới là điều đáng quý. Nhưng rơi lệ cũng có nhiều cách rơi. Có cách rơi trong lòng và có cách rơi bên ngoài. Cách rơi trong lòng thì không ai thấy không ai biết, chỉ người rơi mới biết. Còn rơi bên ngoài thì chưa chắc là thật bởi lẽ cũng có những dòng lệ mang dáng dấp của sự giả tạo, của sự lừa dối, của sự khóc thuê và khóc mướn.
Nghe đâu cũng có chuyện khóc mướn. Chuyện ngày xưa, khi còn nhỏ, nghe Mẹ kể lại là có gia đình kia bà nội mất. Gia đình bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách thuê người đến để khóc mướn trong đám tang. Khi đoàn khóc mướn đến thì người con dâu nói : “Khóc ! Khóc nữa đi bay ! Khóc lớn lên bay !”
Lớn một chút thì hiểu được rằng ở đời có chuyện khóc mướn.
Những người khóc mướn chẳng liên quan gì đến chuyện người kìa đời cả. Họ đến đám tang và khóc. Khóc thế nào càng thảm thiết thì ngoài tiền công còn có tiền thưởng.
Thời nào cũng thế thôi ! Cũng có chuyện khóc mướn. Có nghĩa là người chết chả liên quan gì đến đời mình cả nhưng vì chút quyền lợi nho nhỏ nào đó người ta vui vẻ để khóc mướn. Đáng tiếc là khi cha mẹ của người khóc mướn qua đời chưa chắc họ khóc được như thế.
Ngày hôm nay, đồ giả nhiều nên rồi chuyện khóc cũng nên và cần xét lại.
Có những đôi hôn nhân khi được mời gọi đừng cưới vì thấy vấn đề thì đương sự gào thét đủ thứ hết. Nào là không lấy được anh em chết ! Nào là không lấy được em anh chết ! Thế nhưng lấy nhau rồi thì chỉ vài ba hôm hay vài ba tháng thì cả 2 đứa đều chết vì chả có tình yêu thật sự.
Ngày hôm nay, cái gì cũng giả nên ngay cả tình yêu cũng giả nữa. Người ta thề non hẹn biển với nhau nhưng mấy ai giữ được lời thề.
Cái lời thề trong ngày hôn phối còn đó : Anh (em) hứa sẽ chung thủ với em (anh) : Khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như khi mạnh khỏe. Hứa sẽ yêu thương em (anh) suốt đời anh (em).
Nếu như họ thề đúng như thế thì đâu có tình trạng ly hôn mà tình trạng ly hôn ngày hôm nay tăng khá mạnh.
Yêu nhau còn giả nữa thì có cái gì mà không giả.
Trở lại chuyện chết ! Ai ai cũng chết mà ! Có ai lột da sống đời đâu.
Chiều qua nghe lại câu chuyện của Cha Nguyễn Tâm Thường (chuyện này đọc từ 20 năm trước) về tản văn sau vài năm người chết về thăm mộ và mới sáng nay nghe đoản văn 50 năm (mừng kim khánh) cái chết của tôi (dù tôi là linh mục tôi không được mừng kim khánh linh mục).
Ra đến phần mộ thì chẳng thấy cón chút xương nào hết và người ta cải táng mộ của tôi đi đâu rồi. Cái phần mộ mà cách đây 50 năm người ta xây to xây đẹp nay không còn vì lẽ người ta lấy đất để làm việc khác hữu ích hơn.
Câu chuyện xem ra buồn nhưng nó là thật.
Có những gia đình may mắn còn giữ được phần mộ của ông bà, tổ tiên nhưng có những gia đình không may mắn (như gia đình tôi) thì không có được thấy phần mộ của ông bà ngoại vì ông bà ngoại bị Việt Minh chôn sống từ năm 1945
Cái phận người là vậy đó ! Có ai mang theo được gì đến mộ phần đâu. Và chuyện quan trọng là con người ở đàng sau cái mộ phần ấy.
Nói xem chừng ra lý thuyết nhưng nó lại là thật đó là sau mộ phần ta có được ơn cứu độ của Chúa hay không mà thôi. Hay như dễ hiểu là được lời lãi cả thế gian lỗ vốn mất klinh hồn nào được ích gì ?
Rồi ! Chúng ta thấy đó ! Thực tế để chúng ta rút kinh nghiệm. Có những cái chết mà người khác vui ơi là vui ! Có lẽ cũng do cách sống của họ và đó là kinh nghiệm của ta để ta sống thế nào đó khi ta chết ta được người khác khóc chứ không được người khác cười.
Ai cũng chỉ có 1 lần sống ở trên đời này thôi để rồi ta hãy sống tử tế với nhau chứ đừng sống tệ bạc với nhau nhé !
Lễ tang to, lễ tang nhỏ, phần mộ to, phần mộ nhỏ không quan trọng. Quan trọng là chúng ta (những người tin Chúa) có được một chỗ trong Nước Trời hay không mà thôi.
Có khi cả cuộc đời ky cóp và có khi chụp giật nữa nhưng cuối cùng 2 bàn tay trắng thì thật là khổ. Khổ hơn nữa là trắng tay trong Nước Trời mới là chuyện bi đát.
Thôi thì hãy sống và sống thật đẹp và sống tử tế với nhau thôi