Rất cảm ơn bạn ViviPaul ...Trưởng Đại Học Thần Học, v.v.
Sau khi tìm hiểu sơ bộ, tôi biết Giáo Quyền không cấm cản việc đọc TĐHN, cũng không ép buộc phải tin. Nhưng có một chi tiết mà cá nhân tôi cảm thấy nghi ngờ đó là:
Vị Giáo Hoàng đầu tiên lấy thẩm quyền đề cập đến “Thành Phố Của Chúa (hay Thần Đô Huyền Nhiệm trong tiếng Việt)” là Giáo Hoàng Innocent XI, người mà, vào ngày 3 tháng 7 năm 1686 nhằm đáp trả lại hàng loạt các cuộc tấn công độc hại và mưu đồ của của một số thành viên của nhóm Sorbonne (khoa nghệ thuật và chữ viết ở Đại Học Paris, Pháp) có tên là nhóm Jansenists (người theo giáo điều của Cornelis Jansen rằng chỉ có tiền định mà không có tự do ý nghĩ), cho phép công bố và đọc Thần Đô Huyền Nhiệm. Các sắc lệnh tương tự sau đó được ban ra bởi các Giáo Hoàng Alexander VIII, Clement IX và Benedict XIII. Những sắc lệnh này được củng cố bởi hai sắc lệnh Congregation of Rites (hội nghị về Lễ Nghi), được xác nhận bởi Giáo Hoàng Benedict XIV và Clement XIV, trong đó tính xác thực của “Thần Đô Huyền Nhiệm” như là vẫn còn tồn tại và được viết bởi Tôi Tớ Đáng Kính của Chúa, Marry của Chúa Jesus (Mary Agreda) đã chính thức được công nhận. Đức Giáo Hoàng vĩ đại Benedict XIII khi ngài còn làm tổng Giám Mục ở Benevent, đã dùng những thị kiến này làm tư liệu cho hàng loạt các bài giảng về Đức Trinh Nữ Maria. Vào ngày 26 tháng 9 năm 1713, đức giám mục ở Ceneda, Italia, đang phản đối về sự cống bố “Thần Đô Huyền Nhiệm”, đã được lệnh rất kiên quyết từ Tòa Thánh là phải rút lại sự phản đối của ông vì sắc lệnh của Giáo Hoàng Innocent XI áp dụng cho toàn thể hội thánh.
Có vẻ như Giáo Hoàng Innocent 11 miễn cưỡng cho phép đọc hay sao đó, nhằm chống lại nhiều "ý tưởng mới" của người Tin Lành và nhiều phe phái khác có khả năng chia rẽ Giáo Hội thời bấy giờ. Thôi thì chúng ta cứ tiếp tục tìm hiểu tiếp vậy...