|
Nào Hoa Sơn Luận Kiếm tiếp tục luận kiếm tiếp đây :
- Về thuyết khoả thân :
Ngày trước, khi tôi đọc câu "Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc" của nhà Phật tôi cảm ra một điều về thuyết Chúa Giêsu chịu chết khoả thân trên thập giá một cách rõ hơn. Bởi vì nhìn vào hình ảnh Thiên Chúa để tôn thờ mà Ngài trần truồng thì chắc chắn bất giác trong ai cũng có một chút gọi là động tâm, do vậy tôi nghiêng về thuyết không khoả thân. Sau này suy tư một chút tôi mới thấy thực ra là : khi Chúa Giêsu chịu chết thì Người phải khoả thân hay không thì vẫn là 1 giá trị, chỉ duy có lòng người so sánh biện biệt.
Nói Chúa khoả thân cũng hợp lẽ, vì ngoài cách hành hình của người La Mã là bắt tử tội khoả thân, thì Adam cũ trần truồng mang cái chết đến thế gian thì nay Adam mới cũng trần truồng mà cất cái chết khỏi thế gian. "Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha" (Rm 8, 32) thì một mảnh vải che thân có là gì với Thiên Chúa ? Đối Thiên Chúa, Đức Kitô có trần trụi hay đã che hạ thân đi thì cũng như nhau, thân thể Người chẳng vương xấu xa, phép lạ để che hạ thân ư ? Điều đó quá dễ nhưng nó chỉ là hạt cát trong đại dương, phép lạ lớn nhất, cao trọng nhất là "sự hạ mình của Ngôi Hai Thiên Chúa"
- Về "chiếc quần kỳ lạ" và "dấu đinh":
Chúa Giêsu đến trần gian mang lấy thân phận một con người thật sự, do mang lấy kiếp người, nên Chúa cũng phải chịu lấy những hạn chế của kiếp người. Những hạn chế đó như Chúa không thể xuất hiện cùng lúc ở nơi này và cả ở nơi khác, Người vẫn ăn, uống, nghỉ ngơi như một con người. 30 năm cuộc đời, Chúa vẫn phải lao động để kiếm sống nên được gọi là "con bác thợ mộc". Người lao động thật sự, có đổ mồ hôi, có lúc mất sức và có khi bị cả tai nạn lao động như bao con người khác. Một Thiên Chúa hạ mình chẳng cần ai phục vụ, chắc chẳng cần đến một phép lạ bé tý cho chiếc quần con.
Mẹ Maria theo sát quãng đời Chúa Giêsu nhưng chính Mẹ trong suốt thời gian này cũng chưa tỏ tường được Thiên Chúa sẽ thi ân cứu độ bằng cách nào cho đến ngày Chúa Phục Sinh. Thử hỏi một người Mẹ theo sát con mình ngần ấy năm trời mà áo quần có phép lạ lại chẳng thấy bất ngờ ư ? Vậy nên chi tiết chiếc quần mà tôi nói cường điệu hoá là dường như bà Maria Argenda vì lòng cảm mến mà trình bày thêm chi tiết này như là một phép lạ của lòng yêu mến. Nó như câu ví "thương cả đường đi lối về".
Lý ra phần "dấu đinh" tôi dự định để đó chưa bàn đến nhưng vì trong chương 35 của TĐHN có nhắc đến chiếc quần kỳ lạ mà sau khi Chúa Giêsu chịu chết đã được "táng vào mồ cùng với thân xác Chúa", cả 2 phần này tôi đưa ra cùng 1 dẫn chứng nên tiện thể gộp chung lại :
Khi nhìn vào tấm khăn liệm thành Turin, người ta quan sát thấy rằng dấu đinh nơi tay trái nằm ở cổ tay chứ không phải trên mu bàn tay. Đó là lý do vì sao tôi nói đùa là "núp bóng Hội Thánh". Đồng thời căn cứ theo dấu máu và các hình ảnh thể hiện lại thì người được liệm trong chiếc khăn không ở tư thế mặc quần nhưng được quấn khăn như đóng khố. Đọc Kinh Thánh ta cũng thấy các Thánh ký ghi chép lại là sau khi Chúa phục sinh, trong mộ chỉ còn khăn phủ mặt, khăn liệm và băng vải mà không có nói đến quần. Người Do Thái khi chôn cất người chết không táng theo quần áo như Á Đông. Và trong chiều chịu nạn, Chúa Giêsu được chôn cất cách nhanh chóng nên sao chuẩn bị cho kịp đồ tuỳ táng, do vậy được tẩm liệm rất đơn sơ. Vì sự đơn sơ này mà sau đó các bà đạo đức mới mang theo dầu thơm đến ướp xác Chúa, nhờ đó được đón nhận Tin Mừng Phục Sinh đầu tiên.
- Về việc lập úp thập giá :
Xin hãy cùng nhau xem lại trong Thánh Kinh về các việc làm của quân La Mã : cho ông Simon vác đỡ khổ giá, cho Chúa uống rượu pha mật đắng để đỡ đau đớn hơn, không đánh giập ống chân... Với một thái độ đanh ác thì tử tội có vác được thập giá hay không thì chúng sẽ chẳng quan tâm và thêm roi đón ác nghiệt để buộc tử tội cố sức, nhưng đằng này chúng cho người vác đỡ. Xem ra chúng vẫn khoa hoà với Chúa. Những hành động sau đó vẫn có chút nương tay, việc cho uống rượu pha mật đắng không bắt buộc phải có khi hành hình, nếu muốn hành hạ Chúa đau đớn hơn thì sao quân La mã phải làm việc này ? Và cả việc không đánh giập ống chân nữa ?
Chính do những hành động khoa hoà đó mà thuyết Chúa không khoả thân có cơ sở. Vì một chút lòng trắc ẩn mà chúng theo thói tục người Do Thái mà cho Chúa vuông vải cũng là hợp lý. Thử nghĩ xem : nếu là chiếc quần thì xé bỏ quần 1 người tử tội không được có khiến chúng nổi điên không ? Chắc là có và nếu hung bạo kiểu đói lật úp thập giá thì sao khi Chúa đã trút hơi lại hiền đến mức không đánh giập ống chân ? Thêm nữa là khi Chúa chịu treo, Người khát, quân La Mã tàn độc, hung bạo thì có đem bọt biển thấm giấm đưa lên không ? Cứ như tôi mà hung bạo và đang điên lúc ấy chắc phải đâm cho ngay vài mũi giáo chứ có mà để yên cho được.
Do diễn biến tâm lý như vậy nên tôi thấy rằng việc có ý định lật úp thập giá là sự cường điệu. Hơn nữa là lý do lật úp thập giá vì sợ bị tuột đinh không được hợp lý lắm. Bởi vì quân lính thi hành án mà như thế, để tự tội tuột đinh rơi xuống, thì nghiệp dư quá thể, mần ăn như thế thì dân chúng nhìn vào có mà cười cho, vậy là mất đi sự uy nghiêm của hình phạt. Do đó cái sợ của quân lính thiếu căn cứ. Đồng thời cây thập giá là một khối gỗ lớn, đinh để hành hình cũng chẳng phải nhỏ thì thể nào mà tuột đinh ra được. Cứ lấy một khối gỗ và một cây đinh to ra mà đóng thử thì sẽ biết nó khó tuột thế nào. |
|