Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Yêu : Nên hoàn thiện. Suy niệm Chúa Nhật 7 Thường Niên A

Hybrid View

  1. #1
    thienngadt's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Dầu Tiếng Bình Dương
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,275
    Cám ơn
    1,336
    Được cám ơn 1,996 lần trong 603 bài viết

    Default Yêu : Nên hoàn thiện. Suy niệm Chúa Nhật 7 Thường Niên A

    Yêu : Nên hoàn thiện.
    Suy niệm Chúa Nhật 7 Thường Niên A


    Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  Y%u002525C3%258AU%2B-%2BHO%25C3%2580N%2BTHI%25E1%25BB%2586N.jpg
Lần xem: 287
Kích thước:  22.5 KB


    YÊU: NÊN HOÀN THIỆN





    Trong các mối tương quan hằng ngày, người ta thường phân chia người khác thành từng nhóm như: thân thiết, dửng dưng và thù địch. Từ đó, họ có những thái độ và cách thức ứng xử khác biệt: với người thân thiết thì họ yêu thương; với kẻ dửng dưng thì họ thờ ơ; và với kẻ thù địch thì họ ghét bỏ.


    Thế nhưng, nội dung các bài đọc trong phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII Thường Niên, Năm A đã làm đảo lộn, hay nói cách khác là đã phá đổ cái trật tự, cái lẽ thường tình này:


    - Trong bài đọc thứ I (Lv 19,1-2.17-18), Ông Môisen đã khuyên chúng ta: Đừng giữ lòng thù ghét anh em, đừng tìm cách báo oán và cũng đừng để lòng những lời nhiếc mắng của kẻ khác. Còn thánh Phaolô, qua bài đọc thứ II (1 Cr 3,16-23), thì đòi buộc chúng ta không được khinh rẻ người khác.


    - Trong bài Tin Mừng (Mt 5,17-37) của Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu yêu cầu việc làm hoà với nhau còn cấp bách hơn cả việc dâng của lễ cho Chúa: “Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt 5,23-24).


    - Và đặc biệt, trong bài Tin Mừng (Mt 5,38-48) của Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu muốn chúng ta phải có một “tình yêu tuyệt đối” trong các mối tương quan giữa người với người. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta phải yêu thương cả kẻ thù, phải thoả mãn cả những đòi hỏi phi lý nhất của kẻ khác: “Đừng chống cự lại với kẻ hung ác; trái lại, nếu ai vả má bên phải của con, thì hãy đưa má bên kia cho nó nữa. Và ai muốn kiện con để đoạt áo trong của con, thì hãy trao cho nó cả áo choàng nữa. Và ai bắt con đi một dặm, thì con hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ” (Mt 5,39-42).


    Điều Chúa Giêsu đòi hỏi qua những trường hợp cụ thể đã được nêu ở trên, đó chính là lời mời gọi chúng ta phải đi cho tới tận cùng bản chất tình yêu, mà qua đó, chúng ta hãy sống hết lòng với người khác, dù người đó là “kẻ thù” của mình.


    Những đòi hỏi đó xem ra chẳng thực tế chút nào, nếu như chúng ta hiểu theo nghĩa đen; mà chúng ta cần phải suy tư và vận dụng phương pháp “Ngoa Dụ” (*) trong ngôn ngữ, thì chúng ta sẽ hiểu và nhận ra, đó chính là những đòi hỏi cốt yếu của ơn cứu độ, mà trong đó, tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã tuyên bố: Các con hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con, để các con nên con cái Cha các con ở trên trời, là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương (Mt 5,44-45).


    Thánh Gioan đã định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16), là Chân Lý tột đỉnh của đức tin. Vì vậy, một khi chúng ta đã là con cái Thiên Chúa, là con cái của Tình yêu, thì cuộc đời chúng ta phải là một công cụ phản ảnh trung thực nhất vể bản chất tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không ngăn cách, không phân biệt, không giới hạn, nên phải yêu thương kể cả những kẻ thù ghét và loại trừ chúng ta. Nói cách khác, Tình Yêu của Thiên Chúa là một tình yêu vượt cả không gian, thời gian và luôn hiện hữu muôn đời.


    Vì vậy, trong việc thực hành sống đạo hằng ngày, chúng ta hãy ghi nhớ lời mời gọi của Chúa Giêsu và là một chuẩn mực cho mỗi người hôm nay: “Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn thiện” (Mt 5,48).


    LM THANH YÊN


    -----------------------------------------------------------


    (*) CHÚ THÍCH:


    HIỂU THÊM VỀ PHƯƠNG PHÁP “NGOA DỤ”


    1. Một trong những cách để con người diễn đạt ý tưởng bằng ngôn ngữ, là dùng phương pháp “Ngoa Dụ”.


    Ngoa Dụ (hyperbole) là hình thức dùng chữ hoặc lời nói, diễn tả vượt mức bình thường, để làm nổi bật một ý tưởng. Ngoa Dụ là một từ Hán Việt. Ngoa có nghĩa là nói thêm ra, Dụ là làm cho hiểu rõ ràng. Ngoa Dụ: là nói thêm ra, để giúp cho người nghe hiểu được cái ý mà người nói muốn truyền đạt.


    Vậy, Ngoa Dụ được dùng để làm nổi bật một ý tưởng, cho nên, người nghe không thể giải thích câu Ngoa Dụ theo nghĩa đen của câu văn. Phương pháp Ngoa Dụ giúp cho người viết hay người nói không chỉ truyền đạt dữ kiện, mà còn truyền đạt cả tâm tư, cảm xúc của mình đến người đọc hoặc người nghe.


    Câu Ngoa Dụ không phải là một câu nói dối, vì giá trị của câu Ngoa Dụ không dựa vào nghĩa đen của câu nói, mà dựa vào ý mà tác giả muốn nhấn mạnh.


    Ví dụ:


    - Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy yêu kẻ thù” (Mt 5,44), là Ngài dạy chúng ta hãy dùng chính tình yêu, việc lành phúc đức để hóa giải sự hận thù, diệt trừ sự dữ tận gốc rễ. Hoặc khi, Chúa Giêsu dạy rằng, nếu mắt hay tay chân chúng ta gây cớ cho chính mình phạm tội thì móc nó hoặc chặt chúng đi (x. Mt 5,29-30), là Ngài muốn nhấn mạnh đến việc dứt khoát phải tránh dịp tội, chứ không bảo chúng ta móc mắt hay chặt chân, chặt tay. Hiểu được điều này, thì chúng sẽ không thấy có sự mâu thuẩn giữa lời dạy và hành động của Chúa Giêsu.


    - Khi một người nói: “Đầu đội trời, chân đạp đất” là hình thức dùng phép ngoa dụ, để nhấn mạnh tính tình thẳng thắn của một người biết tự trọng, không khuất phục sự vô lý, bất công. Hoặc nói: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng là hình thức dùng phép ngoa dụ, để nhấn mạnh sự thắm thiết của tình máu mủ ruột thịt.


    2. Cách thức sử dụng phương pháp Ngoa Dụ trong mỗi ngôn ngữ có những sự khác biệt, vì yếu tố văn hóa. Phần lớn, mọi người đều có khả năng riêng để nhận ra những câu Ngoa Dụ trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, khi đọc các tác phẩm ngoại ngữ, hay khi đối thoại với người ngoại quốc bằng ngoại ngữ, lắm khi chúng ta không nhận ra những câu Ngoa Dụ. Vì vậy, chúng ta cần phải sống lâu năm trong môi trường văn hóa của một ngôn ngữ, mới có thể nhận thức sâu sắc các hình thức diễn đạt của ngôn ngữ ấy.


    3. Văn chương Kinh Thánh sử dụng rất nhiều phương pháp Ngoa Dụ, nhất là trong các sách Cựu Ước. Người đọc Lời Chúa cần biết phân biệt những câu dùng trong Kinh Thánh, để hiểu đúng ý nghĩa của Lời Chúa.

  2. Có 2 người cám ơn thienngadt vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com